c ủa người lao độ ng và giữ gìn đượ ắ dân ộ
1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HI ỆU QUẢ KINH
1.6.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro
Rủi ro là một khái niệm khá mới mẻ, đồng thời đang mang tính thời sự đối với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay nói chung và với các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Rủi ro chính là các biến động tiềm ẩn trong các kết quả, mức độ biến động càng lớn thì rủi ro càng cao.
Rủi ro tổng thể của một doanh nghiệp có thể có nhiều cách phân loại khác nhau, trước nhất dựa theo cách thức đối phó với rủi ro, rủi ro có thể được phân thành hai phần chính, đó là rủi ro khơng có tính hệ thống và rủi ro có tính hệ thống. Rủi ro khơng có tính hệ thống cịn có thể gọi là rủi ro có thể đa dạng hóa, rủi ro đặc trưng, riêng có, rủi ro này có thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, bằng các quỹ góp chung. Rủi ro có tính hệ thống cịn gọi là rủi ro khơng thể đa dạng hóa, rủi ro do những tác động to lớn của thị trường, rủi ro này không thể giảm thiểu được bằng cách đa dạng hóa, thơng thường nằm ngồi tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó chỉ làm biến động giá trị của doanh nghiệp chứ ít khi dẫn doanh nghiệp đến tình trạng phá sản. “Nguồn: Quản trị rủi ro, (1998)” [11]
Hiệu quả kinh doanh hay cụ thể hơn là khả năng sinh lợi và rủi ro có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau, khả năng sinh lợi càng cao luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Hiệu quả chính là chỉ tiêu do sánh giữa hai chi phí hay nguồn lực bỏ ra và kết quả đạt được bao hàm cả quá khứ, hiện tại cũng như tương lai của các khái niệm này. Tuy nhiên, theo cách tính tốn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đã nêu trong các phần trên thì các số liệu về chi phí cũng như kết quả đạt được chủ yếu là các số liệu đã diễn ra hoặc dự tính, đây là các biến số ngẫu nhiên. Do vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó chính là một biến số ngẫu nhiên, là kết quả tổng hợp ngẫu nhiên của nhiều nhân tố.
Hiệu quả kinh doanh cần được đánh giá mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro, cùng một mức độ rủi ro hiệu quả kinh doanh chỉ được đánh giá là tốt nhất khi nó đạt được đồng thời hai điều kiện là cao hơn hiệu quả tối thiểu tương xứng với rủi ro đó và cao nhất. Hiệu quả kinh doanh được coi là tốt hơn khi mức độ rủi ro không đổi nhưng hiệu quả cao hơn hoặc với hiệu quả không đổi nhưng mức độ rủi ro thấp
hơn, hay nói cách khác hệ số biến thiên nhỏ hơn.
Tóm lại, tồn bộ Chương I đã hệ thống và hình thành các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tác giả đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trên những cơ sở lý luận, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của chương 1, trong chương 2 tác giả sẽ đi sâu vào phân tích hiệu quả kinh doanh của bưu điện thành phố Hồ Chí Minh dựa trên số liệu thu thập được trong 5 từ năm 2008 – 2012 của doanh nghiệp. Cụ thể doanh nghiệp: