O1 O2 O3…
Cơ hội (O)
T1 T2 T3… Đe dọa (T) Điểm mạnh (S) S1 S2 S3…. Kết hợp SO Kết hợp ST Điểm yếu (W) W1 W2 W3… Kết hợp WO Kết hợp WT
Ma trận QSPM
Ma trận QSPM (Quantitative strategic planning matrix) nhằm đánh giá và xếp hạng các phương án chiến lược, để từ đó ta có căn cứ lựa chọn các chiến lược tốt nhất. Để phát triển ma trận QSPM cần trải qua 6 bước:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội, mối đe dọa quan trọng bên ngoài và các điểm yếu, điểm mạnh bên trong công ty.
Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công bên trong và bên ngoài.
Bước 3: Liệt kê các phương án chiến lược mà công ty nên xem xét thực hiện. Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng nếu có thể.
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược. Ta chỉ so sánh chiến lược trong cùng một nhóm với nhau. Số điểm hấp dẫn được phân như sau: 1 = hoàn tồn khơng hấp dẫn, 2 = ít hấp dẫn, 3 = tương đối hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn.
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, là kết quả của việc nhân số điểm phân loại với số điểm hấp dẫn trong mỗi hàng.
Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong các chiến lược. Số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.
Tóm tắt chương 1
Chương này trình bày tóm tắt lý thuyết về xây dựng chiến lược như các khái niệm, vai trò của chiến lược, quy trình hoạch định chiến lược, cách thức xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp. Để từ đó làm nền tảng áp dụng cho việc phân tích và xây dựng chiến lược ở những chương sau.
Chương 2
PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG
2.1. Giới thiệu về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty
Tiền thân của công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long là công ty Lương thực Thực phẩm tỉnh Vĩnh Long và công ty Lương thực Thị xã Vĩnh Long sáp nhập theo quyết định số 190/UBT ngày 13/04/1993 của Ủy ban Nhân dân Tỉnh. Đến cuối năm 1995 thực hiện Quyết định số 40/CP của Thủ tướng Chính phủ, cơng ty được bàn giao về Tổng công ty Lương Thực Miền Nam hoạt động. Công ty là thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam và Hội viên phịng Thương mại Cơng nghiệp Việt Nam. Cơng ty có chi nhánh đại diện đặt tại thành phố Hồ Chí Minh số 31 Nguyễn Kim - quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 01/08/2006, công ty đã nhận được Quyết định số 2204/QĐ-BNN- ĐMDN của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn về việc chuyển đổi công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long thành công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long với vốn đăng ký kinh doanh là 52.000.000.000 đồng.
Ngày 22/09/2009, được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và UBCKNN, công ty đã chi cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đơng hiện hữu. Theo đó, mỗi cổ đơng đăng ký tại ngày 07/10/2009 sẽ được chi trả khoản cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ là 80% cùng với lượng cổ phiếu thưởng tương ứng tỷ lệ 20%. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu thưởng được lấy chủ yếu từ lợi nhuận chưa phân phối của công ty. Như vậy, nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu của công ty tăng lên 104.000.000.000 đồng, đồng thời số lượng cổ phiếu tăng lên 10,4 triệu cổ phiếu.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long.
Tên tiếng Anh: Vinh Long Cereal and Food Corporation.
Tên giao dịch viết tắt: Vinh Long Food.
Website: http://www.vinhlongfood.com.vn
Email: vinhlongfood@hcm.vnn.vn
Logo của công ty:
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Theo giấy phép kinh doanh thì cơng ty được hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như:
Mua bán lương thực thực phẩm, nông lâm sản, nguyên liệu, đồ uống không cồn;
Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo, sản xuất bột thơ;
Sản xuất các loại bánh từ bột;
Sản xuất đồ uống khơng cồn;
Mua bán phân bón, hóa chất sử dụng trong nơng nghiệp;
Dịch vụ nhà đất; kinh doanh dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống;
Dệt bao bì nhựa PV và PE;
Mua bán vải, hàng may sẵn, giày dép, mỹ phẩm, hạt nhựa PE, hương liệu dùng trong thực phẩm;
Sản xuất, mua bán thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;
Nuôi trồng thủy sản; chế biến bảo quản thủy sản, sản phẩm từ thủy sản;
Đại lý bảo hiểm;
Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa;
Mua bán xe ơ tơ, xe tải, rơ móc, mơ tơ, xe máy;
Mua bán vật liệu xây dựng, gỗ, kim khí;
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường sông; hoạt động kho bãi…
Tuy nhiên, hiện tại, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của cơng ty là gạo.
