Sự hình thành đường tổng cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô Quản trị kinh doanh (Trang 67)

Thị trường hàng hóa sẽ cân bằng ở bất cứ điểm nào nằm trên đường IS, thị trường tiền tệ sẽ cân bằng ở bất kỳ điểm nào nằm trên đường LM. Nhìn vào Hình 4.1, chúng ta có thể thấy điểm cân bằng chung Eị (Yb ri) là giao điểm của đường IS và đường LMb Khi mức giá chung là pb sản lượng cân bằng là Yb chúng ta có thể xác định điểm cân bằng A1 (Yb Pi).

Giả sử mức giá chung (P) tăng từ P1 lên p2 sẽ làm cung tiền thực (SM) giảm, đường LM dịch chuyển sang trái từ LM] sang LM2, lúc này điểm cân bằng chung E2 (Y2, r2) là giao điểm của đường IS và LM2. Khi mức giá chung là p2, sản lượng cân bằng là Y2, chúng ta có thể xác định điểm cân bằng A2 (Y2, p2) như Hình 4.1. Nối điểm Ab A2, chúng ta có một đường tổng cầu (AD) như Hình 4.1.

4.1.3. Khái niệm đường tổng cầu (AD)

Đường tổng cầu (AD) là tập họp các phối hợp khác nhau giữa mức giá chung và sản lượng hàng hóa tiêu thụ, mà tại đó thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ ln cân bằng.

Đường AD là một đường dốc xuống về bên phải, phản ánh mức giá chung (P) và sản lượng (Y) có mối quan hệ nghịch biến. Cụ thể, khi mức giá chung (P) tăng sẽ làm sản lượng (Y) giảm và ngược lại.

4.1.4. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu (AD)

Đường tổng cầu (AD) dịch chuyển khi mức giá chung (P) không đổi và các yếu tố khác (cung tiền danh nghĩa, tổng cầu tự định) thay đổi

Lượng cung tiền danh nghĩa (M) thay đổi và mức giá chung (P) không đổi

Khi mức giá chung (P) không đổi và lượng cung tiền danh nghĩa (M) tăng —* lượng cung tiền thực (SM) tăng —> đường LM dịch chuyển sang phải và đường IS không đổi —> đường AD dịch chuyển sang phải.

Khi mức giá chung (P) không đổi và lượng cung tiền danh nghĩa (M) giảm —> lượng cung tiền thực (SM) giảm —> đường LM dịch chuyển sang trái và đường IS khơng đổi —> • đường AD dịch chuyển sang trái.

Khi mức giá chung (P) không đổi và tổng cầu tự định (AD0) giảm —* đường IS dịch chuyển sang trái và đường LM không đổi —»đường AD dịch chuyển sang trái.

Khi mức giá chung (P) không đổi và tổng cầu tự định (AD0) tăng —> đường IS dịch chuyển sang phải và đường LM không đổi —> đường AD dịch chuyển sang phải.

4.1.5. Phương trình đường tổng cầu (AD)

Mọi điểm nằm trên đường AD thể hiện sự cân bằng đồng thời ở cả 2 thị trường (thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ) khi mức giá chung thay đối.

Phương trình đường tổng cầu (AD) thỏa hệ phương trình: IS: Y = AD

LM: SM = Lm

Phương trình đường tổng cầu được thiết lập bằng các bước sau đây: - Bước 1: Xem lại bài tập Chương 3 để thiết lập phương trình đường IS. - Bước 2: Xem lại bài tập Chương 3 để thiết lập phương trình đường LM. - Bước 3: Lập phương trình đường tổng cầu thỏa hệ phương trình:

IS: Y = AD LM: SM = Lm

Ví dụ:

Giả sử phương trình IS và LM như sau: IS: Y = 3200 - 40r

LM: r = 10 + 0,01Y- 10500/P

Chúng ta thế phương trình đường LM vào phương trình đường IS để xác định phương trình tổng cầu (AD) như sau:

4.2. Sự HÌNH THÀNH ĐƯỜNG TỎNG CUNG

Đường tống cung được hình thành trong ngắn hạn và dài hạn. Giáo trình giới hạn trình bày sự hình thành đường tổng cung trong ngắn hạn (SAS)

Đường tổng cung ngắn hạn (SAS) được hình thành trong điều kiện tiền lương danh nghĩa (W) khơng đổi và được hình thành tương tự theo cách hình thành đường cung ngắn hạn của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn.

