Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh
3.2 Giải pháp nâng cao năng lự cạ nh tranh ản ph nữ trang ủa công ty SJC
3.2.1.5 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút
hút người lao động
Đa số cán bộ công nhân viên của SJC được tuyển dụng vào làm khơng phải qua q trình tuyển dụng quá gắt gao, có những vị trí thừa nhưng
cũng có vị trí thiếu lao động. Với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong kinh doanh, nguồn nhân lực là nòng cốt để tạo nên những thay đổi và thực hiện mục tiêu của công ty đề ra. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tác giả đề xuất như sau:
- Có chính sách tuyển dụng cạnh tranh bình đẳng và cơng khai trên năng lực chuyên môn, hạn chế việc tuyển dụng nhờ mối quan hệ quen biết. Các thông tin tuyển dụng cần được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Xem xét sắp xếp công nhân phù hợp với từng ca sản xuất, tăng cường tốc độ làm việc của mỗi cán bộ công nhân viên, làm hết việc chứ không làm hết giờ.
- Mở các khóa đào tạo nghiệp vụ cho cơng nhân viên để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong công việc và cử những người có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài. Đầu tư vào nội dung của chương trình huấn luyện thật hiệu quả, kiểm tra kiến thức, tay nghề cho người lao động sau khi được đào tạo và có hình thức thưởng phạt khi đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu qua các buổi huấn luyện, đào tạo.
- Xây dựng hệ thống lương thưởng phù hợp, thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng, khen thưởng, kỷ luật rõ ràng. Các chính sách khen thưởng, kỷ luật phải được lượng hóa bằng thành tích, có con số cụ thể giá trị mang lại lợi ích hoặc làm thiệt hại cho cơng ty.
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách cạnh tranh về chi phí thấp
3.2.2.1Giải pháp cải tiến về mặt sản xuất
Xí nghiệp sản xuất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Công nghệ sản xuất hiện đại sẽ cho ra sản phẩm chất lượng, tăng
năng suất lao động và tiết kiệm được chi phí sản xuất. Hiện nay, SJC vừa đầu tư vào xí nghiệp nữ trang Tân Thuận với cơng nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến. Đây là hướng đầu tư hết sức đúng đắn. Với chất lượng sản phẩm tốt hiện tại, SJC cần quan tâm đến các giải pháp sau:
+ Quản lý tốt chất lượng sản phẩm ở tất cả các khâu. Cơng ty cần duy trì cơng tác kiểm sốt chất lượng từ đầu vào đến đầu ra, ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Điều này sẽ giảm được thất thốt ngun liệu, giảm được chi phí đầu vào.
+ Tăng cường đào tạo và phổ biến những kiến thức về môi trường cho nhân viên để họ có kiến thức, kỹ năng, ý thức và bảo vệ được môi trường, giữ cho môi trường xanh, sạch thể hiện trách nhiệm của SJC đối với cộng đồng.
+ Ngoài ra, việc nghiên cứu cải tiến công nghệ cũng được thực hiện thường xuyên liên tục. Việc ứng dụng hóa chất, thiết bị phù hợp đã giúp cho sản phẩm SJC ln có chất lượng cao và đúng tuổi vàng, ít bị lỗi. Tuy nhiên, các sản phẩm nữ trang trên thế giới đã vượt xa các sản phẩm nữ trang trong nước về kỹ thuật, công nghệ. Mặc dù vậy, máy móc do nước ngồi cung cấp với chi phí cao cùng nhiều ràng buộc khi sử dụng, cộng thêm chi phí cho việc bảo trì, sửa chữa khi vận hành cũng khá cao nên việc đầu tư vào cơng tác nghiên cứu cho máy móc, thiết bị. Như đã nêu trong giải pháp mảng R&D, công ty cần đầu tư vào nguồn nhân lực trong nước để cải tiến máy móc, thiết bị nhằm tiết giảm chi phí.
