2.3.1. Giá cả và sản lượng cân bằng
Bảng 2.5. Giá và sản lượng hàng hóa gạo
Giá hàng hóa gạo (P) (ngàn đồng/kg)
Lượng câu hàng hóa gạo (QD) (kg)
Lượng cung hàng hóa gạo (Qs) (kg)
10 40 20
12 36 26
14 32 32
16 28 38
Cân bằng thị trường xuất hiện khi ở mức giá mà tại đó lượng cung bằng lượng cầu; và mức giá này được gọi là giá cân bằng. Bảng 2.5 cho thấy tại mức giá là 14 ngàn đồng/kg gạo thì lượng cung bằng lượng cầu (QD = Qs = 32 kg gạo). Như vậy, giá cân bằng (Pcb) là 14 ngàn đồng/kg gạo; sản lượng cân bằng (Qcb) là 32 kg gạo. Điểm cân bằng (giá cân bằng và sản lượng cân bằng) là điểm A được xác định tại giao điểm (tiếp điểm) của đường cung và đường cầu như Hình 2.8.
2.3.2. Trạng thái thị trường
Khi giá bán cao hơn giá cân bằng, lượng cung lớn hơn lượng cầu (Qs > Qd) sẽ làm cho thị trường xảy ra tình trạng dư thừa hàng hóa. Ngược lại, khi giá bán thấp hơn giá cân bằng, lượng cung nhỏ hơn lượng cầu (Qs < Qd) sẽ làm cho thị trường xảy ra tình trạng thiểu hụt hàng hỏa.
Hình 2.9. Trạng thái dư thừa hàng hóa
Hình 2.10. Trạng thái thiểu hụt hàng hóa
Nhìn vào Hình 2.9, giá cân bằng là 14 ngàn đồng/kg gạo. Khi giá bán là 16 ngàn đồng/kg gạo (giá bán cao hơn giá cân bằng), lượng cung là 38 kg gạo lớn hơn lượng cầu là 28 kg gạo, lúc này thị trường xảy ra tình trạng dư thừa 10 kg gạo.
Nhìn vào Hình 2.10, giá cân bằng là 14 ngàn đồng/kg gạo. Khi giá bán là 12 ngàn đồng/kg gạo (giá bán thấp hơn giá cân bằng), lượng cung là 26 kg gạo nhỏ hơn lượng cầu là 36 kg gạo, lúc này thị trường xảy ra tình trạng thiếu 10 kg gạo.
Giá cân bằng và sản lượng cân bằng thay đổi trong các trường hợp sau:
■ Trường hợp 1: Cung không đổi và cầu thay đổi (cầu tăng hay cầu giảm)
- Khi cung hàng hóa X khơng đổi và cầu hàng hóa X tăng sẽ làm giá cân bằng tăng và sản lượng cân bằng tăng như Hình 2.11.
- Khi cung hàng hóa X khơng đổi và cầu hàng hóa X giảm sẽ làm giá cân bằng giảm và sản lượng cân bằng giảm như Hình 2.12.
Hình 2.11. Cung khơng đổi và cầu tăng Hình 2.12. Cung khơng đổi và cầu giảm
Hình 2.13. Cầu khơng đổi và cung tăng Hình 2.14. cầu không đổi và cung giảm
- Khi cầu hàng hóa X khơng đổi và cung hàng hóa X tăng sẽ làm giá cân bằng giảm và sản lượng cân bằng tăng như Hình 2.13.
- Khi cầu hàng hóa X khơng đổi và cung hàng hóa X giảm sẽ làm giả cân bằng tăng và sản lượng cân bằng giảm như Hình 2.14.
■ Trường họp 3: Cung thay đổi và cầu thay đổi
- Khi mức độ tăng của cầu và cung hàng hóa X bằng nhau (cả cầu lần cung thay đổi cùng chiều và cùng mức độ) sẽ làm giá cân bằng không đổi và sản lượng cân bằng tăng như Hình 2.15.
Khi mức độ tăng của cầu hàng hóa X nhiều hơn mức độ tăng của cung hàng hóa X (cả cầu lẫn cung thay đổi cùng chiều nhưng khác mức độ) sẽ làm giá cân bằng tăng và sản lượng cân bằng giảm như Hình 2.16.
