Mức độ công bố giá trị hợp lý

Một phần của tài liệu Mức độ hài hòa của kế toán công cụ tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính (Trang 65)

Khoản mục Số lượng (%)

Công bố giá trị hợp lý 9 (36%)

Không xác định và không công bố GTHL 16 (64%)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trong quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy rằng chỉ có 07 ngân hàng (MBB, VTB, BIDV, EAB, PGB,SCB, TCB) chưa xác định được GTHL và có 09 ngân hàng (SHB, MDB, OJB, VIB, RKP, PNB, NVB, NAB, TPB) không công bố giá trị hợp lý trong thuyết minh BCTC. Còn 09 ngân hàng cịn lại có cơng bố giá trị hợp lý nhưng do hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán Việt Nam áp dụng cho các TCTD và các quy định của NHNN chưa có huớng dẫn cụ thể về việc tính GTHL nên các ngân hàng có cách xác định GTHL khơng thống nhất. Cụ thể:

- Ngân hàng PTB được tính bằng cách lấy giá gốc trừ (-) dự phịng rủi ro (nếu có). Ngoại trừ đối với chứng khoán niêm yết, thì GTHL được phản ánh theo giá thị trường tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2011.

- Ngân hàng HBB thì sử dụng phương pháp và giả định để ước tính GTHL như sau:

• Tiền, phải thu khách hàng, phải trả người bán, phải trả ngắn hạn khác thì GTHL là giá trị ghi sổ của các khoản mục này do những cơng cụ này có kỳ ngắn hạn.

• Phải thu/cho vay có lãi suất cố định hoặc thay đổi được thì GTHL được ước tính bằng cách lấy giá trị ghi sổ trừ (-) dự phịng rủi ro

• TSTC sẵn sàng để bán thì GTHL được xác định dựa trên giá công bố (nếu thị trường có giao dịch)

- Ngân hàng MSB, EIB, HDB thì xác định giá trị hợp lý là giá trị ghi sổ.

- Ngân hàng BVB thì sử dụng phương pháp và giả định để ước tính GTHL như sau:

• Tiền, phải thu/phải trả ngắn hạn thì GTHL là giá trị ghi sổ do các công cụ này có kỳ hạn ngắn.

• Chứng khốn kinh doanh/sẵn sàng để bán thì GTHL được xác định dựa trên phương pháp chiết khấu luồng tiền và lãi suất chiết khấu được sử dụng là lãi suất thị trường cho các công cụ tương tự

- Ngân hàng ACB thì ước tính GTHL như sau:

• Chứng khốn vốn có niêm yết tại sàn giao dịch Hà Nội thì GTHL là GTHL là giá bình quân của ngày giao dịch cuối cùng của năm.

• Chứng khốn vốn có niêm yết tại sàn giao dịch TP.HCM thì GTHL là GTHL là giá đóng cửa của ngày giao dịch cuối cùng của năm.

• Các cơng cụ tài chính cịn lại thì GTHL là giá trị ghi sổ do khơng có cơ sở xác định. - Ngân hàng VCB và LVPB có cơng bố GTHL nhưng lại khơng trình bày rõ

Cơng bố định tính về rủi ro

Bảng 5.13. Mức độ cơng bố định tính về rủi ro

Khoản mục Cơng bố Không

công bố

Mức độ, cách thức phát sinh rủi ro 23 (92%) 2 (8%)

Mục tiêu chính sách/ quy trình quản lý rủi ro 23 (92%) 2 (8%) Phương pháp sử dụng để đo lường rủi ro so với kỳ

trước. 0 (0%) 25 (100%)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Ngoại trừ 02 ngân hàng (VIB và TPB) thì hầu hết các ngân hàng khảo sát đều công bố mức độ, cách thức phát sinh rủi ro cũng như mục tiêu chính sách/ quy trình để quản lý rủi ro. Tuy nhiên, khơng có ngân hàng nào cơng bố phương pháp sử dụng để đo lường rủi ro so với kỳ trước vì phương pháp sử dụng để đo lường rủi ro của ngân hàng khơng thay đổi.

