Mơ hình cơ cấu tổ chức của công ty đang thực hiện là theo mơ hình trực tuyến, tất cả các bộ phận đều nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng Giám đốc. Điều này làm cho khối lượng công việc của Tổng Giám đốc rất nặng nề và qua đó cũng hạn chế sự sáng tạo của nhân viên.
2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ
quan có quyền lực cao nhất của Cơng ty.
Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị
công ty giữa hai kỳ Đại hội. Các thành viên Hội đồng Quản trị được cổ đông bầu. Hội đồng Quản trị đại diện cho các cổ đơng, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng.
Ban Kiểm sốt: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều
hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của cơng ty. Ban Kiểm sốt hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện của Ban.
Tổng Giám đốc: là người đứng đầu cơng ty, có quyền quyết định cao
nhất trong mọi hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp về các hoạt động của công ty.
Phó Tổng Giám đốc: vừa có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc
vừa trực tiếp điều hành các phịng ban chun mơn và các hoạt động của xí nghiệp trực thuộc.
Phịng Tổ chức hành chánh:
Lập kế hoạch theo dõi thực hiện tuyển dụng lao động, bồi dưỡng đào tạo tay nghề nghiệp vụ chuyên môn;
Dự thảo hợp đồng lao động, theo dõi việc thực hiện hợp đồng lao động;
Làm tham mưu kế hoạch quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực;
Thực hiện việc chi trả lương và các chính sách đối với người lao động;
Thực hiện cơng tác an tồn đơn vị như: bảo vệ trật tự cơ quan, bảo hộ lao động, PCCC, an toàn thực phẩm;
Thi đua khen thưởng;
Tham mưu cho lãnh đạo tổ chức Đảng và Đoàn thể trong cơ quan theo đúng điều lệ của mỗi tổ chức và pháp luật quy định.
Phịng Tài chính kế tốn:
Thực hiện nghiệp vụ chun mơn về tài chính kế tốn;
Quản lý tiền, hàng, tài sản thơng qua số liệu, sổ sách kế tốn;
Quản lý nợ phải thu, phải trả;
Lập kế hoạch tài chính cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty;
Huy động nguồn vốn cho các mục đích hoạt động và phát triển doanh nghiệp;
Tham mưu cho lãnh đạo về cơng tác kinh doanh chứng khốn của cơng ty.
Phòng Kỹ thuật xây dựng cơ bản:
Nghiên cứu, khảo sát và tổ chức các phương án đầu tư khả thi để trình Ban giám đốc xem xét quyết định.
Lập các thủ tục và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản đã được duyệt.
Tổ chức mua sắm, lắp đặt sửa chữa nhà kho, máy móc, thiết bị, cơng cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật của máy móc, thiết bị, cơng cụ, dụng cụ làm việc và theo dõi quản lý việc thực hiện các định mức đó ở tồn cơng ty.
Theo dõi kiểm tra kỹ thuật sản xuất, vận hành, bảo quản máy móc, thiết bị sản xuất tại các xí nghiệp.
Phòng Kế hoạch chiến lược:
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện để đạt mục tiêu ổn định và phát triển công ty.
Lập kế hoạch phát triển thị trường, xây dựng chiến lược Marketing, chiến lược cạnh tranh;
Thu thập và sàn lọc thông tin, báo cáo đến Ban giám đốc về những tác động kinh tế, xã hội có liên quan đến thị trường ngành hàng của công ty;
Dự thảo hợp đồng kinh tế; tổ chức thực hiện công tác kinh doanh nội địa, kết hợp với các phịng chun mơn có liên quan đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng, các kế hoạch đề ra.
Theo dõi việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư, sửa chữa, mua sắm, … của Xí nghiệp trực thuộc cơng ty.
Ứng dụng công nghệ thông tin về công tác quản lý nguồn nhân lực công ty.
Phòng Xuất nhập khẩu:
Lập kế hoạch xuất nhập khẩu theo mục tiêu đề ra.
Lập chứng từ, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, thực hiện giao nhận hàng hóa tại cảng TP.HCM, Cần Thơ, An Giang…
Tổ chức nghiên cứu thị trường, đề xuất phương án và lập kế hoạch kinh doanh.
Các Xí nghiệp trực thuộc:
Cơng ty có tổng cộng 7 xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và 1 xí nghiệp sản xuất bao bì ở xã Lộc Hịa, huyện Long Hồ; 2 kho lương thực tại Cái Cam và Cầu Vĩ, 2 cửa hàng riêng tại TP. Vĩnh Long, và Phú Quới, huyện Long Hồ; 1 văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh.
2.1.5. Sứ mạng của cơng ty
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long hoạt động dựa trên sứ mạng như sau: “Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, tạo sự tăng trưởng lợi nhuận thông qua sự điều hành hiệu quả mang đến giá trị cho cổ đơng”.