3.2.2.2Giải pháp cải tiến về mặt nguồn nguyên liệu, dự trữ sản phẩm
Về việc nguồn nguyên liệu vàng, do hiện tại SJC khơng thể chủ động cho chính sách của Nhà nước, SJC cần có thư kiến nghị để xin chủ động nhập vàng nguyên liệu cho việc sản xuất nữ trang. Riêng việc này SJC khó có
thể chủ động được. Đây là hạn chế khá lớn dẫn đến việc bắt buộc có dự trữ vàng hoặc thu mua vàng trong nước làm chi phí tăng cao.
Các nguồn nguyên liệu khác như đá quý, bạc, ngọc trai... thì cơng ty SJC chủ động được nguồn nguyên liệu, việc này sẽ giúp SJC có thể ứng dụng mơ hình “just in time” bằng cách:
+ Xác định rõ chủng loại phương tiện phù hợp vận chuyển lô hàng: Mỗi phương thức vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển,…) có những loại phương tiện khác nhau về tính năng chun dụng phục vụ hàng hóa (hàng tổng hợp, container, lỏng,…), hoặc khác nhau về cơng suất chun chở. Do đó để tránh lãng phí cơng suất phương tiện, đảm bảo các yêu cầu bảo quản hàng hóa trong q trình vận chuyển, địi hỏi nhà vận tải phải lên phương án sử dụng phương tiện sao cho tối ưu nhất. Để giúp các nhà vận tải giải bài tốn này địi hỏi phải cung cấp cho họ các thơng tin chính xác về lơ hàng (khối lượng, chủng loại, tính chất lý hóa, yêu cầu bảo quản trong xếp dỡ và vận chuyển).
SJC cần đẩy mạnh mơ hình bán hàng qua internet. Dựa vào đơn đặt hàng của khách để lập kế hoạch sản xuất, giảm thiểu sản phẩm tồn kho, từ đó, giảm chi phí tồn kho, giảm được chi phí của cơng ty. Tuy nhiên, do đặc thù của sản phẩm nữ trang, việc bán hàng qua internet chỉ có thể áp dụng một phần bên cạnh mơ hình truyền thống là bán hàng tại cửa hàng trưng bày.
3.2.2.3Giải pháp mở rộng hệ thống bán hàng
SJC đã xây dựng được hệ thống bán hàng khá mạnh trên thị trường miền Nam và miền Tây nhưng lại khá yếu đối với khu vực miền Trung và miền Bắc. Tuy nhiên, chi phí để phát triển thêm cửa hàng thường khá lớn, điều này làm chậm quá trình phát triển hệ thống cửa hàng của công ty. Nếu SJC
tiếp tục chậm chân trong việc phủ hệ thống cửa hàng khắp tồn quốc thì những tỉnh, thành phố có thị trường tiềm năng sẽ bị các đối thủ chiếm lĩnh. Để thuận lợi về mặt chi phí đồng thời đẩy mạnh việc mở rộng hệ thống cửa hàng, tác giả kiến nghị như sau:
- SJC hợp tác với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng hiện hữu tại địa phương, tài trợ việc trang trí cửa hàng theo mơ hình chun biệt, theo hệ thống nhận diện thương hiệu của SJC, cửa hàng chỉ bán sản phẩm của SJC hoặc bán sản phẩm của SJC theo chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ hoa hồng bán hàng sẽ nâng cao hơn so với việc làm đại lý thông thường (hoa hồng theo doanh số bán hàng). Doanh nghiệp tư nhân sẽ lo phần mặt bằng và các chi phí liên quan vận hành cửa hàng. Đây là hình thức hợp tác đơi bên cùng có lợi, doanh nghiệp sẽ kinh doanh sản phẩm có thương hiệu, uy tín và khơng phải lo về khâu chế tác cùng với hoa hồng cao, SJC vừa bán được hàng, vừa có thêm cửa hàng theo thương hiệu của mình.
- Việc hợp tác này cần được SJC khảo sát trước và chỉ thực hiện với các doanh nghiệp vàng tư nhân tiềm năng và phù hợp với tiêu chí lựa chọn đối tác của SJC.