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Để kiểm sốt rủi ro tín dụng hiệu quả, ngân hàng thực hiện xây dựng chính sách tín dụng với chủ trương đa dạng hóa danh mục đầu tư; phân khác ngành nghề và khu vực; tập trung khai thác cho vay cá nhân, DN vừa và nhỏ để phát triển thị trường bán lẻ; chuẩn hóa quy chế, quy trình tín dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế; thực hiện xây dựng và hồn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng để xếp hạng khách hàng; ban hành các hạn mức cho vay, tỷ lệ tài trợ so với giá trị tài sản đảm bảo áp dụng theo từng kỳ hạn vay, ngành nghề, khách hàng phù hợp; thực hiện phận cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng dựa trên nguyên tắc độc lập theo mức thẩm quyền từ phòng giao dịch đến Hội sở; ban hành và thực hiện các quy định chặt chẽ về thực hiện giám sát, kiểm tra và xử lý trong q trình xem xét cấp tín dụng, giải ngân và kiểm tra say khi cho vay; tuân thủ các quy định của NHNN về quản trị rủi ro tín dụng như bảo đảm tỷ lệ an tồn vốn ln lớn hơn 9%. Có 18 ngân hàng (PTB,MSB,MBB, HBB, ACB, BIDV, EIB, VTB, EAB, SHB, MDB, HDB, ACB, SCB, VCB, TCB, LVPB, NAB) có sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được

NHNN chấp thuận như một công cụ quản lý để quản trị rủi ro tín dụng, theo đó mỗi khách hàng được xếp loại ở một mức tín độ rủi ro. Mức độ rủi ro này có thể được sửa đổi, cập nhật thường xuyên. Dữ liệu và kết quả xếp hạng của khách hàng trên tồn hệ thống được kiểm sốt và quản lý tập trung tại Hội sở chính. Đây là cơ sở cho việc cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng như việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định.

Rủi ro thanh khoản là rủi ro ngân hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện những nghĩa vụ cho các cơng nợ tài chính. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi ngân hàng có thể khơng đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi những công nợ này đến hạn ở những thời điểm bình thường hoặc khó khăn. Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, ngân hàng phải huy động từ nhiều nguồn đa dạng khác ngoài nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cần có chính sách quản lý tài sản có tính thanh khoản linh hoạt, theo dõi dịng tiền tương lai và tính thanh khoản hàng ngày. Ngân hàng cũng cần đánh giá dòng tiền dự kiến và khả năng sẵn có của tài sản đảm bảo hiện tại trong trường hợp cần huy động thêm nguồn vốn.

Rủi ro lãi suất là rủi ro khi luồn tiền trong tương lai của cơng cụ tài chính diễn biến bất thường do những biến động của lãi suất thị trường. Rủi ro tiền tệ là rủi ro mà giá trị của các CCTC bị biến động xuất phát từ biến động tỷ giá. Các ngân hàng đã thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của ngân hàng và các quy định của NHNN. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được ngân hàng sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Công bố định lượng rủi ro tín dụng

Qua khảo sát chỉ có 03 ngân hàng (OJB, VIB, TPB) là hồn tồn khơng cơng bố về tài sản đảm bảo mà đơn vị đang nắm giữ cũng như về định lượng rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, 22 ngân hàng mà có cơng bố tài sản đảm bảo thì chỉ cơng bố được giá trị sổ sách của tài sản đảm bảo chứ không công bố được GTHL của các tài sản này cho chưa có các hướng dẫn cụ thể cũng như chưa có các thơng tin thị trường cần thiết để có thể xác định GTHL.Có 08 ngân hàng (MSB, BIDV, SHB,

PGB, RKP, PNB, NVB, NAB) ngồi việc cơng bố tài sản đảm bảo thì hồn tồn khơng cơng bố các khoản mục cịn lại. 17 ngân hàng cịn lại cơng bố thơng tin chất lượng tín dụng (TSTC chưa q hạn thanh tốn và chưa bị giảm giá) của NH bao

gồm khoản nợ nhóm 1 theo quy định của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết đinh số 18/2007/QĐ-NHNN, các khoản phải thu và các TSTC khác không q hạn và khơng phải trích lập dự phịng theo Quyết định số 228/QĐ-BTC. Ngân hàng đánh giá rằng ngân hàng hồn tồn có khả năng thu hồi đầy đủ và đúng hạn các TSTC này trong tương lai.

