Mơ hình IS-LM 45 '

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô Quản trị kinh doanh (Trang 55 - 67)

3.3.1. Đường IS

Đường IS là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng (Y = AD)

Hình 3.7 cho thấy đường IS là một đường dốc xuống, thể hiện lãi suất và sản lượng cân bằng có mối quan hệ nghịch biến. Cụ thể, lãi suất tăng làm cho sản lượng cân bằng giảm và ngược lại.

Hình 3.8. Sự dịch chuyển đường IS

Khi lãi suất khơng đổi và các yếu tố khác thay đổi làm cho tổng cầu thay đổi, tổng cầu thay đổi làm đường IS dịch chuyển. Cụ thể như sau:

Khi lãi suất không đổi và các yếu tố khác thay đổi làm tổng cầu tăng và đường IS dịch chuyển sang phải từ IS2 sang IS3 như Hình 3.8.

Lãi suất khơng đổi và các yếu tố khác thay đổi làm cho tổng cầu giảm và đường IS dịch chuyển sang trái từ IS2 sang IS 1 như Hình 3.8

Phương trình đường IS có dạng'. Y = f (r)

Muốn xây dựng phương trình đường IS, chúng ta áp dụng phương trình cân bằng sản lượng như sau:

Y = c + I + G + X-M

Ví dụ: Giả sử một nền kinh tế có các hàm sổ như sau:

C = 106 + 0,9Yd I= 180-30r

G= 192,5 T = 4O + O,1Y

X=100 M = 205 + 0,06Y

Lm = 370 - 50r + 0,2Y SM = 270

Phương trình đường IS được thiết lập bằng các bước sau đây: - Bước 1: Thiết lập hàm tiêu dùng có dạng: c = Co + Cm.Y

c - 106 + 0,9(Y - T) = 106 + 0,9(Y - (40 + O,1Y) = 106 + 0,9(Y - 40 - 0,1 Y) -> c = 106 + 0,9Y - 36 - 0,09Y

—»C = 70 + 0,81Y

- Bước 2: Thiết lập phương trình đường IS

Y=c+I+G+X-M - > Y = 70 + 0,81Y+ 180-30r+ 192,5 + 100 - (205 + 0,06Y) — > Y = 70 + 0,81 Y + 180 - 30r + 192,5 + 100 - 205 - 0,06Y - > Y = 337,5 + 0,75Y - 30r - > Y-0,75Y = 337,5 -30r - > 0,25Y = 337,5 - 30r

3.3.2. Đường LM

Đường LM là tập họp các phối họp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng (LM = SM)

Hình 3.9 cho thấy đường LM là một đường dốc lên, thể hiện lãi suất cân bằng và sản lượng cỏ mối quan hệ đồng biển. Cụ thể, sản lượng tăng làm cho lãi suất cân bằng tăng và ngược lại.

Hình 3.10. Sự dịch chuyển đường LM

Khi sản lượng không đổi và các yểu tổ khác thay đổi làm lượng cung tiền thay đổi; lượng cung tiền thay đổi làm đường LM dịch chuyển. Cụ thể như sau:

Khi sản lượng không đổi và các yếu tố khác thay đổi làm lượng cung tiền tăng và đường LM dịch chuyển sang phải từ LM2 sang LM1 như Hình 3.10.

Khi sản lượng không đổi và các yếu tố khác thay đổi làm lượng cung tiền giảm và đường LM dịch chuyển sang trái từ LM2 sang LM3 như Hình 3.10.

Phương trình đường LM có dạng', r = f (Y)

Muốn xây dựng phương trình đường LM, chúng ta áp dụng phương trình cân bằng của thị trường tiền tệ như sau:

SM = LM

Ví dụ: Giả sử một nền kinh tế có các hàm số như sau:

LM = 370-50r + 0,2Y SM = 270 Phương trình đường LM ° SM = LM

370 - 50r + 0,2Y = 270

—* Phương trình đường LM: r = 2 + 0,004Y

3.3.3. Sự cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ

Hình 3.11. Sự cân bằng đồng thời của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ

Thị trường hàng hóa cân bằng khi nền kinh tế nằm trên đường IS; thị trường tiền tệ cân bằng khi nền kinh tế nằm trên đường LM. Tại giao điểm (điểm E]) giữa đường IS và đường LM thể hiện nền kinh te vừa cân bằng thị trường hàng hỏa vừa cân bằng thị trường ' tiền tệ, mức lãi suất cân bằng là ri và sản lượng cân bằng là Y! như Hình 3.11.

Lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi khi đường IS dịch chuyển hay đường đường LM dịch chuyển hay cả đường IS và đường LM cùng dịch chuyển.

