Nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bưu điện thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 32)

c ủa người lao độ ng và giữ gìn đượ ắ dân ộ

1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HI ỆU QUẢ KINH

1.6.1. Nhân tố bên trong

1.6.1.1. Trình độ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Bất cứ một doanh nghiệp nào, bộ máy quản lý đều có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả, tiết kiệm được các chi phí.

Có thể đánh giá trình độ tổ chức bộ máy quản lý dựa trên một số tiêu chí như: sự lựa chọn mơ hình cấu trúc tổ chức tốt, bộ máy tổ chức gọn gàng và hiệu quả, sự phân công chức năng nhiệm vụ quản lý rõ ràng và không chồng chéo, sự phân cấp về trách nhiệm quyền hạn giải quyết công việc hợp lý, tổ chức hệ thống thông tin trong tổ chức hợp lý,...”Nguồn: Giáo trình quản trị sản xuất và dịch vụ, 1996” [14]

Trình độ tổ chức bộ máy quản lý ngoài việc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nó cịn thể hiện uy tín và năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp.

Cơng tác tổ chức lại bộ máy quản lý kinh doanh theo hướng gọn nhẹ, định hướng theo thị trường, tiết kiệm chi phí, sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực hiện có để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một việc làm cần thiết đối với tất cả mọi doanh nghiệp.

1.6.1.2. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực là vốn quý nhất của doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Ngay khi doanh nghiệp đã lựa chọn được mơ hình tổ chức tốt và một dây chuyền cơng nghệ hiện đại thì vẫn phải cần đến những con người giỏi để quản lý sử dụng chúng. Vì vậy, có thể nói rằng cơng việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả là một việc làm mang tính thường xuyên và có quan hệ sống cịn và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. “Nguồn: Bài giảng quản trị nguồn nhân lực, 2007” [9]

1.6.1.3. Sản phẩm, dịch vụ

Sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường chính là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được trên thị trường hay khơng. Vì thế, ngay từ khi chuẩn bị thành lập thì doanh nghiệp đã phải trả lời câu hỏi đầu tiên là “Sản xuất cái gì?”.

Việc nghiên cứu thiết kế một sản phẩm mới đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, thời gian và tiền của nhưng việc cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nếu được chú ý đúng mức có thể làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tức là làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà khơng cần phải đầu tư nhiều. Q trình cải tiến và hồn thiện sản phẩm, dịch vụ là một q trình khơng bao giờ dừng của bất cứ một doanh nghiệp nào và bao giờ cũng có thể làm được.

1.6.1.4. Vốn của doanh nghiệp

Vốn là cơng cụ thiết yếu của q trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định vận mệnh của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, vốn được coi là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính cấp bách, duy trì uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.

1.6.1.5. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ chứng minh thế đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh thu tăng nghĩa là sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm, là dấu hiệu

tốt cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh thu giảm, doanh nghiệp đang có vấn đề khơng ổn định cần phải xem xét về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thị hiếu của khách hàng và kết cấu hàng hoá, dịch vụ nhằm cải tiến, điều tiết hợp lý các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Doanh thu chịu ảnh hưởng của giá mua và giá bán hàng hoá, dịch vụ. Trong điều kiện thị trường bị cạnh tranh gay gắt như hiện nay, sức mua phân tán ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, nắm thị trường là việc làm rất cần thiết để đưa đến một chính sách giá cả hợp lý.

1.6.1.6. Chi phí

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chi phí chiếm tỷ trọng khơng nhỏ, nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp theo một tỷ lệ ngược chiều. Chi phí càng lớn thì lợi nhuận càng nhỏ và ngược lại. “Nguồn: Giáo trình phân tích kinh doanh, (2009)” [1]

1.6.1.7. Năng suất lao động

Tăng năng suất lao động sẽ làm hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng theo và ngược lại. Đó là lý do mà tất cả các doanh nghiệp quyết tâm tăng năng suất lao động. Năng suất lao động tăng còn thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp bởi lẽ năng suất lao động cịn phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, trình độ chun mơn của mỗi thành viên trong đơn vị. Ngoài ra năng suất lao động còn chịu ảnh hưởng bởi mơi trường làm việc và bầu khơng khí làm việc. “Nguồn: Bài giảng quản trị nguồn nhân lực, 2007” [9]

1.6.2. Nhân tố bên ngồi

1.6.2.1. Chính sách tài chính và thuế

Đây là yếu tố tác động trực tiếp lên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là những khía cạnh thuộc về mơi trường chính trị và kinh tế gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng, tác động mạnh mẽ đến thị trường một cách gián tiếp nhưng lại ảnh hưởng

trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

1.6.2.2. Giá cả

Trong cơ chế thị trường, giá cả là một nhân tố khá quan trọng, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Sự biến đổi của giá cả gây ảnh hưởng đến các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, lao động, … giá cả không chỉ gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt, mọi loại hình tổ chức liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

