Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô Quản trị kinh doanh (Trang 48 - 55)

3.2.1. Khái niệm

Tiền (Money): Bất kỳ phương tiện nào được chấp nhận chung, là loại tài sản giao

dịch thanh tốn cho việc mua hàng hóa hay thanh tốn nợ nần.

Chính sách tiền tệ (Monetary policy): Ngân hàng trung ương (Central Bank) kiểm

soát mức cung tiền để điều chỉnh lãi suất trong nền kinh tế bằng công cụ hoạt động thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất chiết khấu.

Lượng tiền mạnh (H): Lượng tiền mà ngân hàng trung ương đã phát hành. Lượng cung tiền (M): Toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế.

Các nhà kinh tế học đưa ra rất nhiều khái niệm về cung tiền tệ. Trong chương trình kinh tể vĩ mơ căn bản, chúng ta chỉ xem xét cung tiền tệ của một quốc gia, ký hiệu là M] hay M. Cung tiền tệ bao gồm tiền mặt lưu hành ngoài ngân hàng và tiền gửi khơng kỳ hạn có thể viết séc.

3.2.2. Các cơng cụ của chính sách tiền tệ

Ngân hàng trung ương kiểm soát mức cung tiền nhằm điều chỉnh lãi suất trong nền kinh tế thông qua ba công cụ như sau:

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Legal reserve ratio)

Khi nhận tiền gừi của khách hàng, ngân hàng trung gian phải trích ra một lượng tiền mặt để làm dự trữ chung; dự trữ chung bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ tùy ý. Dự

trữ bắt buộc là dự trữ tối thiểu theo yêu cầu của ngân hàng trung ương. Dự trữ bắt buộc

không để tại ngân hàng trung gian mà được đưa vào Qũy dự trừ của ngân hàng trung ương. Dự trữ tùy ý là lượng tiền mặt để tại ngân hàng trung gian nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày cho những khách hàng đến rút tiền.

Dự trữ chung = Dự trữ bắt buộc + Dự trừ tùy ý

Dự trữ chung Dự trữ bắt buộc Dự trữ tùy ý ------------------------- - ------------------------- + ------------------------- Tiền gửi của khách hàng Tiền gửi của khách hàng Tiền gửi của khách hàng

—> Tỷ lệ dự trữ chung (d) = Tỷ lệ dự trà bắt buộc(dbb) + Tỷ lệ dự trữ tùy ý (dty)

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ số giữa lượng tiền mà các ngân hàng trung gian phải

nộp vào quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương so với lượng tiền ngân hàng (tiền gởi của khách hàng).

Số nhân tiền tệ (kM) là hệ số phản ánh mức thay đổi của khối lượng tiền (lượng

cung tiền) khi lượng tiền mạnh thay đổi một đơn vị. số nhân tiền tệ (kM) được tính tốn bằng cơng thức như sau:

M c+ 1 kM = ---------- Hay kM = -------------- H c + d(y + dbb AM kM = -------------- -> AM = kM X AH AH

kM: Số nhân tiền tệ M: Lượng cung tiền H: Lượng tiền mạnh AM: Sự thay đổi lượng cung tiền AH: Sự thay đổi lượng tiền mạnh dty.- Tỷ lệ dự trữ tùy ý dbb: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

c: Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tổng sổ tiền gửi

Số nhân tiền tệ (kM) và tỷ lệ dự trữ chung (d) có mối quan hệ nghịch biến. Cụ thể như sau:

Ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trừ bắt buộc (dbb) và tỷ lệ dự trữ tùy ý (dty) không đôi sẽ làm tỷ lệ dự trữ chung (d) giảm; tỷ lệ dự trữ chung (d) giảm sẽ làm số nhân tiền tệ (kM) tăng; số nhân tiền tệ (kM) tăng và lượng tiền mạnh (H) không đổi sẽ làm lượng cung tiền (M) tăng.

Ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trừ bắt buộc (dbb) và tỷ lệ dự trữ tùy ý (dty) không đổi sẽ làm tỷ lệ dự trữ chung (d) tăng; tỷ lệ dự trữ chung (d) tăng sẽ làm số nhân tiền tệ (kM) giảm; số nhân tiền tệ (kM) giảm và lượng tiền mạnh (H) không đổi sẽ làm

lượng cung tiền (M) giảm.

Hoạt động thị trường mở (Open market operations)

Hoạt động thị trường mở là hoạt động mua bán các chứng khốn của chính phủ do ngân hàng trung ương tiến hành nhằm thay đổi lượng tiền mạnh, tạo ra sự thay đổi trong lượng cung tiền. Cụ thể như sau:

Ngân hàng trung ương bán một số chứng khoán sẽ làm giảm lượng tiền mạnh (H), lượng tiền mạnh (H) giảm và số nhân tiền tệ (kM) không đổi sẽ làm lượng cung tiền giảm.

Ngân hàng trung ương mua một so chứng khoán sẽ làm tăng lượng tiền mạnh (H), lượng tiền mạnh (H) tăng và số nhân tiền tệ (kM) không đổi sẽ làm lượng cung tiền tăng.

❖ Lãi suất chiết khấu (Discount rate)

Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất mà ngân hàng trung gian phải trả khi vay tiền của ngân hàng trung ương. Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất ngân hàng trung ương áp dụng đối với các ngân hàng trung gian.

Khi ngân hàng trung ương quy định một mức lãi suất chiết khấu cao hơn sẽ làm các ngân hàng trung gian nhanh chóng trả lại các khoản vay, dẫn đến lượng tiền mạnh (H) giảm, lượng tiền mạnh (H) giảm và số nhân tiền tệ (kM) không đổi sẽ làm lượng cung tiền (M) giảm.

Ngân hàng trung ương giảm mức lãi suất chiết khấu sẽ làm các ngân hàng trung gian có nhu cầu vay tiền nhiều hơn, dẫn đến lượng tiền mạnh (H) tăng, lượng tiền mạnh (H) tăng và số nhân tiền tệ (kM) không đổi sẽ làm lượng cung tiền (M) tăng.

3.2.3. Thị trường tiền tệ

❖ Hàm cung tiền tệ

Cung tiền giả định không phụ thuộc vào lãi suất nên đường cung tiền là một đường thẳng đứng như Hình 3.3.

Lãi suất (r) .

0 M Lượng tiền

Hình 3.3. Đường cung tiền

Hàm cầu tiền tệ

Cầu tiền tệ là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ. cầu tiền tệ được chia làm hai phần: cầu tiền giao dịch, dự phòng và cầu tiền đầu cơ.

Cầu tiền giao dịch và dự phòng'. Nhu cầu giữ tiền đế thực hiện các giao dịch cá

nhân hay trong kinh doanh và để dự phòng những trường họp chi tiêu đột xuất.

Cầu tiền đầu cơ'. Lượng tiền mà mọi người cần có để mua cổ phiếu nhằm thu được

lợi nhuận dựa vào chênh lệch giữa giả bán và giá mua cổ phiếu

Cầu tiền tệ phụ thuộc vào sản lượng quốc gia (Y) và lãi suất (r). cầu về tiền đồng biến với sản lượng quốc gia và nghịch biến với lãi suất.

Hàm cầu tiền tệ có dạng'. LM = Lo + Lmr.r + Lư? .Y

Lm: Lượng cầu tiền tệ Lo: Cầu tiền tự định

Lmr: hệ số nhạy cảm của cầu tiền theo lãi suất (Lmr < 0)

Lư?: hệ số nhạy cảm của cầu tiền theo sản lượng quốc gia (LmY > 0)

Lượng cầu tiền tệ có mối quan hệ nghịch biển với lãi suất nên đường cầu tiền tệ là một đường dốc xuống như Hình 3.4. Khi lãi suất tăng sẽ làm lượng cầu tiền giảm, lãi suất giảm sẽ làm lượng cầu tiền tăng.