2.2. Phân tích mơi trường bên ngồi 2.2.1. Mơi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, điều này được thể hiện qua biểu đồ 2.1 như sau:
10 9 8 7 6 5 4 GDP 3 2 1 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Nguồn: Website của Tổng cục Thống kê[30] Biểu đồ
2.1: Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2006 đến 2011 Tuy nhiên những năm qua, do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng có chậm lại, nhưng theo dự báo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: Việt Nam sẽ có một mức tăng trưởng cao so với toàn cầu như sau:
Bảng 2.1: Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam và thế giới giai đoạn 2012 -2013 Tốc độ tăng trưởng GDP Triển vọng kinh tế năm 2012 Triển vọng kinh tế
năm 2013
Kịch bản tốt Kịch bản trung bình
Các nước phát triển 2,0 – 2,5% 1,0 – 2,0% 2,6% Các nước đang phát triển 5,0 – 6,0% 4,0 – 5,0% 6,3% Việt Nam 6,0 – 6,3% 5,5 – 5,9% 6,4 – 6,7%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của TS. Lê Xuân Nghĩa – P. Chủ tịch UBGSTC QG[19].
Ta thấy, kinh tế ngày càng phát triển dẫn đến nhu cầu gạo nội địa tăng cao, đây cũng là cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và Vinh Long Food nói riêng.
8.63 8.18
6.78
6.18 5.89
1300 1160 1100 1024 835 724 639 USD 1400 1200 800 600 400 200 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Thời Báo Kinh Tế
Biểu đồ 2.2: GDP Bình quân đầu người (2005 - 2011)
Qua biểu đồ ta thấy GDP bình quân đầu người tại Việt Nam liên tục tăng qua các năm từ 639 USD năm 2005 tăng lên 1.300 USD năm 2011. Điều này chứng tỏ mức sống người dân ngày càng cải thiện và khi đời sống xã hội được cải thiện sẽ kéo theo nhu cầu của người dân tăng cao. Nhưng đi đơi với nhu cầu tăng thì họ sẽ địi hỏi khắc khe hơn về vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt trong lĩnh vực lương thực thực phẩm. Trước đây, đối với mọi người chỉ cần có cơm gạo để ăn thì ngày nay họ địi hỏi gạo phải có thương hiệu, đạt chất lượng cao như thơm, dẻo, an tồn sức khỏe... Đây cũng là cơ hội đối với cơng ty Vinh Long Food khi phát triển kinh doanh gạo đóng gói chất lượng cao.
Trong những năm gần đây, lãi suất cho vay của ngân hàng liên tục tăng cao, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng từ đầu năm 2012, Nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh giảm lãi suất, tuy chưa nhiều. Mặc dù vậy, đây cũng là một dấu hiệu tích cực đối với các doanh nghiệp nói chung và của Vinh Long Food nói riêng.
Bên cạnh đó, tỷ giá hối đối trong những năm qua liên tục tăng. Tuy gần đây, tỷ giá này có phần giảm sút nhưng theo nhận định của các chuyên gia thì tỷ giá này sẽ tăng nhẹ lại ở những tháng cuối năm. Với lại, tình hình nhập khẩu của Việt Nam vẫn còn khá cao. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải thu mua USD nhiều hơn để
nhập khẩu. Điều này là một thuận lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung, trong đó có Vinh Long Food.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lạm phát từ năm 2009 đến năm 2011 tăng khá cao: năm 2009: 6,52%, năm 2010: 11,75%, năm 2011: 18,13%[28]. Tình hình này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Lạm phát gia tăng sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu như công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, việc này đã làm cho giá thành sản phẩm không thể cạnh tranh được so với các đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, theo dự báo của của Ủy Ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có xu hướng giảm như sau: năm 2012: 8-10%, năm 2013: 6-7%. Theo dự báo này thì đây là một dấu hiệu tốt đối với các doanh nghiệp.
Yếu tố chính trị - luật pháp
Việt Nam được đánh giá là một nước có nền chính trị ổn định nên rất thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, với chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước và khu vực trên thế giới tiến triển tốt đẹp. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức liên kết kinh tế - thương mại như WTO, ASEAN, APEC, v.v. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ song phương với tất cả các cường quốc kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Nga, v.v. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra mơi trường kinh doanh mới, tác động đến tồn bộ nền kinh tế-xã hội cả nước, trong đó vấn đề hợp tác quốc tế, đầu tư và xuất nhập khẩu là rất quan trọng. Đây cũng là một cơ hội tốt cho Vinh Long Food thực hiện sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh gạo, đây là mặt hàng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, do vậy, ngành lương thực luôn được sự quan tâm hỗ trợ phát triển của Chính phủ thơng qua các chính sách như ưu đãi tín dụng (hỗ trợ lãi vay đối với việc thu mua tạm trữ gạo theo chỉ đạo, hỗ trợ lãi suất thấp đối với đầu tư xây dựng mới kho chứa). Bên cạnh đó, theo bộ Khoa học – Cơng nghệ vừa thông báo, Thủ tướng đã phê duyệt danh mục sản phẩm Quốc gia thực hiện từ năm 2012, trong đó: sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao là sản phẩm Quốc gia
được ưu tiên hàng đầu, và Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu Quốc gia. Ngoài ra, theo Nghị quyết số 55/2010/QH12, Nhà nước thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2011 – 2020[21], điều này góp phần khuyến khích nơng dân gia tăng sản xuất, tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho các doanh nghiệp và là cơ hội rất lớn cho sự phát triển của cơng ty.