1.6.2.3. Thị trường (khách hàng )

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường chịu tác động rất lớn của thị trường (khách hàng). Thị trường mang tính chất hai mặt: Nó vừa là nhân tố ảnh hưởng xấu, vừa là nhân tố gây ảnh hưởng rất tốt đối với các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có sự đánh giá đúng đắn ảnh hưởng của nhân tố này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thị trường càng sôi động, cạnh tranh càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp phải biết duy trì vị thế cạnh tranh của mình bằng chính uy thế, chất lượng sản phẩm của doanh đơn vị. Việc tìm kiếm thị trường đã trở thành vấn đề lớn mà các doanh nghiệp quan tâm. So với những năm trước đây, ngày nay các doanh nghiệp ln tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường. Các nhà quản trị ngày càng chú ý đến việc làm tốt một nghiệp vụ quan trọng đó là Marketing.

1.6.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh ngày nay càng trở nên quyết liệt. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, phạm vi cạnh tranh không chỉ với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế. Các doanh nghiệp muốn tồn tại được trên thị trường phải duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Nhận thức đúng điều này, các doanh nghiệp phải từng bước nâng cao chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1.6.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro

Rủi ro là một khái niệm khá mới mẻ, đồng thời đang mang tính thời sự đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay nói chung và với các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Rủi ro chính là các biến động tiềm ẩn trong các kết quả, mức độ biến động càng lớn thì rủi ro càng cao.

Rủi ro tổng thể của một doanh nghiệp có thể có nhiều cách phân loại khác nhau, trước nhất dựa theo cách thức đối phó với rủi ro, rủi ro có thể được phân thành hai phần chính, đó là rủi ro khơng có tính hệ thống và rủi ro có tính hệ thống. Rủi ro khơng có tính hệ thống cịn có thể gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa, rủi ro đặc trưng, riêng có, rủi ro này có thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, bằng các quỹ góp chung. Rủi ro có tính hệ thống cịn gọi là rủi ro khơng thể đa dạng hóa, rủi ro do những tác động to lớn của thị trường, rủi ro này không thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, thơng thường nằm ngồi tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ làm biến động giá trị của doanh nghiệp chứ ít khi dẫn doanh nghiệp đến tình trạng phá sản. “Nguồn: Quản trị rủi ro, (1998)” [11]

Hiệu quả kinh doanh hay cụ thể hơn là khả năng sinh lợi và rủi ro có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, khả năng sinh lợi càng cao luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Hiệu quả chính là chỉ tiêu do sánh giữa hai chi phí hay nguồn lực bỏ ra và kết quả đạt được bao hàm cả quá khứ, hiện tại cũng như tương lai của các khái niệm này. Tuy nhiên, theo cách tính tốn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đã nêu trong các phần trên thì các số liệu về chi phí cũng như kết quả đạt được chủ yếu là các số liệu đã diễn ra hoặc dự tính, đây là các biến số ngẫu nhiên. Do vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó chính là một biến số ngẫu nhiên, là kết quả tổng hợp ngẫu nhiên của nhiều nhân tố.

Hiệu quả kinh doanh cần được đánh giá mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro, cùng một mức độ rủi ro hiệu quả kinh doanh chỉ được đánh giá là tốt nhất khi nó đạt được đồng thời hai điều kiện là cao hơn hiệu quả tối thiểu tương xứng với rủi ro đó và cao nhất. Hiệu quả kinh doanh được coi là tốt hơn khi mức độ rủi ro không đổi nhưng hiệu quả cao hơn hoặc với hiệu quả khơng đổi nhưng mức độ rủi ro thấp

hơn, hay nói cách khác hệ số biến thiên nhỏ hơn.

Tóm lại, tồn bộ Chương I đã hệ thống và hình thành các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tác giả đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trên những cơ sở lý luận, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của chương 1, trong chương 2 tác giả sẽ đi sâu vào phân tích hiệu quả kinh doanh của bưu điện thành phố Hồ Chí Minh dựa trên số liệu thu thập được trong 5 từ năm 2008 – 2012 của doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp:

2.1. TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN TP.HCM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bưu điện thành phố Hồ Chí Minh

Lịch sử hình thành và phát triển của Bưu điện TPHCM luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của cách mạng nước ta. Đảng và Chính phủ chọn ngày 15/08/1945 làm ngày truyền thống của Ngành Bưu điện.

