Lý thuyết sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô Quản trị kinh doanh 2 (Trang 57)

4.1.1. Hàm sản xuất

Hàm sản xuất: phản ánh sự phụ thuộc giữa sản lượng đầu ra của một loại sản phẩm nào đó với số lượng yểu tố đầu vào được sử dụng, tương ứng với trình độ kỳ thuật nhất định

Dạng tổng quát của hàm sản xuất: Q = f (X1, X2, X3,..., Xn) Q: sản lượng sản phẩm đầu ra

Xì: sổ lượng yểu tố sản xuất i

Dạng đơn giản của hàm sản xuất: Q = f (K, L)

Q: sản lượng đầu ra L: lượng lao động K: lượng vốn - Hàm sản xuất diễn tả sổ lượng tối đa sản phẩm được sản xuất bởi các doanh

nghiệp sử dụng phổi họp các yểu tố sản xuất một cách hữu hiệu nhất.

- Hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ phụ thuộc giữa số lượng sản phẩm sản xuất với các yếu tố đầu vào nhất định.

Dạng đơn giản của hàm sản xuất được phân biệt hàm sản xuất ngắn hạn và hàm sản xuất dài hạn.

Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất mà doanh nghiệp

không thể thay đổi về số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất. Trong ngắn hạn, yếu tố vốn (K) không đổi theo sản lượng (sản lượng đầu ra không phụ thuộc yếu tố vốn) và được xem là yếu tố sản xuất cổ định; yếu tố lao động (L) thay đổi theo sản lượng (sản lượng đầu ra phụ thuộc vào yếu tổ lao động) và được xem là yếu tố sản xuất biển đổi.

Dài hạn là thời gian đủ dài để doanh nghiệp thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất

được sử dụng, mọi yếu tố sản xuất đều biến đổi. Trong dài hạn, yếu tố vốn (K) và yểu tố lao động (L) đều thay đổi theo sản lượng (sản lượng đầu ra phụ thuộc vào yểu tố vốn và lao động) và đều được xem là yếu tố sản xuất biến đổi.

4.Ỉ.2. Quy luật năng suất biên giảm dần

Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất biến đổi: số sản phẩm sản xuất tính trung bình trên một đơn vị yếu tố sản xuất đó.

Năng suất trung bình của yếu tố lao động (APl ): số sản phẩm tính trung bình trên một đơn vị lao động.

Q APl= ----------

L

APl: năng suất trung bình của yếu tố lao động Q: tổng sản lượng L: lượng lao động

Năng suất biên của một yếu tố sản xuất biến đổi: phàn thay đổi trong tổng sản lượng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó, trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên.

Năng suất biên của lao động (MPl): phần sản lượng tăng thêm trong tổng sản lượng khi sử dụng thêm một đơn vị lao động, khi các yếu tổ sản xuất khác được giữ nguyên. Năng suất biên của lao động (MPL) được tính toán trong 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu sản lượng (Q) và lượng lao động (L) được trình bày như

Bảng 4.1, MPl được tính tốn bằng cơng thức: △Q

MPl- -------------

△L

MPl: năng suất biên của lao động AQ: sự thay đổi tổng sản lượng

△L: sự thay đổi số lượng lao động

Trường hợp 2: Neu hàm sản xuất là hàm liên tục, MPL và MPK được tính bằng

công thức: dQ MPl= ----------- dL dQ MPK = ----------- dK

MPl là độ dốc của đường tổng sản lượng

Ví dụ: Hàm sản xuất có dạng: Q = K(L - 2) = KL - 2K

Năng suất biên của lao động (MPL) = K Năng suất biên của vốn (MPK) = L - 2

Bảng 4.1. Năng suất trung bình và năng suất biên của yểu tố lao động trong ngắn hạn K L Q apl MPl 10 0 0 - - 10 1 10 10 10 10 2 30 15 20 10 3 60 20 30 10 4 80 20 20 10 5 95 19 15 10 6 105 17,5 10 10 7 110 15,7 5 10 8 110 13,75 0 10 9 107 11,88 -3 10 10 100 10 -7

Mối quan hệ giữa lượng lao động (L) và sản lượng (Q)

Lúc đầu doanh nghiệp tăng lượng lao động sẽ làm sản lượng tăng đến cực đại (Qmax)- Khi sản lượng tăng đến cực đại (Qmax), doanh nghiệp tiếp tục tăng lượng lao động sẽ làm sản lượng giảm.

