Chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô Quản trị kinh doanh (Trang 44 - 48)

3.1. ỉ. Khái niệm

Chính sách tài khóa (fiscal policy): Chính phủ quyết định những khoản thu và chi

3.1.2. Các cơng cụ của chính sách tài khóa

Giáo trình này trình bày chính sách tài khóa theo quan điểm của trường phái Keynes. Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa nhằm đạt được mục tiêu on định nền kinh tế. Mục tiêu ổn định nền kinh tế là điều chỉnh tổng cầu để đưa sản lượng cân bằng trở về mức sản lượng tiềm năng nhằm chống áp lực suy thối và lạm phát cao.

Để thực hiện chính sách tài khóa, chính phủ sử dụng 2 cơng cụ là thuế (T) và chi tiêu của chính phủ (G).

3.1.3. Chính sách tài khóa

Trường họp 1: Khi nền kinh tế suy thoái

Nền kinh tể suy thoái khi sản lượng quốc gia (sản lượng cân bằng) ờ mức thấp hơn sản lượng tiềm năng (YCB < Yp). Trong trường họp này, chính phủ cần thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách (G) hay giảm thuế (T) hay vừa tăng chi ngân sách (G) vừa giảm thuế (T) nhằm tổng cầu tăng, sản lượng tăng, tạo thêm việc làm và giảm thất nghiệp.

Hình 3.1. Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng

Hình 3.1 cho thấy tại giao điểm đường 45° và đường AD1 sẽ xác định sản lượng cân bằng là Ycb; lúc này sản lượng cân bằng thấp hơn sản lượng tiềm năng (Ycb < Yp); nền kinh tế bị áp lực suy thoái. Đẻ chống lại áp lực suy thối, chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng G hay giảm T hay vừa tăng G vừa giảm T) sẽ làm tổng cầu

tăng, đường cầu dịch chuyển từ AD! lên trên AD2; lúc này sản lượng cân bằng tăng lên bằng với sản lượng tiềm năng.

Trường hợp 2: Khi nền kinh tế lạm phát cao

Nen kinh tế bị lạm phát cao khi sản lượng quốc gia (sản lượng cân bằng) ở mức cao hơn sản lượng tiềm năng (Ycb > Yp). Trong trường hợp này, chính phủ cần thực hiện • chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách giảm chi ngân sách (G) hay tăng thuế (T) hay vừa giảm chi ngân sách (G) vừa tăng thuế (T) nhằm tổng cầu giảm, sản lượng giảm, lạm phát giảm.

Yp Ycb Y

Hình 3.2. Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp

Hình 3.2 cho thấy tại giao điểm đường 45° và đường AD] sẽ xác định sản lượng cân bằng là YCB; lúc này sản lượng cân bằng cao hơn sản lượng tiềm năng (YCB > Yp); nền kinh tế bị áp lực lạm phát. Đe chống lại áp lực lạm phát, chính phủ áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp (giảm G hay tăng T hay vừa giảm G vừa tăng T) sẽ làm tổng cầu giảm, đường cầu dịch chuyển từ ADi xuống AD2; lúc này sản lượng cân bằng giảm xuống bằng với sản lượng tiềm năng.

Khi muốn điều chỉnh sản lượng quốc gia bằng với sản lượng tiềm năng, chính phủ cần thay đổi G và T bao nhiêu?. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần thực hiện trình tự các • bước như sau:

Sản lượng tiềm năng lớn hơn sản lượng cân bằng (Yp > Y), mức sản lượng cần điều chỉnh được tính tốn bằng công thức:

AY - Yp - Y

Sản lượng tiềm năng nhỏ hơn sản lượng cân bằng (Yp < Y), mức sản lượng cần điều chỉnh được tính tốn bằng cơng thức:

A Y - Y - Yp

△Y: Mức sản lượng cần điều chỉnh Y: Sản lượng cân bằng Yp: Sản lượng tiềm năng o Bước 2: Xác định mức tông cầu cần điều chỉnh

△Y AAD = --------------

k

△AD: Mức tong cầu cần điều chỉnh AY: Mức sản lượng cần điều chỉnh k: Số nhân tổng cầu

o Bước 3: Xác định mức GvàT cần điều chỉnh Có 3 trường họp áp dụng:

- Trường hợp 1: Chỉ sử dụng cơng cụ G, chính phủ điều chỉnh G sao cho thỏa mãn: AG = AAD

- Trường họp 2: Chỉ sử dụng cơng cụ T, chính phủ điều chỉnh T sao cho thỏa mãn: AAD

AT = - -------------- Cm

- Trường hợp 3: Sử dụng cả cơng cụ G và T, chính phủ cần điều chỉnh G và T sao cho thỏa mãn:

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô Quản trị kinh doanh (Trang 44 - 48)