Sự can thiệp của chính phủ vào giá thị trường

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô Quản trị kinh doanh 2 (Trang 38)

Trong thực tế, chính phủ sẽ can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường nhằm mục đích làm thay đổi giá và số lượng sản phẩm bằng các biện pháp như sau:

2.5.1. Giá trần (Giá tối đa - pmas)

Để tránh tình trạng giá sản phẩm cao bất thường, chính phủ ẩn định giá trần. Giá trần là mức giá cao nhất đối với một số sản phẩm nào đó được chính phủ quy định khơng được bán với mức giá cao hơn mức giá trần. Mức giá trần do chính phủ quy

định có hiệu lực khi giá trần nhỏ hơn giá cân bằng; lúc này thị trường xảy ra tình trạng thiểu hụt sản phẩm do lượng cầu lớn hơn lượng cung.

Hình 2.19. Chính phủ ấn định giá trần

Khi chính phủ chưa ấn định giả trần, giá bán là PCB, lượng sản phẩm nhà sản xuất cung ứng cho thị trường là Qcb- Khi chính phủ ấn định giá trần (Pmax), nhà sản xuất bị thiệt do bán sản phẩm với mức giá trần thấp hơn mức giá trước khi chính phủ ấn định giá trần (Pmax < Pcb), lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường thấp hơn trước (Q1 < Qcb) làm cho một số nhà sản xuất bị ngừng sản xuất.

Với mức giá trần (Pmax), một số người tiêu dùng được lợi vì được mua hàng với giá thấp hơn trước (Pmax < Pcb)- Tuy nhiên, chính phủ ấn định giá trần sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt sản phẩm làm cho một số người tiêu dùng không mua được sản phẩm sẽ bị thiệt thịi vì phải mua hàng ở thị trường không hợp pháp (thị trường chợ đen) với giá bán là P] cao hơn giá trần (Praax) và giá bán trong điều kiện thị trường tự do (Pcb)-

2.5.2. Giá sàn (Giá tối thiểu - Pmin)

Đe tránh tình trạng giá sản phẩm thấp bất thường, chính phủ ấn định giá sàn. Giá sàn là mức giá thấp nhất đối với một số sản phẩm nào đó được chính phủ quy định không được bán với mức giá thấp hơn mức giá sàn. Mức giá sàn do chính phủ quy định có hiệu lực khi giá sàn lớn hơn giá cân bằng; lúc này thị trường xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm do lượng cầu nhỏ hơn lượng cung.

Hình 2.20. Chính phủ ấn định giá sàn

Khi chính phủ chưa ấn định giá sàn, giá bán là PCB, lượng sản phẩm nhà sản xuất cung ứng cho thị trường là QCB. Khi chính phủ ấn định giả sàn (Pmin), nhà sản xuất nhận được mức giá bán cao hơn trước khi chính phủ ấn định giá sàn (Pmin > PCB). Với mức giá sàn (Pmin), số lượng sản phẩm người tiêu dùng cần mua giảm từ Qcb xuống Q1 nhưng số lượng nhà sản xuất cung ứng cho thị trường tăng từ Qcb lên Q2 nên thị trường xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm.

Khi thị trường xảy ra tình trạng dư thừa sản phẩm do chính phủ ấn định giá sàn, nếu chính phủ khơng có biện pháp hỗ trợ bằng cách mua hết lượng sản phẩm dư thừa, một số nhà sản xuất có thể khơng có đủ thu nhập để bù đắp chi phí sản xuất.

2.5.3. Thuế

Chính phủ thực hiện đánh thuế trên một đơn vị sản phẩm nhằm hạn chế sản xuất hay tiêu dùng một loại sản phẩm nào đó.

Khi chính phủ khơng can thiệp vào thị trường sản phẩm X, giá cân bằng là Pj và sản lượng cân bằng là Q1.

Giả sử chính phủ can thiệp vào thị trường X bằng cách đánh thuế t đồng trên một đơn vị sản phẩm X được bán ra, nhà sản xuất muốn bán với mức giá cao hơn trước t đồng tại mọi sản lượng được bán ra. Do đó, đường cung dịch chuyển song song sang trái bằng đúng khoản thuế t đồng; đường cầu không thay đổi làm cho giá cân bằng tăng từ P] lên p2; sản lượng cân bằng giảm từ Qị xuống Q2 như Hình 2.21.

Hình 2.21. Tác động đánh thuế trên một đơn vị sản phẩm

Phần thuế người tiêu dùng chịu trên mỗi đơn vị sản phẩm (tD) = p2 - P] Phần thuế nhà sản xuất chịu trên mồi đơn vị sản phẩm (ts) = P1 - Ps = t - tD

2.5.4. Trợ cấp

Trợ cấp là một hình thức chính phủ chi một khoản tiền nào đó trên một đơn vị sản phẩm nhằm hồ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng một loại sản phẩm nào đó.

Khi chính phủ khơng can thiệp vào thị trường sản phẩm X, giá cân bằng là P1 và sản lượng cân bằng là Qị.

Giả sử chính phủ can thiệp vào thị trường X bằng cách trợ cấp là s đồng trên một đơn vị sản phẩm, nhà sản xuất bán với mức giá thấp hơn trước s đồng tại mọi sản lượng được bán ra. Do đó, đường cung dịch chuyển song song sang phải bằng đúng khoản trợ cấp s đồng; đường cầu không thay đổi làm cho giá cân bằng giảm từ P1 xuống p2; sản lượng cân bằng tăng từ Q] lên Q2 như Hình 2.22.

Khi chính phủ thực hiện trợ cấp s đồng trên mồi đơn vị sản phẩm, giá cân bằng thấp hơn trước, lúc này người tiêu dùng có lợi từ chính sách trợ cấp vì được mua sản phẩm X với mức giá thấp hơn.

Phần trợ cấp người tiêu dùng được hưởng trên mỗi đơn vị sản phẩm (sD) = P1 - p2 Phần trợ cấp nhà sản xuất được hường trên mồi đơn vị sản phẩm (ss)= s - SD

Hình 2.22. Tác động trợ cấp trên một đơn vị sản phẩm

BÀI TẬP

Bài 1: Giả sử thị trường X có 3 người tiêu dùng khác nhau có hàm số cầu:

Hàm số cầu người tiêu dùng 1: P] = 100 - Q1 Hàm sổ cầu người tiêu dùng 2: p2= 80 - 0,5Q2 Hàm số cầu người tiêu dùng 3: p3 = 60 - 0,4Q3 Xác định hàm số cầu của thị trường X

Bài 2: Một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung hàng năm ở các mức giá

khác nhau của sản phẩm X sau: Giá hàng hóa X (Px)

(ngàn đồng/sp)

Lượng cầu hàng hóa X (QD) (ngàn sản phẩm)

Lương cung hàng hóa X (Qs) (ngàn sản phẩm)

10 40 20

12 36 26

14 32 32

16 28 38

a. Xác định hàm số cầu và hàm số cung thị trường về hàng hóa X b. Xác định giá cân bằng và sản lượng cân bằng.

c. Xác định hệ số co giãn của cầu theo mức giá cân bằng. d. Xác định tổng chi tiêu của người tiêu dùng

e. Nếu chính phủ ấn định giá sản phẩm X là 16000 đồng/sản phẩm thì tình hình thị trường sẽ như thể nào?

f. Nếu chính phủ ẩn định giá hàng hóa X là 13000 đồng/sản phẩm thì tình hình thị trường sẽ như thế nào?.

Bài 3: Có số liệu hàng hóa X như sau:

Hàm cung: Qs = 12 + 2P Hàm cầu: QD = 40 - 5P

a. Tính độ co giãn của cầu theo mức giá cân bằng.

b. Neu chính phủ ấn định giá tối đa là 3 ngàn đồng/ sản phẩm, tình hình thị trường hàng hóa X như thế nào?

c. Neu chính phủ ấn định giá sàn là 6 ngàn đồng/ sản phẩm, tình hình thị trường hàng hóa X như thể nào? Nếu dư thừa hàng hóa X, chính phủ cần chi bao nhiêu tiền để mua lượng hàng hóa X dư thừa?

d. Neu giá thị trường (P) hàng hóa X là 5 ngàn đồng/ sản phẩm thì cầu co giãn hàng hóa X như thế nào?. Khi giá tăng, tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong thị trường sẽ thay đổi như thể nào?

Bài 4: Có số liệu hàng hóa X như sau:

Hàm cung: p — Qs + 4 Hàm cầu: p = - Qd + 16

(P: ngàn đồng/sản phẩm; Q: ngàn sản phẩm)

a. Xác định giá cân bằng và sản lượng cân bằng.

b. Neu giá cân bằng là 9 ngàn đồng/sản phẩm, hàm cung sẽ có dạng như thế nào?.

Bài 5: Giả sử thị trường cá thu năm 2017 có số liệu như sau:

Hàm cầu: QD = - 5P + 70 Hàm cung: Qs = 3P + 22

(Đorn vị tính: Q là kg, p là ngàn đồng/kg)

a. Xác định mức giá và sản lượng cá thu cân bàng năm 2017.

b. Giả sử năm 2018, càu thị trường cá thu giảm 50% so với năm 2017; cung không đổi. Xác định mức giá và sản lượng cá thu cân bằng năm 2018?.

c. Giả sử chính phủ quy định giá sàn cho cá thu năm 2018 là 6,8 ngàn đồng/kg và bảo đảm mua hết lượng cá thu thừa năm 2018, chính phủ phải mua bao nhiêu cá thu? Chi ra bao nhiêu tiền?