Yếu tố văn hóa - xã hội
Gạo là loại lương thực thiết yếu của người dân Việt Nam vì theo văn hóa ẩm thực Việt Nam trong mâm cơm không bao giờ thiếu cơm trắng. Nhưng trước kia, người ta chỉ cần có gạo để ăn no thì ngày nay họ đã chú trọng hơn về chất lượng. Điều này đã chứng minh qua thực tế có nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua loại gạo ngon, thơm, dẻo, gạo sạch, các loại gạo có thương hiệu được đóng gói bán trong siêu thị. Theo siêu thị Co.op Mart Cần Thơ cho biết: 2 năm gần dây, doanh số tiêu thụ mặt hàng gạo tại siêu thị tăng trưởng bình quân khoảng 30%/năm. Hiện siêu thị đang tiêu thụ khoảng 3 tấn gạo các loại/tháng. Bên cạnh đó, với hơn 87 triệu dân số của Việt Nam có 24% người tiêu dùng thành thị thích sử dụng gạo chất lượng cao, thì đây là một thị trường đầy tiềm năng cho doanh nghiệp thực hiện phát triển thị trường gạo nội địa chất lượng cao.
Yếu tố cơng nghệ
Nhìn chung, về cơng nghệ chế biến gạo không thay đổi nhiều trong thời gian qua. Hiện tại, những công nghệ tiên tiến về chế biến gạo như máy bóc vỏ, xát trắng, phân loại và tách màu đã được ứng dụng vào Việt Nam trong nhiều năm qua. Trong đó, Vinh Long Food cũng đã đầu tư và ứng dụng những máy móc thiết bị đó vào trong sản xuất của mình.
Yếu tố dân số - lao động
Năm 2011, dân số thế giới đã đánh dấu mốc tròn 7 tỷ người và với tốc độ tăng dân số nhanh chóng như hiện nay thì việc đảm bảo đủ lương thực là vấn đề quan tâm của mỗi quốc gia. Theo thống kê của tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO): hiện có tới 36 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu
lương thực[25]. Điều này là cơ hội kinh doanh cho Việt Nam nói chung và của Vinh Long Food nói riêng.
Về lao động, theo Tổng cục Thống kê, dân số tỉnh Vĩnh Long năm 2011 là 1.028.600 người, trong đó có 62,8% người trong độ tuổi lao động và tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học chiếm khá cao 29,22% đây là lực lượng rất quan trọng, nếu được đào tạo tốt sẽ là nguồn nhân lực nồng cốt của tỉnh. Nhìn chung, số người trong độ tuổi lao động của Vĩnh Long khá cao, nên nguồn lao động của tỉnh dồi dào và gia tăng khá nhanh. Nhưng ngược lại chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh khơng cao, số lao động có trình độ cịn q ít chỉ đạt khoảng 30% trong tổng số, còn đại bộ phận lao động nơng thơn có trình độ thấp nhưng bù lại họ cần cù chịu khó và biết cách sản xuất nơng nghiệp.
Yếu tố tự nhiên
ĐBSCL có diện tích gấp hơn 2 lần so với Đồng bằng sông Hồng, đất đai và khí hậu đều thuận lợi như: nằm trong vùng khí hậu ơn hịa, ít có bão lớn xảy ra, nhiệt độ trung bình 27o C, tối thiểu trung bình 25o C, nhiệt độ tối đa 34o C, trung bình giờ chiếu sáng hàng năm là 2.500 giờ, ít nhất là 2.200 giờ, năng lượng bức xạ mặt trời 450 calo/cm2/ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây lúa. Do vậy, ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất nước ta, đóng góp trên 50% sản lượng lúa cả nước và 80% gạo xuất khẩu[31]. Chính điều này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc huy động nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ cho xuất khẩu.
Nhưng trong những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến nền nơng nghiệp trên thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Điều này vừa tạo ra cơ hội cũng lại là thách thức đối với Việt Nam. Chẳng hạn trong năm 2011, tình hình bão lụt đã diễn ra ở Thái Lan, nhờ vậy trong năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được một số lượng lớn gạo trên thế giới. Nhưng nếu theo dự báo của nhiều chuyên gia thì với tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp có thể trong vịng 50 năm tới ĐBSCL sẽ bị nước biển xâm thực, việc này sẽ