Mối quan hệ giữa năng suất trung bình (APL) và năng suất biên (MPL) của yếu tố lao động

- MPl > APl —► APl tăng. - MPl < APl -> APl giảm. - MPl = APl —* APl đạt cực đại.

Mối quan hệ giữa năng suất biên của yếu tố lao động (MPL) và sản lượng đầu ra (Q)

- MPl > 0 —► Q tăng. - MPl < 0 —► Q giảm. - MPl = 0 -» Qmax-

Mối quan hệ giữa lượng lao động (L) và năng suất biên của yếu tổ lao động

(MPl) phản ánh quy luật năng suất biên giảm dần của lao động: 'Khi sử dụng số lượng lao động ngày càng tăng, trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên, năng suất biên của lao động ngày càng giảm xuống”.

4.1.3. Năng suất theo quy mô

(0 < a; 0 < 1)

- a + p > 1: Hàm sản xuất thể hiện năng suất tăng dần theo quy mô - a + p = 1: Hàm sản xuất thể hiện năng suất không đổi theo quy mô - a + p < 1: Hàm sản xuất thể hiện năng suất giảm dần theo quy mơ

Ví dụ: Hàm sản xuất có dạng: Q = 2.K0,7.L0’5 a + p = 0,7 + 0,5 = 1,2

Khi K và L đều tăng 1% thì sản lượng (Q) tăng 1,2% —> hàm sản xuất thể hiện năng suất tăng dần theo quy mô.

4.1.4. Phối họp sản xuất tối ưu

Đe xác định các yểu tố sản xuất (lượng lao động và vốn) doanh nghiệp sử dụng tạo ra mức sản lượng với chi phí tổi thiểu, chúng ta sử dụng hai phương pháp: phương pháp đại số và phương pháp hình học.

4.I.4.I. Phưong pháp đại số:

Đe sản xuất mức sản lượng với chi phí tối thiểu, doanh nghiệp sử dụng lượng vốn và lao động sao cho thỏa mãn 2 điều kiện:

K.Pk + L.Pl = TC MPk MPl

Pk Pl

K: Lượng vốn PK: Đơn giá vốn

L: Lượng lao động PL: Đơn giá lao động TC: Tổng chi phí

MPk: Năng suất biên theo yếu tố vốn MPL: Năng suất biên theo yếu tố lao động

4.I.4.2. Phưong pháp hình học

❖ Đường đẳng lượng

Đường đẳng lượng: tập hợp các phổi họp khác nhau giữa các yếu tố sản xuẩt

cùng tạo ra một mức sản lượng.

Bảng 4.2. Các phối hợp K và L trên đường đẳng lượng

Các phối hợp Lượng vốn (K) Lượng lao động (L) Sản lượng (Q) A 1 3 55 B 3 1 55 c 2 3 75 D 3 3 90

Hình 4.2. Đường đẳng lượng 4- Đặc điểm của đường đẳng lượng

- Đường đẳng lượng là một đường dốc xuống về bên phải. - Các đường đẳng lượng không cắt nhau.

- Đường đẳng lượng lồi về phía gốc 0.

- Đường đẳng lượng càng xa gốc 0 thể hiện mức sản lượng đầu ra càng cao. - Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên là độ dốc của đường đẳng lượng.

4- Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của L cho K (MRTSlk)

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của L cho K: sổ lượng vốn cần giảm xuống khi sử

dụng thêm 1 đon vị lao động nhằm bảo đảm mức sản lượng không đổi.

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của L cho K được tính tốn bằng công thức:

△K MPl

MRTSlk = ---------- = - ------— (MRTSlk<0)

△L MPk

❖ Đường đẳng phí

Đường đẳng phi: tập hợp các phối họp khác nhau giữa các yếu tổ sản xuất mà

doanh nghiệp có khả năng thực hiện được với cùng một mức chi phí và giá các yếu tố sản xuất đã cho.