Bảng 5.14. Mức độ công bố định lượng rủi ro tín dụng

Khoản mục Cơng bố Khơng

cơng bố

Cơng bố giá trị tổn thất tín dụng lớn nhất 4 (16%) 21 (84%) Tài sản đảm bảo mà đơn vị đang nắm. 22 (88%) 3 (12%) Thơng tin chất lượng tín dụng (TSTC chưa quá hạn

thanh toán và chưa bị giảm giá) 17 (68%) 8 (32%)

Phân tích tuổi nợ (TSTC đã quá hạn thanh toán

nhưng chưa bị giảm giá) 14 (56%) 11 (44%)

Phân tích TSTC được đánh giá có giảm giá trị tại

ngày báo cáo 0 (0%) 25 (100%)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Có 04 ngân hàng (ACB, SCB, TCB, LVPB) có cơng bố giá trị tổn thất tín dụng lớn nhất. Trong đó, ngoại trừ ngân hàng TCB thì 03 ngân hàng (ACB, SCB,LVPB) đều khơng phân tích tuổi nợ của TSTC đã q hạn thanh tốn nhưng chưa bị giảm giá.

Cơng bố định lượng rủi ro thanh khoản

Ngoại trừ 04 ngân hàng hồn tồn khơng cơng bố về rủi ro thanh khoản như VIB, LVPB, RKP và TPB thì các ngân hàng cịn lại tn thủ yêu cầu về công bố rủi ro thanh toản. Có 06 ngân hàng (VIB, LVPB, RKP, TPB, TCB, PNB) thì chưa mơ tả cách thức quản lý rủi ro thanh khoản tiềm tàng

Bảng 5.15. Mức độ công bố định lượng rủi ro thanh khoản

Khoản mục Công bố Khơng

cơng bố

Phân tích thời gian đáo hạn cịn lại theo hợp đồng của các khoản nợ phải trả tài chính,

21 (84%) 4 (16%) Mơ tả cách thức quản lý rủi ro thanh khoản tiềm tàng 19 (76%) 6 (24%)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Đa số các ngân hàng đều các các phương pháp để quản lý rủi ro thanh khoản như hạn chế thông qua việc thực hiện tuân thủ các quy định về dự trữ bắt buộc và duy trì một số lượng phù hợp tiền mặt và các khoản tương đương tiền dưới dạng tài khoản Nostro, các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, và các giấy tờ có giá. Các tỷ lệ an tồn có tính đến yếu tố rủi ro cũng được sử dụng để quản lý rủi ro thanh khoản. Áp dụng quy trình quản lý rủi ro nội bộ cũng trở nên hiệu quả hơn nhờ việc triển khai Hệ thống quản lý rủi ro nội bộ và Hệ thống thanh tốn tập trung, việc đó cho phép ngân hàng giám sát chặt chẽ hơn các biến đổi về vốn và giảm các sai sót có thể xảy ra.

Ngồi ra, ngân hàng BVB còn áp dụng thêm các công cụ quản lý rủi ro thanh khoản như báo cáo chênh lệch đánh giá kỳ hạn; hạn mức dòng tiền ra lũy kế tối đa. Ngân hàng VTB thì chọn đa dạng hóa nguồn vốn huy động, ngân hàng OJB thì chọn xây dựng các cơng cụ theo dõi, giám sát và đảm bảo hàng ngày các tỷ lệ an toàn đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định. Ngân hàng ACB, SCB thì chọn kiểm sốt hoạt động huy động vốn và cho vay hàng ngày; duy trì danh mục đầu tư gồm các chứng khoán dễ dàng chuyển đổi thành tiền; kiểm soát các chỉ số thanh khoản dựa trên báo cáo tình hình tài chính. Ngân hàng NVB duy trì tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh tốn bảo hiểm tiền gửi theo quy định NHNN, Hội sở quản lý nguồn vốn tập trung, đảm bảo khả năng thanh tốn cho tồn hệ thống thơng qua việc nghiên cứu phân tích độ lệch nhạy cảm, dự đốn kỳ hạn.

Cơng bố định lượng về rủi ro thị trường

Qua khảo sát. chỉ có 03 ngân hàng là TCB, BVB và LVPB là có phân tích tác động độ nhạy cảm của mỗi loại rủi ro thị trường đến lãi, lỗ, vốn chủ sở hữu. Tuy

nhiên 03 ngân hàng này chưa có phân tích đầy đủ tác động của độ nhạy cảm của từng loại rủi ro đến lãi, lỗ, vốn chủ sở hữu. Cụ thể, ngân hàng TCB chỉ mới phân tích độ nhạy của rủi ro lãi suất. Còn 02 ngân hàng BVB, LVPB chỉ mới phân tích độ nhạy của rủi ro tiền tệ.