3.2.2.4Giải pháp lựa chọn thêm nhiều nhà cung cấp
Đối với công ty kinh doanh nữ trang thì ngồi nguồn ngun liệu vàng (do Ngân hàng Nhà nước nhập và cung cấp) cịn có ngun liệu bạc, đá q… Việc xây dựng được mạng lưới các nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu chất lượng, thời gian cung cấp hàng của cơng ty thì đó là một thành cơng lớn, và có thể giảm được chi phí, nâng cao được năng lực cạnh tranh của cơng ty. Bên cạnh các nhà cung cấp ngun liệu cịn có các nhà cung cấp các thiết bị, máy móc. Đối với công ty hiện nay, mạng lưới các nhà cung cấp cịn ít và chưa đủ đáp ứng nhu cầu của công ty. Hơn nữa, chủ yếu công
ty vẫn đang sử dụng các nhà cung cấp truyền thống, điều này có thể làm cho công ty đánh mất cơ hội trong kinh doanh. Vì thế, cơng ty phải xây dựng cho mình mạng lưới các nhà cung cấp với giá cả hợp lý, chất lượng cao, có đủ năng lực và cung cấp sản phẩm, chế độ bảo trì, hậu mãi tốt,… để cơng ty có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Việc đa dạng hóa nhà cung cấp cũng tránh tình trạng bị động cho cơng ty khi có những đơn hàng lớn hoặc có những biến động thị trường, tránh việc bị nhà cung cấp chèn ép giá cả.
Xây dựng đội ngũ nhân viên phụ trách cơng tác th ngồi có kinh nghiệm, am hiểu về các nhà cung cấp: về khả năng tài chính, thế mạnh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Công ty nên xem xét kỹ hồ sơ cũng như có những tiêu chí cụ thể để đánh giá nhà cung cấp và phải thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của họ để có hướng điều chỉnh phù hợp. Từ đó sàng lọc những nhà cung cấp tốt nhất.
Nếu làm tốt những việc này, cơng ty sẽ có được những lợi thế như sau: - Cơng ty sẽ có được một mạng lưới nhà cung ứng tin cậy, có thể đáp
ứng nhu cầu của công ty.
- Công ty sẽ cung cấp sản phẩm cho khách hàng với mức giá hợp lý và cạnh tranh nhất, cùng với chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo yêu cầu khách hàng.
3.3 Kiến nghị.
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước:
Các chính sách, nghị định do Nhà nước ban hành cần có tính ổn định, tránh các thủ tục hành chính phức tạp; tạo mơi trường thuận lợi, thơng thống cho doanh nghiệp, nhất là thủ tục mua vàng nguyên liệu. Nguồn
nguyên liệu là yếu tố sống cịn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do tính chất đặc thù của ngành nữ trang, vàng là nguyên liệu chính của q trình sản xuất nhưng doanh nghiệp không chủ động được đầu vào, vì vậy, tác giả kiến nghị Nhà nước cần có chính sách quản lý hợp lý trong việc để doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, tránh việc phải để một lượng tiền lớn để dự trữ vàng, khơng thể sản xuất theo mơ hình “just in time” đã tạo hiệu quả tối đa trong việc sử dụng nguồn vốn và tránh tồn kho.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với ngành nữ trang mà lâu nay không được chú ý.
Nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu trong việc cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại như nhái mẫu mã, làm giả bao bì sản phẩm hoặc sản xuất vàng khơng đạt chất lượng (vàng không đủ tuổi) lâu nay đã gây tác động không tốt đến các doanh nghiệp hoạt động chân chính bằng cách cung cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp đạt chất lượng và tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng.
Nhà nước tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, giúp cho doanh nghiệp có thể mở rộng quy mơ và đầu tư vào việc phát triển của doanh nghiệp.
3.3.2 Kiến nghị đối với quản lý ngành:
Các cơ quan quản lý ngành cần tạo liên kết trong ngành, tạo sự bình đẳng cạnh tranh, hợp tác cùng nhau khai thác thị trường.
Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã có kinh nghiệm lâu đời cùng doanh nghiệp trong nước; tổ chức các hội thảo trao đổi những vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở tầm vĩ mơ để từ đó có hướng giúp doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc hay xin ý kiến, biện pháp giải quyết từ cấp trên.