Bảng 4.3. Các phối họp K và L trên đường đẳng phí

Các phối họp

Đon giá vốn (Pk)

Đon giá lao động (Pl) Tổng chi phí (TC) Số lượng vốn (K) Sổ lượng lao động (L) A 600 300 15.000 25 0 B 600 300 15.000 0 50 c 600 300 15.000 15 20

Hình 4.3. Đường đẳng phí Phương trình đường đẳng phí có dạng: K.Pk + L.Pl = TC TC PL Hay K =-------- ---------- L Pk Pk K: Số lượng vốn được sử dụng L: Số lượng lao động được sử dụng PK: Đơn giá của vốn

PL: Đơn giá của lao động TC: Chi phí cho yếu tố K và L

4 Đặc điểm của đường đẳng phí

- Độ dốc của đường đẳng phí là một con số âm PL

Độ dốc của đường đẳng phí = - ------ Pk

- Đường đẳng phí là một đường dốc xuống về bên phải

Điểm phối hợp tối ưu

Phương án sản xuất tối ưu cần thỏa mãn hai điều kiện sau: - Điều kiện 1: Phương án sản xuất phải nằm trên đường đẳng phí.

- Điều kiện 2: Phương án sản xuất phải nằm trên đường đẳng lượng có mức sản lượng cao nhất.

Nhìn vào Hình 4.4, doanh nghiệp có 3 phương án sản xuất là A, B, c. Phương án sản xuất A, B, c đều thỏa mãn điều kiện 1 là nằm trên đường đẳng phí. Phương án sản xuất A, B nằm trên đường đẳng lượng Qi; phương án sản xuất c nằm trên đường đẳng lượng Q2. Đường đẳng lượng Q2 nằm xa gốc 0 hơn đường đẳng lượng Q1 cho

biết phương án sản xuất c tạo mức sản lượng đầu ra cao hơn phương án sản xuất A, B. Như vậy, phương án sản xuất tối ưu là c bởi vì phương án sản xuất c thỏa mãn 2 điều kiện là nằm trên đường đẳng phí và nằm trên đường đẳng lượng có mức sản lượng đầu ra cao nhất

Điểm sản xuất tối ưu là tiểp điểm (giao điểm) của đường đẳng phí và đường đẳng lượng có mức sản lượng cao nhất. Tại tiếp điểm đường đẳng phí và đường đẳng lượng, độ dốc của đường đẳng phí và đường đẳng lượng bằng nhau.

Hình 4.4. Phương án sản xuất tối ưu là điểm c 4.2. LÝ THUYẾT CHI PHÍ

4.2.1. Chi phí kinh tế, chi phí kế tốn, chi phí ẩn

Chi phí kinh tể bao gồm chi phí kế tốn và chi phí ẩn.

Chỉ phí kế tốn (Chi phỉ biểu hiện) là chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp chi ra

để mua các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Những chi phí thuộc chi phí kế tốn được ghi chép đầy đủ trong sổ sách kế toán.

Chi phí ẩn là phần giá trị lớn nhất của thu nhập hay lợi nhuận đã bị mất đi do

thực hiện một phương án phải từ bỏ phương án tốt nhất cịn lại. Chi phí ẩn khơng được ghi chép trong sổ sách kế tốn.

4.2.2. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn

Các chỉ tiêu chi phí tổng

Tổng chi phí cố định (TFC): Tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra trong

mỗi đơn vị thời gian cho các yểu tổ sản xuất cố định. Ví dụ: tiền th nhà xưởng,....

Tổng chi phí biến đổi (TVC): Tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua

các yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đom vị thời gian. Ví dụ: chi phí mua nguyên vật liệu, tiền trả lương cho cơng nhân;.....

Tổng chi phí (TC): Tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra cho tẩt cả các yếu

tổ sản xuất cố định và yếu tố sản xuất biến đổi trong mồi đơn vị thời gian. Tổng chi phí (TC) được xác định bằng cơng thức:

TC = TFC + TVC

Nhìn vào Hình 4.5, chúng ta có thể đưa ra nhận xét như sau:

- Tổng chi phí cố định (TFC) khơng phụ thuộc với sản lượng (doanh nghiệp phải thanh tốn khoản chi phí cố định dù số lượng sản phâm bằng 0) nên đường TFC là một đường thẳng nằm ngang song song trục hồnh.

- Tổng chi phí biến đổi (TVC) phụ thuộc đồng biến với sản lượng; có đặc điểm là ban đầu tốc độ tăng của TVC chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng, sau đó tốc độ tăng của TVC nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng nên đường TVC ban đầu có mặt lồi hướng lên rồi sau đó hướng xuống trục hồnh.