Bảng 5.16. Mức độ công bố định lượng rủi ro thị trường

Khoản mục Công bố Không công

bố /phát sinh

Phân tích tác động độ nhạy cảm của mỗi loại rủi

ro thị trường đến lãi, lỗ, vốn chủ sở hữu 3 (12%) 22 (88%) Phương pháp giả định để phân tích độ nhảy cảm 14 (56%) 11 (44%) Sự thay đổi về phương pháp, về giả định được

sử dụng so với kỳ trước 0 (0%) 25 (100%)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Kết quả khảo sát còn cho thấy rằng chỉ có 11 ngân hàng (OJB, PGB, ACB, SCB, TCB, RKB, PNB, NVB, TPB và 02 ngân hàng không công bố rủi ro thị trường là VIB, LVPB) là không công bố phương pháp giả định để phân tích độ nhảy cảm. Cịn 14 ngân hàng cịn lại thì hầu hết đều phân tích phân tích tài sản và nợ phải trả theo thời hạn định lại lãi suất thực tế (là thời hạn cịn lại tính từ thời điểm lập BCTC cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất của các khoản mục TS và NV) với các giả định và điều kiện sau:

- Tiền mặt, vàng bạc đá quý, góp vốn đầu tư dài hạn và các TS Có khác (tài sản cố định, bất động sản đầu tư và tài sản có khác) được xếp vào khoản mục khơng chịu lãi cho nên không chịu ảnh hưởng của rũi ro lãi suất.

- Tiền gửi lại NHNN được xếp loại tiền gửi thanh tốn do đó kỳ hạn định lại lãi suất thực tế được xếp loại đến 01 tháng.

- Chứng khoán kinh doanh và đầu tư có thời hạn định lại lãi suất thực tế được tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại thời điểm lập BCTC của từng loại chứng khoán.

- Khoản tiền gửi và cho vay các TCTD, cho vay khách hàng, khoản nợ chính phủ và NHNN, khoản tiền gửi và vay các TCTD và khoản tiền gửi của khách hàng được xác định thời gian định lãi lãi suất thực tế như sau:

•Các khoản mục có lãi suất cố định: dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời

điểm lập BCTC.

•Các khoản mục có lãi suất thả nổi: dựa trên kỳ định lại lãi suất gần nhất tính từ thời

điểm lập BCTC.

- Khoản mục phát hành giấy tờ có giá: dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá.

- Khoản nợ khác: các ngân hàng như PTB, HBB, BVB, MSB, SHB xếp vào kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng mặc dù trong thực tế các khoản mục này có thể có thời gian định lại lãi suất khác nhau. Các ngân hàng MBB, VTB, EIB, EAB thì xếp loại theo thời gian đáo hạn thực tế của từng khoản nợ. Cịn 02 ngân hàng như MDB, HDB thì thời hạn định lại lãi suất của các khoản nợ khác được xếp vào loại không chịu lãi - Khoản mục nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro: có 03

ngân hàng là PTB, BVB và MSB thì xếp dựa vào kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm. Các ngân hàng MBB, HBB, VTB, EIB, EAB, SHB, HDB thì tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại thời điểm lập BCTC của từng khoản vốn tài trợ ủy thác đầu tư do các giao dịch này có lãi suất cố định. Ngân hàng BIDV thì kỳ định lại lãi suất thực tế của khoản mục nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro được xác định như sau:

•Các khoản mục nguồn vốn ngân hàng nhận để tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay chỉ

hưởng phí được xếp vào khoản mục không chịu lãi cho nên sẽ khơng nhạy cảm với lãi suất.

•Các khoản mục nguồn vốn mà ngân hàng nhận theo cơ sở lãi suất thả nổi và tự quyết

định lãi suất đầu ra; kỳ định lại lãi suất thực tế dựa trên kỳ định lại lãi suất gần nhất tính từ thời điểm lập BCTC hợp nhất gần nhất.

Căn cứ vào mô tả dữ liệu ở trên, nghiên cứu tổng hợp các điểm đạt được của toàn bộ các ngân hàng được khảo sát ở từng mục công bố thông tin thông qua bảng

5.17 Tổng hợp kết quả khảo sát các yêu cầu về công bố thông tin như sau:

Một phần của tài liệu Mức độ hài hòa của kế toán công cụ tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w