Hình 3.4. Đường cầu tiền tệ

Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ cân bằng khi cung tiền tệ bằng cầu tiền tệ ** SM = LM

Hình 3.5. Sự cân bằng của thị trường tiền tệ

Tại giao điểm đường cung tiền tệ và đường cầu tiền tệ sẽ xác định lãi suất cân bằng là r0. Lãi suất cân bằng là mức lãi suẩt mà tại đó lượng cung tiền bằng lượng cầu tiền.

Trong điều kiện các yểu tố khác không đổi, lượng cung tiền trong nền kinh tế tăng thì đường cung tiền dịch chuyển sang phải sẽ làm lãi suất cân bằng giảm. Ngược lại, lượng cung tiền giảm thì đường cung tiền dịch chuyển sang trái sẽ làm lãi suất cân bằng tăng.

Trong điều kiện các yểu tố khác không đổi, thu nhập quốc gia tăng sẽ làm cầu tiền tăng, đường cầu tiền dịch chuyển sang phải sẽ làm lãi suất cân bằng tăng. Ngược lại, thu nhập quốc gia giảm sẽ làm cầu tiền giảm, đường cầu tiền dịch chuyển sang trái sẽ làm lãi suất cân bằng giảm.

Hàm đầu tư theo lãi suất

Hàm đầu tư theo lãi suất có dạng'. I = lo + Imr.r

I: Đầu tư Io: Đầu tư tự định (Io > 0) Imr: Hệ số nhạy cảm của đầu tư theo lãi suất (Imr < 0)

Hình 3.6. Đường đầu tư theo lãi suất

Đường đầu tư theo lãi suất là một đường dốc xuống như Hình 3.6, thể hiện đầu tư và lãi suất có mối quan hệ nghịch biển

3.2.4. Chính sách tiền tệ

- Trường hợp 1: Khi nền kinh tế suy thoái (Y < Yp)

Khi nền kinh tế suy thối, ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để tăng lượng cung tiền bằng cách sử dụng các công cụ như sau:

- Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc - Giảm lãi suất chiết khấu

- Mua chứng khoán vào

Khi lượng cung tiền tàng làm cho lãi suất giảm, lãi suất giảm làm tăng đầu tư, đầu tư tăng làm tổng cầu tăng (đường tổng cầu dịch chuyển lên trên), tổng cầu tăng làm sản lượng cân bằng tăng.

- Trường hợp 2: Khi nền kinh tế lạm phát cao (Y > Yp)

Khi nền kinh tế lạm phát cao, ngân hàng trung ưong có thể thực hiện chính sách . tiền tệ thắt chặt (chính sách tiền tệ thu hẹp) để giảm lượng cung tiền bằng cách sử dụng các công cụ như sau:

- Tăng tỷ lệ dự trừ bắt buộc - Tăng lãi suất chiết khấu - Bán ra chứng khoán

Khi lượng cung tiền giảm làm cho lãi suất tăng, lãi suất tăng làm giảm đàu tư, đầu tư giảm làm tổng cầu giảm (đường tổng cầu dịch chuyển xuống dưới), tổng cầu giảm làm sản lượng cân bằng giảm.

Công thức xác định lượng cung tiền cần thay đổi bao nhiêu để làm thay đổi sản lượng quốc gia (Y) sao cho sản lượng quốc gia bằng với sản lượng tiềm năng (Y = Yp) được tính tốn như sau:

Lmr AY Lmr

AM = ------- X -------- = ------- AAD

Imr k Imr

k: Số nhân tổng cầu AAD: Sự thay đổi của tổng cầu Lmr: Hệ số nhạy cảm của cầu tiền theo lãi suất

Imr: Hệ số nhạy cảm của đầu tư theo lãi suất

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô Quản trị kinh doanh (Trang 48 - 55)