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT LựA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

GIỚI THIỆU

Người tiêu dùng ln tính tốn sử dụng thu nhập giới hạn để có sự lựa chọn mua sắm hàng hóa họp lý nhằm đạt mức tối đa hóa hữu dụng. Trong chương này, sự lựa chọn họp lý của người tiêu dùng được xác định bằng phương pháp dựa vào thuyết hữu dụng (phương pháp đại số) của trường phái cơ điển và phương pháp hình học của trường phái tân cổ điển.

MỤC TIÊU

Sau khi học xong Chương 3, Học sinh Sinh viên có khả năng:

- Hiểu được các khái niệm: hữu dụng, tổng hữu dụng, hữu dụng biên, đường đẳng ích và đường ngân sách.

- Trình bày được quy luật hữu dụng biên giảm dần.

- Liệt kê được các đặc điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách. - Xác định được phương trình đường ngân sách.

- Xác định được độ dốc của đường ngân sách và đường đẳng ích.

- Xác định được sản lượng người tiêu dùng cần mua với thu nhập giới hạn để tối đa hóa hữu dụng bằng thuyết hữu dụng (phương pháp đại số) và phương pháp hình học.

3.1. LÝ THUYẾT VÈ THUYẾT HỮU DỤNG 3.1.1. Hữu dụng

Hữu dụng (U): sự thỏa mãn hay sự ích lợi mà một người cảm nhận được khi tiêu dùng một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó

3.1.2. Tổng hữu dụng

Tổng hữu dụng (TU): tổng mức thỏa mãn đạt được khi tiêu thụ một sổ lượng sản phẩm nhất định trong mồi đơn vị thời gian.

3.1.3. Hữu dụng biên

Hữu dụng biên (MU): sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi 1 đon vị sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác khơng đổi)

Chúng ta có thể tính hữu dụng biên của sản phẩm X (Mưx) với 2 trường họp:

Trường họp 1: Hữu dụng biên của sản phẩm X (MUx) tính theo cơng thức:

△TUx

MƯX= ------------

△X △TUX: Sự thay đổi tổng hữu dụng hàng hóa X △X: Sự thay đổi của số lượng sản phẩm X

MUX: Hữu dụng biên sản phẩm X

Bảng 3.1. Tống hữu dụng và hữu dụng biên của sản phẩm X Số lượng sản phẩm X (Qx) Tổng hữu dụng (TUx) Hữu dụng biên (MUX) 0 0 - 1 4 4 2 7 3 3 9 2 4 10 1 5 10 0 6 9 -1 7 7 -2

Trường họp 2: Tổng hữu dụng thể hiện dưới dạng hàm số, hữu dụng biên của

sản phẩm X (MUx) tính theo cơng thức: dTƯx

MUX= ------------ dX

Ví dụ: Hàm tổng hữu dụng khi tiêu dùng sản phẩm M và P: Tư (M, P) = (M - 2)P

(M: thịt; P: khoai tây) TU = (M-2)P = MP-2P

Hàm hữu dụng biên của sản phẩm thịt (Mưm) = p

3.1.4. Quy luật hữu dụng biên giảm dần

Hình 3.1. Tổng hữu dụng và hữu dụng biên

Nhìn vào Hình 3.1, chúng ta thấy rằng ban đầu số lượng sản phẩm X (Qx) tăng sẽ làm cho tổng hữu dụng sản phẩm X (TUx) tăng và hữu dụng biên sản phẩm X (MUx) lớn hơn 0. Khi tổng hữu dụng sản phẩm X tăng đến cực đại (TUmax) và hữu dụng biên sản phẩm X (MƯx) bằng 0, người tiêu dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm X sẽ làm tổng hữu dụng sản phẩm X (TUx) giảm và hữu dụng biên sản phẩm X (MUx) nhỏ hơn 0.

Quy luật hữu dụng biên giảm dần được khái quát: “Khi sử dụng số lượng sản

phẩm X ngày càng nhiều, trong khi số lượng các sản phảm khác được giữ nguyên trong mỗi đom vị thời gian, hữu dụng biên của sản phẩm Xgiảm dần".

Dựa vào quy luật hữu dụng biên giảm dần, chúng ta có thể tóm tắt mối quan hệ TƯ và MU như sau:

- Khi MU > 0 —> TU tăng. - Khi MU < 0 —* TU giảm.

- Khi MU = 0 — TU đạt cực đại (TUmax).

3.2. TỐI ĐA HĨA HỮU DỤNG

Chúng ta có 2 phương pháp để xác định phương án tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng: thuyết hữu dụng (phương pháp đại số), phương pháp hình học.