Khi cả cung lẫn cầu hàng hóa X thay đổi thì giá cân bằng và sản lượng cân bằng thay đổi như thể nào là tùy thuộc cung cầu thay đổi cùng chiều hay
Hình 2.15. Cung và câu tăng cùng mức độ Hình 2.16. Cung và cẩu tăng
khơng cùng mức độ
2.4. Độ CO GIẢN CỦA CẦU VÀ CUNG 2.4.1. Độ co giãn của cầu
2.4.1.1. Độ co giãn của cầu theo giá (ED)
Độ co giãn của câu theo giá (ED): đo lường sự phản ứng của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu (QD) khi giá hàng hóa (P) thay đổi.
4 Độ co giãn của cầu theo giá (ED) được tính tốn bằng 2 trường họp: - Trường họp 1:
%AQd AQd p
Ed = ----------- - -------- X ---------------
%AP AP Qd
%AQd: Phần trăm thay đổi của lượng cầu % AP: Phần trăm thay đổi của giá AQd: Sự thay đổi của lượng cầu AP: Sự thay đổi của giá
Qd: Lượng cầu P: giá
- Trường họp 2:
dQ p
Ed — ------ x ------
dP Qd
Với hàm số cầu có dạng: QD - aP + b. Độ co giãn của cầu theo giá được xác định bàng công thức:
p Ed — a X
Qd
a: Hệ sổ góc hàm cầu P: giá QD: lượng cầu
4- Tính chất Ed
- Ed ln ln có giá trị âm
- Kết quả tính tốn có thể xảy ra các trường họp:
V % AQd > % AP —> /Ed/ > 1 —> Cầu co giãn nhiều V % AQd < % AP —> 0 < /Ed/ < 1 —> Cầu co giãn ít V % AQd = % AP —» /Ed/ = 1 —> Cầu co giãn đơn vị
J %AQd rất nhỏ hay không đổi so với %AP —> /Ed/ = 0 —> cầu hoàn tồn
khơng co giãn
V %AQd vơ hạn khi giá khơng thay đổi hay thay đổi rất ít —> /Ed/ = 00 —>
Cầu hồn tồn khơng co giãn Cầu hồn tồn co giãn
Hình 2.17. Các dạng đặc biệt của đường cầu
Nhìn vào Hình 2.17 cho thấy cầu hồn tồn khơng co giãn thì đường cầu là một đường thẳng đứng song song với trục tung; cầu hoàn toàn co giãn thì đường cầu là một đường nằm ngang song song với trục hoành.
4- Mối quan hệ TR & p
Tổng chi tiêu của người tiêu dùng (Tổng doanh thu của hãng) được ký hiệu là TR và được xác định bằng công thức:
TR = p X Q
P: giá bán Q: sản lượng
- /Ed/ > 1: Cầu co giãn nhiều theo giá thể hiện TR và p nghịch biến. - (0 < /Ed/ < 1): Cầu co giãn ít theo giá thể hiện TR và p đồng biến. - /Ed/ = 1: Cầu co giãn đơn vị theo giá thể hiện TR đạt cực đại.
4- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá
Tỉnh thay thế của sản phẩm'. Hàng hóa X càng có nhiều hàng hóa thay thế —>
cầu của hàng hóa X co giãn càng nhiều theo giá.
Thời gian'. Đổi với mặt hàng lâu bền, thông thường độ co giãn của cầu trong
ngắn hạn thường lớn hơn độ co giãn của cầu trong dài hạn. Đối với các mặt hàng khác, thông thường độ co giãn của cầu trong ngắn hạn nhỏ hơn độ co giãn của cầu trong dài hạn.
Tỷ phần chi tiêu của sản phẩm trong thu nhập của người tiêu dùng. Phần chi
tiêu của hàng hóa chiếm tỷ trọng càng cao trong thu nhập của người tiêu dùng thì cầu của hàng hóa co giãn càng nhiều theo giá.
- Tính chất của hàng hóa: Các hàng hóa thiết yếu có cầu ít co giãn hon các
hàng hóa cao cấp (hàng hóa xa xi).
2.4.I.2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập
Độ co giãn của cầu theo thu nhập (El): đo lường sự phản ứng của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu (Qd) khi thu nhập của người tiêu dùng (I) thay đổi.
%aQd aqd I Ej = ----------- =--------- X---------
%AI AI Qd
AQd: Sự thay đổi của lượng cầu
AI: Sự thay đổi thu nhập của người tiêu dùng Qd: Lượng cầu
P: Giá hàng hóa
I: Thu nhập của người tiêu dùng %AQd: Phần trăm thay đổi lượng cầu
% AI: Phần trăm thay đổi thu nhập của người tiêu dùng
4- Tính chất Ej
■ Hàng hóa thơng thường: Ej có giá trị dương (Eị > 0) bởi vì thu nhập người tiêu dùng và lượng cầu thay đổi cùng chiều.