4.2.1. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp

Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn: Lượng sản phẩm của mồi doanh nghiệp

cạnh tranh hoàn toàn cung ứng là rất nhỏ so với tổng lượng cung ứng trên thị trường nên doanh nghiệp không thế tác động làm thay đổi giá sản phẩm và giá các yếu tố đầu vào. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là người chấp nhận giá bán sản phẩm và giá mua các yếu tố đầu vào. Do đó, giá bán sản phẩm (P) và giá thuê lao động (W) đều là mức giá mà doanh nghiệp nhận từ thị trường.

4.2.2. Hàm sản xuất

Hàm sản xuất diễn tả mối quan hệ giữa số lượng tối đa sản phẩm đầu ra (Y) với số lượng các yểu tố đầu vào nhất định, tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định.

Y = f(L, K, Re, Tec,...) L: Lao động

K: Vốn

Re: Nguyên vật liệu

Tec: Trình độ kỹ thuật sản xuất

Trong ngắn hạn, chỉ có yếu tố lao động (L) thay đổi theo sản lượng (sản lượng đầu ra phụ thuộc vào yếu tố lao động) và được xem là yểu tố sản xuất biến đổi; các yếu tố khác ■ không thay đổi theo sản lượng và được xem là yếu tố sản xuất cố định.

Trong ngắn hạn, sản lượng đầu ra chỉ phụ thuộc vào số lượng lao động và hàm số • sản xuất trong ngắn hạn có dạng:

4.2.3. Năng suất biên của lao động (MPL)

Năng suất biên của lao động là số sản phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm khi sử dụng thêm một đon vị lao động, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Năng suất biên của lao động (MPL) được tính tốn bằng cơng thức như sau:

AY MPL = -----------

AL

△Y: Sự thay đổi số lượng sản phẩm AL: Sự thay đổi lượng lao động Khi các yếu tố khác không đổi, năng suất biên của lao động sẽ giảm dần khi so lượng lao động sử dụng ngày càng tăng dần. MPL chính là độ dốc của đường tống sản lượng.

4.2.4. Chi phí biên (MC)

Chi phí biên của sản phẩm là phần chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm. Khi thuê thêm 1 đơn vị lao động, tổng chi phí tăng thêm (ATC) bằng tiền thuê trả cho 1 đơn vị lao động (W). số lượng sản phẩm tăng thêm (AY) khi sử dụng thêm 1 đơn vị lao động là năng suất biên của lao động (MPL). Chi phí biên (MC) được tính tốn bằng cơng thức như sau:

ATC w

MC = --------- = -------------

AY MPl

4.2.5. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hồn tồn

Để tổi đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn sẽ sản xuất ở mức sản lượng sao cho thỏa điều kiện:

MC = P

Đường chi phí biên (MC) cho thấy lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường ở mồi mức giá. Vì vậy, phần đường MC nằm phía trên đường AVC chính là đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp.

4.2.6. Đường cầu về lao động của doanh nghiệp

Đường cầu lao động của doanh nghiệp phản ánh số lao động mà doanh nghiệp cần thuê ở mồi mức lương thực te.

Mức lương thực tể được tính tốn bằng cơng thức như sau:

w

Wr = -------------- p Wr: tiền lương thực tế W: tiền lương danh nghĩa

P: mức giá chung (chỉ số giá)

Đe tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cạnh tranh hồn tồn sẽ sản xuất theo nguyên tắc: MC = p w HayMC = ------------ MPl w w -> ------------- = p Hay = MPl MPl p

Đe đạt được lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp cần phải thuê số lao động cho đến khi tiền lương thực tế (W/P) đúng bằng năng suất biên của lao động (MPL)

Đường MPl cho thấy số lượng lao động mà doanh nghiệp cần thuê ở mỗi mức lương thực tế để tối đa hóa lợi nhuận. Như vậy, đường MPL chính là đường cầu về lao động của doanh nghiệp.

Đường cầu về lao động là một đường dốc xuống về bên phải phản ánh mối quan hệ nghịch biến giữa tiền lương thực (Wr) với lượng cầu về lao động (L). Cụ thể, khi Wr giảm xuống thì doanh nghiệp sẽ thuê thêm nhiều lao động hơn để tối đa hóa lợi nhuận và ngược lại.

Hình 4.2. Đường năng suất biên của lao động (đường MPL) cũng chính là đường cầu về

lao động (đường LD) của doanh nghiệp

4.2.7. Sự hình thành đường tổng cung ngắn hạn

Neu tất cả các doanh nghiệp đều giống nhau và mục tiêu đều là tối đa hóa lợi nhuận thì điều kiện W/P = MPl đúng cho từng doanh nghiệp cũng đúng cho toàn bộ nền kinh tế.