Phương pháp hình học sử dụng hai cơng cụ: đường bàng quang (đường đẳng ích), đường ngân sách. Xác định phương án tiêu dùng tối ưu bằng phương pháp hình học dựa vào ba giả thiết về sở thích của người tiêu dùng:

- Sở thích của người tiêu dùng có tính hồn chỉnh.

- Người tiêu dùng ln thích có nhiều sản phẩm hơn là cỏ ít sản phẩm (đối với các sản phẩm tốt).

- Sở thích của người tiêu dùng có tính bắc cầu.

3.2.1. Đường đẳng ích (Đường bàng quan - U)

Đường đẳng ích (Đường bàng quan): tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai sản phẩm cùng mang lại một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng.

Bảng 3.2 thể hiện bốn phối họp A, B, c, D của sản phẩm X và Y cùng tạo ra một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng là Ư1

Hình 3.2. Đường đẳng ích (Đường bàng quan)

Bảng 3.2. Các phối hợp sản phẩm X và Y tạo ra cùng một mức thỏa mãn

Phối hợp Số lượng sản phẩm X (đvsp) Số lượng sản phẩm Y (đvsp)

A 3 7

B 4 4

c 5 2

Đặc điểm của đường đẳng ích (Đường bàng quan):

- Đường đẳng ích là một đường dốc xuống về bên phải, phản ánh có sự đánh đổi tiêu dùng của người tiêu dùng (người tiêu dùng giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này thì phải tăng lượng tiêu thụ sản phẩm khác để tổng hữu dụng khơng đổi). - Các đường đẳng ích khơng cắt nhau.

- Đường đẳng ích là một đường lồi về phía gốc 0.

- Đường đẳng ích càng xa gốc 0 thể hiện mức thỏa mãn của người tiêu dùng càng cao.

Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (MRSxy): sổ lượng sản phẩm Y cần giảm

xuống để sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm X nhằm bảo đảm mức thỏa mãn không đổi. Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (MRSxy) là độ dốc của đường đẳng ích và được tính bằng cơng thức:

△Y MUx

MRSxy = ------------------- = -

△X MUy

Dựa vào Bảng 3.2, chúng ta tính MRSxy khi di chuyển dọc trên đường U] như sau: MRSxy (từ A đến B) = (4 - 7) / (4 - 3) = - 3

MRSxy (từ B đến C) = (2 - 4) / (5 - 4) = - 2 MRSxy (từ c đến D) = (1 - 2) / (6 - 5) = - 1

Với kết quả tính MRSxy di chuyển dọc trên đường U], chúng ta nhận thấy MRSxy là một con số âm và giảm dần trên đường đẳng ích.

3.2.2. Đường ngân sách

Đường ngân sách là tập họp các phối họp khác nhau giữa hai sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua với cùng một mức chi tiêu và giá các sản phẩm đã cho.

Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập hàng tháng là 20.000 ngàn đồng/tháng để mua sản phẩm cá (X) và thịt (Y). Giá sản phẩm X là 100 ngàn đồng/kg; giá sản

phẩm Y là 200 ngàn đồng/kg. sổ lượng X và Y được người tiêu dùng mua được thể hiện qua Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Số lượng hàng hóa cá (X) và thịt (Y) với cùng mức giá và thu nhập

Phổi hợp

Thu nhập người tiêu dùng (I)

Giá sản phẩmX Giá sản phẩm Y Sổ lượng sản phẩm X (kg) Số lượng sản phẩm Y (kg) A 20.000 100 200 0 100 B 20.000 100 200 200 0 c 20.000 100 200 50 75 D 20.000 100 200 100 50 Hình 3.3. Đường ngân sách Px Độ dốc đường ngân sách = - ---------- Py

Phương trình đường ngân sách có dạng: X.Px + Y.Py = I

I Px

Hay Y= ------ - ---------- X

Py Py

I: Thu nhập người tiêu dùng px: Giá hàng hóa X PY: Giá hàng hóa Y X: sổ lượng hàng hóa X Y : sổ lượng hàng hóa Y

Ví dụ: Anh Khoa có thu nhập hàng tháng là 10 triệu đồng/tháng để mua hàng hóa X

và Y. Giá hàng hóa X là 1000 ngàn đồng/đvsp; giá hàng hóa Y là 2000 ngàn đồng/đvsp. Xác định phương trinh đường ngân sách và độ dốc của đường ngân sách Phương trình đường ngân sách có dạng:

1000X + 2000Y = 10.000 Hay X + 2Y=10

X= 10-2Y Y = 5 - l/í X

Độ dốc của đường ngân sách = - (Px / Py) = - 1000/2000 = - 1/2

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô Quản trị kinh doanh 2 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)