- Hàng hóa thiết yếu: 0 < El < 1 - Hàng hóa cao cap: E] > 1
■ Hàng hóa cấp thấp: E] có giá trị âm (Ej < 0) bởi vì thu nhập người tiêu dùng và lượng cầu thay đổi ngược chiều.
2.4.I.3. Độ co giãn chéo của cầu theo giá (Exy)
%AQx AQx Py
Exy= ---------- = ----------x -----------
%APy APy Qx
AQx: Sự thay đổi lượng cầu của hàng hóa X APy: Sự thay đổi giá của hàng hóa Y Qx: Lượng cầu hàng hóa X Py: Giá của hàng hóa Y
% AQX: Phần trăm thay đổi của lượng cầu hàng hỏa X % APy: Phần trăm thay đổi của giá hàng hóa Y
4 Tính chất của Exy
- X và Y là 2 hàng hóa thay thể: Exy có giá trị dương (Exy > 0) bởi vì giá hàng hóa X và lượng cầu hàng hóa Y thay đổi cùng chiều.
- X và Y là 2 hàng hóa bổ sung: Exy có giá trị âm (Exy < 0) bởi vì giá hàng hóa X và lượng cầu hàng hóa Y thay đổi ngược chiều.
- X và Y là 2 hàng hóa độc lập: Exy có giá trị bằng 0 (Exy = 0) bởi vì giá hàng hóa X thay đổi khơng ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa Y.
2.4.2. Độ co giãn của cung
Độ co giãn của cung theo giá (Es): đo lường sự phản ứng của người sản xuất, biểu hiện qua sự thay đổi lượng hàng cung ứng (Qs) khi giá hàng hóa (P) thay đổi.
4- Độ co giãn của cung theo giá được tính tốn bằng 2 trường họp như sau: - Trường họp 1:
%AQs AQs p
Es = ----------- = -------- X ----------
%AP AP Qs
%AQs: Phần trăm thay đổi của lượng cung % AP: Phần trăm thay đổi của giá AQs: Sự thay đổi của lượng cung AP: Sự thay đổi của giá
Qs: Lượng cung P: Giá
- Trường họp 2:
Độ co giãn của cung theo giá (Es) được xác định bằng công thức:
dQ p
Es - ------X ------- dP Qs
Với hàm số cung có dạng: Qs = cP + d. Độ co giãn của cung theo giá được tính tốn bằng cơng thức:
p
Es = c X ----------
Qs
4- Tính chất Es
- Es ln ln có giá trị dương
- Kết quả tính tốn có thể xảy ra các trường hợp:
J % AQs > % AP —► Es > 1 —> Cung co giãn nhiều
Es Cung co giãn ít
J % AQs = % AP —> Es = 1 —> Cung co giãn đơn vị
%AQs rất nhỏ hay không đổi so với %AP—>Es = 0—> Cung hồn tồn khơng co giãn
J %AQs vơ hạn khi giá không thay đổi hay thay đổi rất ít —> Es =
Cung hoàn toàn co giãn
0
Cung hoàn toàn co giãn Cung hồn tồn khơng co giãn
Hình 2.18. Các dạng đặc biệt của đường cung
Nhìn vào Hình 2.18 cho thấy cung hồn tồn khơng co giãn thì đường cung là một đường thẳng đứng song song với trục tung, cung hồn tồn co giãn thì đường cung là một đường nằm ngang song song với trục hoành.
2.5. Sự CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO GIÁ THỊ TRƯỜNG
Trong thực tế, chính phủ sẽ can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường nhằm mục đích làm thay đổi giá và số lượng sản phẩm bằng các biện pháp như sau:
2.5.1. Giá trần (Giá tối đa - pmas)
Để tránh tình trạng giá sản phẩm cao bất thường, chính phủ ẩn định giá trần. Giá trần là mức giá cao nhất đối với một số sản phẩm nào đó được chính phủ quy định khơng được bán với mức giá cao hơn mức giá trần. Mức giá trần do chính phủ quy
định có hiệu lực khi giá trần nhỏ hơn giá cân bằng; lúc này thị trường xảy ra tình trạng thiểu hụt sản phẩm do lượng cầu lớn hơn lượng cung.
Hình 2.19. Chính phủ ấn định giá trần
Khi chính phủ chưa ấn định giả trần, giá bán là PCB, lượng sản phẩm nhà sản xuất cung ứng cho thị trường là Qcb- Khi chính phủ ấn định giá trần (Pmax), nhà sản xuất bị thiệt do bán sản phẩm với mức giá trần thấp hơn mức giá trước khi chính phủ ấn định giá trần (Pmax < Pcb), lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường thấp hơn trước (Q1 < Qcb) làm cho một số nhà sản xuất bị ngừng sản xuất.