- Tổng chi phí (TC) phụ thuộc đồng biến với sản lượng; có đặc điểm là ban đầu tốc độ tăng của TC chậm hơn tốc độ tăng của sản lượng, sau đó tốc độ tăng của TC nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng nên đường TC ban đầu có mặt lồi hướng lên rồi sau đó hướng xuống trục hồnh và nằm trên đường TVC một đoạn bằng với TFC. TC, TVC, TFC x'ivc r ............., v;, ' _____________TFC 0 Q Hình 4.5. Các đường chi phí tổng

Các chỉ tiêu chi phí đơn vị

Chi phí cổ định trung bình (AFC): Chi phí cố định tính trung bình cho mồi đơn vị sản phẩm. Chi phí cố định trung bình (AFC) được xác định bằng công thức:

TFC AFC = ---------

Q

Chi phỉ biến đổi trung bình (AVC): Chi phí biến đổi tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng. Chi phí biến đổi trung bình (AVC) được xác định bằng cơng thức:

TVC AVC = ---------

Q

Chi phí trung bình (AC): Tổng chi phí trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mồi mức sản lượng. Chi phí trung bình (AC) được xác định bằng cơng thức:

TC AC- ______

Q

Chi phí biên (MC): Sự thay đổi của tổng chi phí hay tổng chi phí biến đổi khi thay đổi một đơn vị sản lượng sản xuất. Chi phí biên (MC) được xác định bằng công thức:

△TC ATVC MC = --------- = ---------

△Q AQ

Khi tổng chi phí (TC) và tổng chi phí biến đổi (TVC) là hàm sổ, chi phí biên (MC) được xác định bằng cơng thức:

dTC dTVC

MC = --------- = ---------

AC,AVC, MC, AFC

Hình 4.6. Các đường chi phí bình qn Nhìn vào Hình 4.6, chúng ta có thể đưa ra nhận xét như sau:

- Chi phí cố định trung bình (AFC) phụ thuộc nghịch biển với sản lượng nên đường AFC là một đường cong dốc xuống theo suốt chiều dài của trục hoành. - Đường MC cắt đường AC tại điểm cực tiểu của đường AC.

- Đường MC cắt đường AVC tại điểm cực tiểu của đường AVC.

- Chi phí biến đổi trung bình (AVC) ban đầu sẽ giảm dần đến cực tiểu khi sản lượng tăng; chi phí biến đổi trung bình đạt cực tiểu mà doanh nghiệp vẫn tăng sản lượng sẽ làm chi phí biển đổi trung bình tăng nên đường AVC có dạng chữ

u.

- Chi phí trung bình (AC) ban đầu sẽ giảm dần đến cực tiểu khi sản lượng tăng; chi phí trung bình đạt cực tiểu mà doanh nghiệp vẫn tăng sản lượng sẽ làm chi phí trung bình tăng nên đường AC có dạng chừ u và nằm trên đường AVC một khoảng bằng AFC.

- Đường chi phí biên (MC) tiếp xúc tại điểm cực tiểu của đường chi phí biển đổi trung bình (AVC) và chi phí trung bình (AC). Chi phí biên (MC) là độ dốc của đường tổng chi phí (TC) và đường tổng chi phí biến đổi (TVC). Đường chi phí biên (MC) có dạng chữ u.

Mối quan hệ giữa chi phí trung bình (AC) và chi phí biên (MC)

- Khi MC < AC -+ AC giảm - Khi MC = AC —► AC^n - Khi MC > AC —> AC tăng

Mối quan hệ giữa chi phí biển đổi trung bình (AVC) và chi phí biên (MC)

- Khi MC < AVC -> AVC giảm - Khi MC = AVC -> AVCmin

Hình 4.7. Lựa chọn quy mô sản xuất hiệu quả ở mỗi mức sản lượng

Nguyên tắc sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất mọi mức sản lượng với chi phí toi thiểu. Nhìn vào Hình 4.7, chúng ta nhận thấy:

- Tại mức sản lượng là Q1, doanh nghiệp có 2 quy mô sản xuất để lựa chọn là SAC] và SAC2. Theo nguyên tắc sản xuất, doanh nghiệp sẽ lựa chọn quy mơ sản xuất SAC] bởi vì tại quy mơ sản xuất này có chi phí trung bình thấp nhất. - Tại mức sản lượng Q2, doanh nghiệp có thể chọn một trong hai quy mơ sản

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô Quản trị kinh doanh 2 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)