Sự ra đời và phát triển của Côngty Vật tư vận tải xi măng

Một phần của tài liệu Công tác phân tích công việc tại phòng TCTL của công ty vật tư vận tải xi măng (Trang 30 - 33)

1 .Những vấn đề cần làm trong q trình phân tích công việc

2. Sự ra đời và phát triển của Côngty Vật tư vận tải xi măng

Theo quyết định số 824 BXD – TCLĐ ngày 3/12/1990của bộ trưởng bộ xây dựng về việc thực hiện thành lập công ty vật tư vận tải xi măng trên cơ sở sáp nhập xí nghiệp cung ứng thiết bị vận tải vật tư xi măng và công ty vận tải. Công ty có trụ sở tại 21B Cát Linh Hà Nội bắt đầu hoạt động từ ngày 5/1/1991.

Tên giao dịch quốc tế : Meterial transport cement Company. Viết tắt : COMATCE.

B/các giai đoạn phát triển của công ty từ năm1991 đến nay. Giai đoạn 1: từ 1991 đến 1993.

Đặc trưng của giai đoạn này là thực hiện thời kỳ mới thực hiện thành lập công ty trên cơ sởt sáp nhập hai đơn vị, Cơng ty có nhiệm vụ vừa tổ chức kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho các nhà máy xi măng vừa tổ chức kinh doanh vận tải lưu thông tiêu thụ xi măng

Giai đoạn 2 từ năm 1994 đến giữa năm 1998.

Đặc trưng của giai đoạn này là: Theo sự chỉ đạo của tổng công ty Xi Măng VN, kể từ tháng 1/1994 nhiệm vụ tiêu thụ xi măng được chuyển từ các công ty kinh doanh giao cho các cơng ty khác trong tổng cơng ty Xi Măng VN. Vì vậy cơng ty vật tư vận tải trong giai đoạn 1994 đến giữa năm 1997 không làm nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra mà chỉ tập chung vào làm nhiệm vụ kinh doanh vật tư đầu vào kinh doanh dịch vụ vận tải gồm một số loại vật tư chủ yếu là :

+Than Quảng Ninh.

+Các loại phụ gia cho sản xuất xi măng. +Cung ứng vận tải Cliker Bắc – Nam. +Cung ứng vỏ bao xi măng.

Kinh doanh vận tải.

Đặc trưng của giai đoạn này: Thời kỳ này nền kinh tế đất nước ta có nhiều thay đổi tốc độ phát triển khá cao, đời sống xã hội có nhiều cải thiện. Hiện nay có 3 lực lượng sản xuất xi măng trong cả nước là:

+ Các nhà máy thuộc tổng công ty xi măng VN. +Các nhà máy liên doanh với nước ngoài . +Các nhà máy xi măng lò đứng địa phương.

Ba lực lượng sản xuất xi măng nói trên trong cả nước đã sản xuất ra một lượng xi măng nhiều hơn nhu cầu sử dụng, tức cung vượt cầu. Chính phủ đã có chỉ thị cấm nhập khẩu xi măng từ cuối năm 1998 để đảm bảo sản xuất xi măng trong nước có thị trường tiêu thụ.

Để giữ vững thị phần và thực hiện nhiệm vụ của tổng công ty Xi Măng VN trong việc sản xuất tiêu thụ và bình ổn giá cả xi măng trong nước theo chức năng nhiệm vụ nhà nước giao cho. Vì vậy tổng cơng ty xi măng VN ra quyết định số 605/XMVN- HĐQT ngày 23/5/1998 để tổ chức lại khâu kinh doanh tiêu thụ xi măng, trong đó kể từ ngày 1/6/1998 đến nay Tổng công ty xi măng giao cho công ty vận tảI vật tư xi măng có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn 3 huyện ngoại thành Hà Nội và 9 tỉnh phía bắc sơng hồng gồm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng.

Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra tại các địa bàn trên công ty vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ kinh doanh cung ứng vật tư đầu vào, vận chuyển cliker, kinh doanh dịch vụ vận tải.

Giai đoạn 4.

Đến tháng 4/ 2000 théọ chỉ đạo phân công của tổng công ty xi măng VN, việc kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra được chuyển sang cho đơn vị khác trong tổng cơng ty. Từ đó đến nay công ty không tham gia vào kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra mà chỉ tập trung vào kinh doanh vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng và kinh doanh vận tải.

Một phần của tài liệu Công tác phân tích công việc tại phòng TCTL của công ty vật tư vận tải xi măng (Trang 30 - 33)