Để xây dựng đường tổng cung ngắn hạn, hàm sản xuất ngắn hạn được sử dụng (cơ sở vật chất và trình độ cơng nghệ khơng đổi). Trong ngắn hạn, tiền lương danh nghĩa (W) không đổi và năng lực sản xuất của nền kinh tể vẫn còn thừa, kể cả nguồn nhân lực.

Đường tổng cung ngắn hạn (SAS) mô tả mối quan hệ giữa mức giá chung (P) và tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ (Y) mà các doanh nghiệp cung ứng cho nền kinh tế,

trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đe xây dựng đường tổng cung ngắn hạn, tiền lương danh nghĩa (W) được giữ cổ định, chỉ cho mức giá chung (P) thay đổi.

Hình 4.3. Sự hình thành đường tổng cung ngắn hạn (SAS)

Giả sử mức giá ban đầu là Pl, tiền lương thực là W0/P1. Với tiền lương thực là W0/P1, doanh nghiệp thuê lượng lao động là LI để tối đa hóa lợi nhuận và mức sản lượng cung ứng cho nền kinh tể là Y1 tạo nên điểm A.

Với mức lương danh nghĩa cố định là wo, khi giá tăng từ P1 lên p2 thì tiền lương thực giảm từ WO/P1 xuống W0/P2, lúc này lượng cầu lao động tăng từ L1 lên L2 làm cho sản lượng cung ứng tăng từ Y, lên Y2 tạo nên điểm B.

Với mức lương danh nghĩa cố định là wo, khi giá tăng từ p2 lên p3 thì tiền lương thực giảm từ W0/P2 xuống W0/P3, lúc này lượng cầu lao động tăng từ L2 lên L3 làm cho sản lượng cung ứng tăng từ Y2 lên Y3 tạo nên điểm c.

Nối điểm A, B, c, chúng ta có một đường tổng cung ngắn hạn như Hình 4.3.

4.2.8. Khái niệm đường tổng cung ngắn hạn (SAS)

Đường tổng cung ngắn hạn (SAS) phản ánh những phối hợp khác nhau giữa mức giá chung và sản lượng cung ứng, mà ở đó doanh nghiệp đều tối đa hóa lợi nhuận.

Đường tổng cung ngắn hạn là một đường dốc lên về bên phải, phản ánh tình trạng khi giá chung tăng lên làm cho tiền lương thực giảm xuống; để tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động nên sản lượng cung ứng cho nền kinh tế tăng lên.

Đường tổng cung ngắn hạn ngày càng dốc lên là do năng suất biên của lao động vận động theo quy luật giảm dần.

4.2.9. Sự dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn

Khi mức giá chung không đổi, các yếu tố khác (tiền lương danh nghĩa, nguồn lực sản xuất, giá các yếu tố đầu vào,...) thay đổi sẽ làm đường SAS dịch chuyển.

Tiền lưong danh nghĩa (W)

Khi mức giá chung (P) không đổi và tiền lương danh nghĩa (W) tăng —> tiền lương thực (W/P) tăng —» lượng cầu lao động (L) giảm —> sản lượng sản xuất của nền kinh tế (Y) giảm —* đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.

Khi mức giá chung (P) không đổi và tiền lương danh nghĩa (W) giảm —> tiền lương thực (W/P) giảm —> lượng cầu lao động (L) tăng —* sản lượng sản xuất của nền kinh tế (Y) tăng —> đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải.

Nguồn lực sản xuất thay đổi

Khi mức giá chung (P) không đổi và nguồn lực sản xuất (vốn, trình độ cơng nghệ,..) thay đổi theo xu hướng tăng và phát triển —> khả năng sản xuất của nền kinh tế được mở

rộng —> năng suất lao động tăng —> sản lượng sản xuất của nền kinh tể (Y) tăng —> đường cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải.

❖ Giá các yếu tố đầu vào

Khi mức giá chung (P) không đổi và giá nguyên vật liệu tăng —> chi phí sản xuất tăng —> lượng cầu lao động (L) giảm —> sản lượng sản xuất của nền kinh tế (Y) giảm —> đường cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.

Khi mức giá chung (P) không đổi và giá nguyên vật liệu giảm —> chi phí sản xuất giảm —> lượng cầu lao động (L) tăng —> sản lượng sản xuất của nền kinh tế (Y) tăng —> đường cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải.