Đại hội đồng Cổ đơng Ban kiểm sốt
Hội đồng Quản trị Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Hệ thống các Xí nghiệp P. Tổ chức Hành chánh Phó Tổng Giám đốc P. Tài chính Kế tốn P. Kỹ thuật XDCB
P. Kế hoạch chiến lược
P. Xuất nhập khẩu
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn: www.vinhlongfood.com.vn[26]
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long
Mơ hình cơ cấu tổ chức của công ty đang thực hiện là theo mơ hình trực tuyến, tất cả các bộ phận đều nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Giám đốc. Điều này làm cho khối lượng công việc của Tổng Giám đốc rất nặng nề và qua đó cũng hạn chế sự sáng tạo của nhân viên.
2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đơng: gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ
quan có quyền lực cao nhất của Cơng ty.
Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị
công ty giữa hai kỳ Đại hội. Các thành viên Hội đồng Quản trị được cổ đông bầu. Hội đồng Quản trị đại diện cho các cổ đơng, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng.
Ban Kiểm sốt: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều
hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của cơng ty. Ban Kiểm sốt hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện của Ban.
Tổng Giám đốc: là người đứng đầu cơng ty, có quyền quyết định cao
nhất trong mọi hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp về các hoạt động của cơng ty.
Phó Tổng Giám đốc: vừa có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc
vừa trực tiếp điều hành các phịng ban chun mơn và các hoạt động của xí nghiệp trực thuộc.
Phòng Tổ chức hành chánh:
Lập kế hoạch theo dõi thực hiện tuyển dụng lao động, bồi dưỡng đào tạo tay nghề nghiệp vụ chuyên môn;
Dự thảo hợp đồng lao động, theo dõi việc thực hiện hợp đồng lao động;
Làm tham mưu kế hoạch quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực;
Thực hiện việc chi trả lương và các chính sách đối với người lao động;
Thực hiện cơng tác an tồn đơn vị như: bảo vệ trật tự cơ quan, bảo hộ lao động, PCCC, an toàn thực phẩm;
Thi đua khen thưởng;
Tham mưu cho lãnh đạo tổ chức Đảng và Đoàn thể trong cơ quan theo đúng điều lệ của mỗi tổ chức và pháp luật quy định.
Phịng Tài chính kế tốn:
Thực hiện nghiệp vụ chun mơn về tài chính kế tốn;
Quản lý tiền, hàng, tài sản thơng qua số liệu, sổ sách kế tốn;
Quản lý nợ phải thu, phải trả;
Lập kế hoạch tài chính cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty;
Huy động nguồn vốn cho các mục đích hoạt động và phát triển doanh nghiệp;
Tham mưu cho lãnh đạo về cơng tác kinh doanh chứng khốn của cơng ty.
Phòng Kỹ thuật xây dựng cơ bản:
Nghiên cứu, khảo sát và tổ chức các phương án đầu tư khả thi để trình Ban giám đốc xem xét quyết định.
Lập các thủ tục và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản đã được duyệt.
Tổ chức mua sắm, lắp đặt sửa chữa nhà kho, máy móc, thiết bị, cơng cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật của máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ làm việc và theo dõi quản lý việc thực hiện các định mức đó ở tồn cơng ty.
Theo dõi kiểm tra kỹ thuật sản xuất, vận hành, bảo quản máy móc, thiết bị sản xuất tại các xí nghiệp.
Phịng Kế hoạch chiến lược:
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện để đạt mục tiêu ổn định và phát triển công ty.
Lập kế hoạch phát triển thị trường, xây dựng chiến lược Marketing, chiến lược cạnh tranh;
Thu thập và sàn lọc thông tin, báo cáo đến Ban giám đốc về những tác động kinh tế, xã hội có liên quan đến thị trường ngành hàng của công ty;
Dự thảo hợp đồng kinh tế; tổ chức thực hiện công tác kinh doanh nội địa, kết hợp với các phịng chun mơn có liên quan đơn đốc việc thực hiện các hợp đồng, các kế hoạch đề ra.
Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư, sửa chữa, mua sắm, … của Xí nghiệp trực thuộc cơng ty.
Ứng dụng công nghệ thông tin về công tác quản lý nguồn nhân lực cơng ty.
Phịng Xuất nhập khẩu:
Lập kế hoạch xuất nhập khẩu theo mục tiêu đề ra.
Lập chứng từ, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, thực hiện giao nhận hàng hóa tại cảng TP.HCM, Cần Thơ, An Giang…
Tổ chức nghiên cứu thị trường, đề xuất phương án và lập kế hoạch kinh doanh.