Từ sau ngày miền Nam giải phóng thống nhất đất nước, Bưu Điện TP.HCM đã bắt tay thực hiện nhiệm vụ giữ vững thông tin liên lạc cho trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng kết nối thông tin trên khắp quận huyện, phục vụ nhu cầu nhân dân. Trong những năm kế tiếp, Bưu điện TPHCM từng bước chuyển mình sang thời kỳ mới, thời kỳ mở cửa theo đường lối đổi mới của Đảng.

Trong quá trình đổi mới, ngành Bưu điện có sự thay đổi cơ bản. Ngày 29/04/1995 Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 249/TTg, thành lập Tổng Công ty BCVT Việt Nam (nay là Tập đoàn BCVT Việt Nam) và ngày 01/08/1995 Thủ tướng chính phủ ban hành nghị định số 51/CP Phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty BCVT Việt Nam. Tổng Công ty BCVT Việt Nam ra đời, các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty (Bưu điện tỉnh, thành trong cả nước) chuyển từ các đơn vị hành chính sự nghiệp thành các đơn vị kinh tế quốc doanh, thực hiện cả hai nhiệm vụ quản lý nhà nước và kinh doanh trong lĩnh vực BCVT theo địa giới hành chính tỉnh, thành.

quyết định số 167/HĐQT-TC, phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện Hồ Chí Minh.

Ngày 15/6/2007, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thơng ban hành quyết định số 16/2007/QĐ-BBCVT, thành lập Tổng cơng ty Bưu chính Việt Nam, đơn vị thành viên của Tập đoàn BCVT Việt Nam. Trên cơ sở đó, ngày 06/12/2007 Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn BCVT Việt Nam ban hành quyết định số 580/QĐ- TCCB/HĐQT, thành lập Bưu điện TP.HCM đơn vị thành viên Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam. Ngày 7/12/2007 Tổng Giám đốc Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam ban hành quyết định số 58/QĐ-TCLĐ về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện TP.HCM.

Bưu điện TP.HCM là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam. Là đơn vị vừa kinh doanh vừa phục vụ cơng ích. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là cung cấp các dịch vụ Bưu chính và Phát hành báo chí.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bưu điện TP.HCM

Cơ cấu tổ chức của Bưu điện TP.HCM gồm có Giám đốc, 3 Phó Giám đốc, 8 phịng ban chức năng, 01 văn phịng đồn thể, 12 đơn vị sản xuất gồm 5 Bưu điện trung tâm, 3 Bưu điện huyện, 4 trung tâm.

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật tại đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động tại đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị theo Quyết định số 58/QĐ-TCLĐ ngày 07/12/2007 của Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam.

Các Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành trực tiếp phòng chức năng là Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ, Phòng Tin học, Phòng Kế hoạch Kinh doanh, Phòng Đầu tư

BAN GIÁM ĐỐC

P.Đầu tư Văn phòng BĐ

P.Kế tốn Thống kê tài chính P.Tổ chức cán bộ - Lao động P.Tin học P.Kế hoạch Kinh doanh Văn phịng Đảng – Đồn thể P.Nghiệp vụ Ban Quản lý dự án 4 Trung tâm

- Trung tâm khai thác vận chuyển Trung tâm dịch vụ bưu phẩm tích hợp

Trung tâm hỗ trợ khách hàng. Trung tâm dịch vụ thương mại điện tử

5 Bưu điện trung tâm 3 Bưu điện Huyện

BĐTT Sài Gòn BĐTT Chợ Lớn BĐTT Gia Định BĐTT Thủ Đức BĐ TT Nam Sài Gòn - BĐ Hóc Mơn - BĐ Củ Chi - BĐ Bình Chánh

Sơ đồ 2.1 Mơ hình tổ chức Bưu điện TP.HCM (Nguồn Bưu điện TP.HCM)

2.1.3. Các dịch vụ kinh doanh chủ yếu của Bưu điện TP.HCM

Dịch vụ Bưu phẩm

Dịch vụ Bưu phẩm gồm: thư, bưu thiếp, ấn phẩm, học phẩm cho người mù, gói nhỏ và túi M.

Thư là bản chữ viết, sao hoặc in mang nội dung thông tin riêng giữa người gửi và người nhận. Thư được bỏ trong phong bì dán kín và được bảo đảm bí mật theo quy định của hiến pháp. Khối lượng tối đa 2kg và không được để vật phẩm hàng hố. Người gửi, người nhận có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

Ấn phẩm là những tài liệu khơng có tính chất thơng tin riêng. Khối lượng tối đa 5kg.

Học phẩm dùng cho người mù là những bản in chữ nổi, hoặc viết bằng chữ nổi cho người mù để gỏ và bằng giấy đặc biệt dùng riêng cho người mù. Khối lượng tối đa 7kg.

Gói nhỏ là gói đựng vật phẩm hàng hố nhưng có tính chất thơng tin riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của bưu điện thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w