Hỗ trợ doanh nghiệp từng bước đưa thương hiệu trang sức trong nước ra thị trường thế giới.
Tóm tắt chương 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của SJC thời gian qua, đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SJC, trong đó tập trung vào các giải pháp sau:
* Giải pháp đầu tư vào mảng nghiên cứu & phát triển (R&D) * Giải pháp đầu tư vào mảng thiết kế
* Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing * Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm
* Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút người lao động
* Giải pháp cải tiến về mặt sản xuất
* Giải pháp cải tiến về mặt nguồn nguyên liệu, dự trữ sản phẩm * Giải pháp mở rộng hệ thống bán hàng
* Giải pháp lựa chọn thêm nhiều nhà cung cấp
Bên cạnh đó, căn cứ vào tình hình thực tế, đề xuất một số kiến nghị với Nhà nước, quản lý ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngành nữ trang nói chung và SJC nói riêng.
KẾT LUẬN
Với tình hình hiện nay và tiềm năng phát triển trong tương lai của công ty SJC, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là việc làm cấp thiết cho sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty.
Qua đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nữ trang của công ty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn- SJC”, tác giả đã thực hiện một số nội dung chính như sau:
- Hệ thống lại cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có tính đặc thù ngành.
- Trên cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng về những yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu cùng các cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp. - Qua việc phân tích trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của cơng ty SJC trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, đề tài còn những điểm hạn chế sau:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường tại Việt Nam, giới hạn tại thành phố Hồ Chí Minh (các chuyên gia lấy ý kiến làm việc tại TP.HCM).
- Chỉ so sánh năng lực sản xuất của các đối thủ cạnh tranh giới hạn trong các công ty sau: PNJ, Doji, Prima Gold.
- Do đó, việc phân tích chưa được tồn diện, các giải pháp đưa ra chưa được cụ thể, chưa có chiều sâu mà chỉ đơn thuần mang tính tổng thể, chủ quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Lê Hà và đtg, 2008. Quản trị kinh doanh quốc tế. Hà Nội: NXB Lao động-Xã hội.
2. Dương Ngọc Dũng, 2008. Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michael Porter. TP. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp TP.HCM.
3. Irene Sanders, 1998. Tư duy chiến lược và khoa học mới. Chu Tiến Ánh dịch. Hà Nội: NXB Trí Thức- Hà Nội.
4. Kotler, P. , 1999. Kotler bàn về tiếp thị. TP. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.
5. Kotler, P., 2001. Quản trị marketing. Vũ Trọng Hùng dịch. Hà Nội: NXB
Thống kê.
6. Kotler, P. và Gary Amstrong, 2004. Những nguyên lý tiếp thị. Trần Văn Chánh và Huỳnh Văn Thanh dịch. Hà Nội: NXB Thống Kê.
7. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: NXB Lao động-Xã hội.
8. Nguyễn Hữu Lam và đtg, 1998. Quản trị chiến lược – Phát triển vị thế cạnh tranh. Hà Nội: NXB Giáo dục.
9. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, 2006. Chiến lược và chính sách
kinh doanh. Hà Nội: NXB Lao động-Xã hội.
10.Nguyễn Xuân Hiệp (2011), Các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nghiên cứu trường hợp các siệu thị tại TP. Hồ Chí Minh, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế.
11.Porter, M.E, 1980. Competitive Strategy. Nguyễn Dương Hiếu biên dịch. TP. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ-DT BOOKS.
12.Porter, M.E, 1985. Competitive Advantage. Nguyễn Phúc Hồng biên dịch. TP. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ-DT BOOKS.
13.Porter, M.E, 1990. The Competitive Advantage of Nations. Nguyễn Phúc Hoàng biên dịch. TP. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ-DT BOOKS.
14.Rudofl Grunig, Richard Kuhn (2005), Hoạch định chiến lược theo quá trình, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
15.Tôn Thất Nguyễn Nghiêm (2004), Thị trường, chiến lược và cơ cấu: cạnh
tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP. Hồ