Các Xí nghiệp trực thuộc:
Cơng ty có tổng cộng 7 xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và 1 xí nghiệp sản xuất bao bì ở xã Lộc Hịa, huyện Long Hồ; 2 kho lương thực tại Cái Cam và Cầu Vĩ, 2 cửa hàng riêng tại TP. Vĩnh Long, và Phú Quới, huyện Long Hồ; 1 văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh.
2.1.5. Sứ mạng của cơng ty
Cơng ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long hoạt động dựa trên sứ mạng như sau: “Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, tạo sự tăng trưởng lợi nhuận thông qua sự điều hành hiệu quả mang đến giá trị cho cổ đơng”.
2.2. Phân tích mơi trường bên ngồi 2.2.1. Môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, điều này được thể hiện qua biểu đồ 2.1 như sau:
10 9 8 7 6 5 4 GDP 3 2 1 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Nguồn: Website của Tổng cục Thống kê[30] Biểu đồ
2.1: Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2006 đến 2011 Tuy nhiên những năm qua, do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng có chậm lại, nhưng theo dự báo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: Việt Nam sẽ có một mức tăng trưởng cao so với toàn cầu như sau:
Bảng 2.1: Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam và thế giới giai đoạn 2012 -2013 Tốc độ tăng trưởng GDP Triển vọng kinh tế năm 2012 Triển vọng kinh tế
năm 2013
Kịch bản tốt Kịch bản trung bình
Các nước phát triển 2,0 – 2,5% 1,0 – 2,0% 2,6% Các nước đang phát triển 5,0 – 6,0% 4,0 – 5,0% 6,3% Việt Nam 6,0 – 6,3% 5,5 – 5,9% 6,4 – 6,7%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của TS. Lê Xuân Nghĩa – P. Chủ tịch UBGSTC QG[19].
Ta thấy, kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu gạo nội địa tăng cao, đây cũng là cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và Vinh Long Food nói riêng.
8.63 8.18
6.78
6.18 5.89
1300 1160 1100 1024 835 724 639 USD 1400 1200 800 600 400 200 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Thời Báo Kinh Tế
Biểu đồ 2.2: GDP Bình quân đầu người (2005 - 2011)
Qua biểu đồ ta thấy GDP bình quân đầu người tại Việt Nam liên tục tăng qua các năm từ 639 USD năm 2005 tăng lên 1.300 USD năm 2011. Điều này chứng tỏ mức sống người dân ngày càng cải thiện và khi đời sống xã hội được cải thiện sẽ kéo theo nhu cầu của người dân tăng cao. Nhưng đi đôi với nhu cầu tăng thì họ sẽ địi hỏi khắc khe hơn về vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực lương thực thực phẩm. Trước đây, đối với mọi người chỉ cần có cơm gạo để ăn thì ngày nay họ địi hỏi gạo phải có thương hiệu, đạt chất lượng cao như thơm, dẻo, an toàn sức khỏe... Đây cũng là cơ hội đối với công ty Vinh Long Food khi phát triển kinh doanh gạo đóng gói chất lượng cao.
Trong những năm gần đây, lãi suất cho vay của ngân hàng liên tục tăng cao, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng từ đầu năm 2012, Nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh giảm lãi suất, tuy chưa nhiều. Mặc dù vậy, đây cũng là một dấu hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp nói chung và của Vinh Long Food nói riêng.
Bên cạnh đó, tỷ giá hối đối trong những năm qua liên tục tăng. Tuy gần đây, tỷ giá này có phần giảm sút nhưng theo nhận định của các chuyên gia thì tỷ giá này sẽ tăng nhẹ lại ở những tháng cuối năm. Với lại, tình hình nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn khá cao. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải thu mua USD nhiều hơn để
nhập khẩu. Điều này là một thuận lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, trong đó có Vinh Long Food.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lạm phát từ năm 2009 đến năm 2011 tăng khá cao: năm 2009: 6,52%, năm 2010: 11,75%, năm 2011: 18,13%[28]. Tình hình này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Lạm phát gia tăng sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu như công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, việc này đã làm cho giá thành sản phẩm không thể cạnh tranh được so với các đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, theo dự báo của của Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có xu hướng giảm như sau: năm 2012: 8-10%, năm 2013: 6-7%. Theo dự báo này thì đây là một dấu hiệu tốt đối với các doanh nghiệp.
Yếu tố chính trị - luật pháp
Việt Nam được đánh giá là một nước có nền chính trị ổn định nên rất thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, với chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước và khu vực trên thế giới tiến triển tốt đẹp. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức liên kết kinh tế - thương mại như WTO, ASEAN, APEC, v.v. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ song phương với tất cả các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Nga, v.v. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra môi trường kinh doanh mới, tác động đến toàn bộ nền kinh tế-xã hội cả nước, trong đó vấn đề hợp