❖ Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

J Tác động của chính sách tài khóa

Khi sản lượng cân bằng giảm xuống thấp hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị suy thoái. Để giảm bớt áp lực suy thối kinh tế, chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng G, giảm T. Khi G tăng sẽ trực tiếp làm tổng cầu tăng. Khi giảm T sẽ làm tăng thu nhập khả dụng và kích thích hộ gia đình tăng tiêu dùng làm cho tổng cầu tăng. Khi tổng cầu tăng sẽ làm đường IS dịch chuyển sang phải

Hình 3.12. Tổng cầu tăng làm đường IS dịch chuyển sang phải

Nhìn vào Hình 3.12 cho thấy tại giao điểm đường IS1 và đường LM sẽ có lãi suất cân bằng là ri và sản lượng cân bằng là Y], Khi chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng G, giảm T, vừa tăng G vừa giảm T) —> tổng cầu tăng —> đường IS dịch chuyên sang phải từ IS] sang IS2 —* lãi suất cân bằng tăng từ T] lên r2, sản lượng cân bằng tăng từ Y1 lên Y2.

Khi sản lượng cân bằng cao hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị lạm phát cao. Để giảm bớt áp lực lạm phát, chính phủ áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách giảm G, tăng T. Khi G giảm sẽ trực tiếp làm tổng cầu giảm. Khi tăng T sẽ làm giảm thu

nhập khả dụng và giảm chi tiêu của hộ gia đình làm cho tổng cầu giảm. Khi tổng cầu giảm sẽ làm đường IS dịch chuyển sang trái.

Hình 3.13. Tổng cầu giảm làm đường IS dịch chuyển sang trái

Nhìn vào Hình 3.13 cho thấy tại giao điểm đường IS] và đường LM sẽ có lãi suất cân bằng là ri và sản lượng cân bằng là Y]. Khi chính phủ áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp (giảm G, tăng T, vừa giảm G vừa tăng T) —> tổng cầu giảm —> đường IS dịch chuyển sang trái từ IS] sang IS2 —* lãi suất cân bằng giảm từ n xuống r2, sản lượng cân bằng giảm từ Y1 xuống Y2.

J Tác động của chính sách tiền tệ

Khi sản lượng cân bằng giảm xuống thấp hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị suy thoái. Đe giảm áp lực suy thối, ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng (mua một số chửng khoán, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu) để tăng cung tiền. Khi lượng cung tiền tăng, đường LM dịch chuyển sang phải.

Nhìn vào Hình 3.14 cho thấy tại giao điểm đường IS và đường LM] sẽ có lãi suất cân bằng là T] và sản lượng cân bằng là Yj. Khi chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng (mua một số chứng khoán, giảm tỷ lệ dự trữ bẳt buộc, giảm lãi suất chiết khấu) —► - cung tiền tăng —> đường LM dịch chuyển sang phải từ LM] sang LM2 —> lãi suất cân bằng giảm từ ri xuống r2, sản lượng cân bằng tăng từ Y] lên Y2.

Hình 3.14. Cung tiền tăng làm đường LM dịch chuyển sang phải

Khi sản lượng cân bằng cao hon sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị lạm phát. Đe giảm áp lực lạm phát, ngân hàng trung ưong áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp (bán một so chứng khoán, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu) để giảm cung tiền. Khi lượng cung tiền giảm, đường LM dịch chuyển sang trái.

Hình 3.15. Cung tiền giảm làm đường LM dịch chuyển sang trái

Nhìn vào Hình 3.15 cho thấy tại giao điểm đường IS và đường LMị sẽ có lãi suất cân bằng là Ij và sản lượng cân bằng là Y], Khi chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thu hẹp (bán một số chứng khoán, tăng tỷ lệ dự trừ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu) —> cung tiền giảm —» đường LM dịch chuyển sang trái từ LM! sang LM2 —»lãi suất cân bằng tăng từ Tị lên r2, sản lượng cân bằng giảm từ Y] xuống Y2.

/ Phối họp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có thể được phổi hợp với nhau để thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trưởng. Người học sử dụng đường IS và LM để xác định khi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được phối hợp với nhau sẽ làm lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào theo nguyên tắc như sau:

- Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng tổng cầu tăng —> đường IS dịch chuyển sang phải.

- Thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp —> tổng cầu giảm —> đường IS dịch chuyển sang trái.

- Thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng —» cung tiền tăng đường LM dịch chuyển sang phải.

- Thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp —» cung tiền giảm —* đường LM dịch chuyển sang trái.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa bằng những cơng cụ nào? A. Thuế (T) và chi tiêu của chính phủ (G)

B. Thue (T) và chi đầu tư của chính phủ (Ig)

c. Thuể (T) và chi tiêu thường xuyên của chính phủ (Cg) D. Thuế (T) và chi tiêu của hộ gia đình (C)

2. Khi nền kinh tể suy thối, chính phủ cần áp dụng chính sách tài khóa: A. Giảm G hay tăng T

B. Tăng G hay giảm T c. Giảm G hay giảm T D. Tăng G hay tăng T

3. Khi nền kinh tế lạm phát cao, chính phú cần áp dụng chính sách tài khóa: A. Giảm G hay tăng T

B. Tăng G hay giảm T c. Giảm G hay giảm T D. Tăng G hay tăng T

4. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ bằng những cơng cụ nào? A. Tỷ lệ dự trừ tùy ý, hoạt động thị trường mở, lãi suất chiết khấu

B. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tiền mạnh, lãi suất chiết khấu

c. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoạt động thị trường mở, số nhân tiền tệ D. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoạt động thị trường mở, lãi suất chiết khấu

5. Lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng được xác định tại giao điểm của những đường nào?

B. Đường IS và đường LM c. Đường AS và đường LM D. Đường X và đường LM

BÀI TẬP:

Bài 1: Một nền kinh tế có các hàm số sau:

C=100 + 0.7Yd I = 240 + 0.2Y-175r T = 100 + 0.2Y

G=1850 X = 400 M = 70 + 0.11Y H = 750

Dm = Lm = 1000 + 0.2Y - lOOr

Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với ký gửi là 80% và tỷ lệ dự trữ chung là 10% a. Thiết lập phưorng trình của đường IS và LM.

b. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng

c. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ là 175. Viết phương trình của đường IS mới. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng mới

Bài 2: Một nền kinh tể có các hàm số sau:

Yp = 5500 Un = 5%

a. Xác định sản lượng cân bằng

c = 400 +0.75Yd I = 800 + 0.15Y - 80r T = 200 + 0.2Y

Cg = 700 Ig = 200

M = 50 + 0.15Y Sm = M = 400

X = 400

Dm = Lm = 800 - lOOr

b. Đe Y = Yp cần phải sử dụng cơng cụ mua bán chứng khốn (hoạt động trên thị trường mở) như thế nào?. Biết tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 60%, tỷ lệ dự trữ của ngân hàng thương mại là 20%

Bài 3:

M = 25 + 0,05Y G = 200 T = 50 + 0,2Y Yp = 1650

a. Tính mức sản lượng cân bằng

b. Để đạt được sản lượng tiềm năng, chính phủ sử dụng chính sách tài khóa như thế nào trong các trường hợp:

- Chỉ sử dụng G - Chỉ sử dụng T

CHƯƠNG 4: MƠ HÌNH TỎNG CUNG, TƠNG CÀU Giói thiệu

Nội dung chương này giúp người học giải thích được sự hình thành đường tổng cung và đường tổng cầu trên cơ sở thay đổi của giá cả, xác định được mức giá chung cân bằng và sản lượng cân bằng trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, chương này giúp người học hiểu được sự dịch chuyển của đường tổng cung và đường tổng cầu, xác định được sự thay đổi của mức giá chung cân bằng và sản lượng cân bằng trong ngắn hạn khi nền kinh tế có sự tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Mục tiêu thực hiện

Sau khi học xong chương này, Sinh viên có khả năng: - Trình bày được sự hình thành đường tổng cầu - Trình bày được sự hình thành đường tổng cung - Giải thích được sự cân bằng của nền kinh tế

4.1. Sự HÌNH THÀNH ĐƯỜNG TỎNG CẦU

Đường tổng cầu (AD) được hình thành từ mơ hình IS-LM ưong điều kiện giá cả linh hoạt.

4.1.1. Thay đổi của giá cả đối với đường LM

Mức cung tiền thực (SM) được tính tốn bằng công thức như sau: M

SM= ------------- p SM: Cung tiền thực

M: Cung tiền danh nghĩa P: Mức giá chung (Chỉ số giá)

Trong Chương 3, p được giả định là không đổi và p bằng 1 nên cung tiền thực bằng cung tiền danh nghĩa (SM = M), khi M tăng thì SM tăng làm đường LM dịch chuyển sang

phải và ngược lại. Từ cơng thức tính tốn cung tiền thực (SM): “Nếu cung tiền danh nghĩa (M) không đổi và mức giá chung (P) tăng sẽ làm cung tiền thực (SM) giảm, đường LM dịch chuyển sang trái. Ngược lại, cung tiền danh nghĩa (M) không đổi và mức giá chung (P) giảm sẽ làm cung tiền thực (SM) tăng, đường LM dịch chuyển sang phải”.

4.1.2. Sự hình thành đường tổng cầu (AD)

Đường tổng cầu mô tả mối quan hệ giữa chi tiêu dự kiến của nền kinh tế với mức giá chung, trong điều kiện các yểu tố khác (cung tiền danh nghĩa và tống cầu tự định) không đổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô Quản trị kinh doanh (Trang 55 - 67)