Với mức giá trần (Pmax), một số người tiêu dùng được lợi vì được mua hàng với giá thấp hơn trước (Pmax < Pcb)- Tuy nhiên, chính phủ ấn định giá trần sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt sản phẩm làm cho một số người tiêu dùng không mua được sản phẩm sẽ bị thiệt thịi vì phải mua hàng ở thị trường khơng hợp pháp (thị trường chợ đen) với giá bán là P] cao hơn giá trần (Praax) và giá bán trong điều kiện thị trường tự do (Pcb)-
2.5.2. Giá sàn (Giá tối thiểu - Pmin)
Đe tránh tình trạng giá sản phẩm thấp bất thường, chính phủ ấn định giá sàn. Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một số sản phẩm nào đó được chính phủ quy định khơng được bán với mức giá thấp hơn mức giá sàn. Mức giá sàn do chính phủ quy định có hiệu lực khi giá sàn lớn hơn giá cân bằng; lúc này thị trường xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm do lượng cầu nhỏ hơn lượng cung.
Hình 2.20. Chính phủ ấn định giá sàn
Khi chính phủ chưa ấn định giá sàn, giá bán là PCB, lượng sản phẩm nhà sản xuất cung ứng cho thị trường là QCB. Khi chính phủ ấn định giả sàn (Pmin), nhà sản xuất nhận được mức giá bán cao hơn trước khi chính phủ ấn định giá sàn (Pmin > PCB). Với mức giá sàn (Pmin), số lượng sản phẩm người tiêu dùng cần mua giảm từ Qcb xuống Q1 nhưng số lượng nhà sản xuất cung ứng cho thị trường tăng từ Qcb lên Q2 nên thị trường xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm.
Khi thị trường xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm do chính phủ ấn định giá sàn, nếu chính phủ khơng có biện pháp hỗ trợ bằng cách mua hết lượng sản phẩm dư thừa, một số nhà sản xuất có thể khơng có đủ thu nhập để bù đắp chi phí sản xuất.
2.5.3. Thuế
Chính phủ thực hiện đánh thuế trên một đơn vị sản phẩm nhằm hạn chế sản xuất hay tiêu dùng một loại sản phẩm nào đó.
Khi chính phủ khơng can thiệp vào thị trường sản phẩm X, giá cân bằng là Pj và sản lượng cân bằng là Q1.
Giả sử chính phủ can thiệp vào thị trường X bằng cách đánh thuế t đồng trên một đơn vị sản phẩm X được bán ra, nhà sản xuất muốn bán với mức giá cao hơn trước t đồng tại mọi sản lượng được bán ra. Do đó, đường cung dịch chuyển song song sang trái bằng đúng khoản thuế t đồng; đường cầu không thay đổi làm cho giá cân bằng tăng từ P] lên p2; sản lượng cân bằng giảm từ Qị xuống Q2 như Hình 2.21.
Hình 2.21. Tác động đánh thuế trên một đơn vị sản phẩm
Phần thuế người tiêu dùng chịu trên mỗi đơn vị sản phẩm (tD) = p2 - P] Phần thuế nhà sản xuất chịu trên mồi đơn vị sản phẩm (ts) = P1 - Ps = t - tD
2.5.4. Trợ cấp
Trợ cấp là một hình thức chính phủ chi một khoản tiền nào đó trên một đơn vị sản phẩm nhằm hồ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng một loại sản phẩm nào đó.
Khi chính phủ khơng can thiệp vào thị trường sản phẩm X, giá cân bằng là P1 và sản lượng cân bằng là Qị.
Giả sử chính phủ can thiệp vào thị trường X bằng cách trợ cấp là s đồng trên một đơn vị sản phẩm, nhà sản xuất bán với mức giá thấp hơn trước s đồng tại mọi sản lượng được bán ra. Do đó, đường cung dịch chuyển song song sang phải bằng đúng khoản trợ cấp s đồng; đường cầu không thay đổi làm cho giá cân bằng giảm từ P1 xuống p2; sản lượng cân bằng tăng từ Q] lên Q2 như Hình 2.22.
Khi chính phủ thực hiện trợ cấp s đồng trên mồi đơn vị sản phẩm, giá cân bằng thấp hơn trước, lúc này người tiêu dùng có lợi từ chính sách trợ cấp vì được mua sản phẩm X với mức giá thấp hơn.