4.2.10. Phưong trình đường SAS

Phương trình đường SAS thỏa 3 điều kiện: Wr = W/P

LD = f(Wr) Y = f(L) Ví dụ:

Tiền lương danh nghĩa: w = 2000 Tiền lương thực: Wr = 2000/P Hàm cầu lao động: LD = 25 - Wr

Hàm sản xuất: Y = 4600 + 2000/LD

Xác định hàm tổng cung với các bước như sau: Bước 1: Thế tiền lương thực vào hàm cầu lao động

Hàm cầu lao động: LD = 25 - (2000/P)

Bước 2: Xác định hàm tổng cung bằng cách thế hàm cầu lao động đã xác định ở Bước 1 ■

vào hàm sản xuất

2000 2000P

Hàm tổng cung: Y = 4600 + ------------- Hay Y - 4600 + ------------

25 - 2000 25P - 2000

4.3. CÂN BẰNG TỊNG CUNG, TƠNG CẦU, TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH 4.3.1. Cân bằng tổng cung, tổng cầu trong ngắn hạn

Mọi điểm nằm trên đường tổng cầu (AD) thể hiện thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng. Mọi điểm nằm trên đường tổng cung ngắn hạn (SAS) phản ánh các cặp (Y, P) mà các doanh nghiệp ln tối đa hóa lợi nhuận.

Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn khi mức giá và sản lượng được duy trì ở mức mà tại đó thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cân bằng, đồng thời các doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Nhìn vào Hình 4.4, chúng ta nhận thấy rằng tại giao điểm của đường tổng cầu (AD) và đường tổng cung ngắn hạn (SAS) thể hiện nền kinh tể cân bằng ngắn hạn với mức giá chung cân bằng là P1 và sản lượng cân bằng là Yb

Khi mức giá chung tăng từ P] lên p2, sản lượng sản xuất của nền kinh tế lớn hom sản lượng tiêu thụ của nền kinh tế (Y2 > Yo), dẫn đến nền kinh tế xuất hiện tình trạng dư thừa hàng hóa.

Hình 4.4. Cân bằng tổng cung, tổng cầu trong ngắn hạn

4.3.2. Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong ngắn hạn

Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong ngắn hạn được phân tích trong 2 trường họp như sau:

❖ Trường hợp 1: Khi sản lượng cân bằng nhỏ hơn sản lượng tiềm năng (Y < Yp)

Khi Y < Yp, chính phủ cần thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hay ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng —> đường tổng cầu (AD) dịch chuyển sang phải —* mức giá chung cân bằng và sản lượng cân bằng đều tăng, tạo thêm nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Trường hợp 2: Khi sản lượng cân bằng lớn hơn sản lượng tiềm năng (Y > Yp)

Khi Y > Yp, chính phủ cần thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp hay ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp —* đường tổng cầu (AD) dịch chuyển sang trái —* mức giá chung cân bằng và sản lượng cân bằng đều giảm.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Trong mơ hình AD-AS, sự dịch chuyển AD sang trái có thể làm cho: A. Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm

B. Sản lượng giảm và tiền lương thực tể tăng

c. Cả sản lượng và tiền lương thực tế đều giảm

D. Cả sản lượng và tiền lương thực tể đều tăng

2. Trong điều kiện mức giá cố định, khi lượng cung tiền danh nghĩa tàng lên sẽ làm đường LM và đường AD thay đổi như thể nào?

A. Đường LM dịch chuyển sang phải; đường AD dịch chuyển sang phải. B. Đường LM dịch chuyển sang trái; đường AD dịch chuyển sang trái

c. Đường LM dịch chuyển sang phải; đường AD dịch chuyển sang trái

D. Đường LM dịch chuyển sang trái; đường AD dịch chuyển sang phải

3. Trong điều kiện mức giá cố định, khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ làm đường IS và đường AD thay đổi như thế nào ?

A. Đường IS dịch chuyển sang phải; đường AD dịch chuyển sang phải. B. Đường IS dịch chuyển sang trái; đường AD dịch chuyển sang trái.

c. Đường IS dịch chuyển sang phải; đường AD dịch chuyển sang trái.

D. Đường IS dịch chuyển sang trải; đường AD dịch chuyển sang phải 4. Đường tổng cầu dịch chuyển là do:

A. Năng lực sản xuất quốc gia thay đổi B. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi

D. Các nhân tố tác động đến C,I, G, X, M khơng đổi 5. Khi Chính phủ đánh thuế vào hàng tiêu dùng xuất khẩu:

A. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải B. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái c. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái D. Đường tong cung dịch chuyển sang phải

BÀI TẬP

Bài 1: Lập hàm số tổng cầu căn cứ vào các giả định sau:

Tiêu dùng: c = 200 + 0,5Yd Nhập khẩu: M = 50 + 0,2Y

Đầu tư: I = 150 +0,15 Y - 50r Thuế ròng: T = 100 + 0,1 Y

Xuất khẩu: X = 250 Chi tiêu chính phủ: G = 300

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô Quản trị kinh doanh (Trang 67)