Như vậy, bằng biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ và các từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, hai khổ thơ cuối của bài thơ “Bếp lửa” đã giúp người đọc cảm nhận được trọn vẹn những suy nghĩ của cháu về cuộc đời bà để từ đó bộc lộ nỗi nhớ thương bà da diết. Đọc những vẫn thơ ấy, ta nhận ra ở nhà thơ Bằng Việt là tình yêu thương, sự thấu hiểu và lịng biết ơn vơ tận của nhà thơ đối với bà và cũng là đối với quê hương đất nước. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao.
* Liên hệ - Mở rộng
=> Đó cũng là tình cảm của người bà trong "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh, là bao người mẹ, người chị dịu dàng, đằm thắm đã tơ đậm trang sử vàng chói lọi của truyền thống người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Đọc xong bài thơ, người đọc như được sưởi chung với Bằng Việt hơi ấm của tình yêu thương của gia đình, của cội nguồn, của Tổ quốc.
3. Kết bài
Qua suy ngẫm hồi tưởng và tình cảm của người cháu đã trưởng thành, đoạn thơ đã thể hiện cảm xúc động về bà và tình bà cháu. Qua đó thể hiện lịng kính u, tơn trọng, biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là cháu với quê hương, đất nước. Bài thơ (Đoạn thơ) chứa đựng một triết lí thầm kín: Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài của cuộc đời mỗi con người.
Đề 3 : Cảm nhận của em về đoạn thơ sau
« Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa! Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi, Bố đi đánh xe, khơ rạc ngựa gầy, Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! Tám năm rịng, cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà? Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? »
I.Mở bài:
Trong mỗi mái ấm gia đình, trong nỗi nhớ da diết của tuổi ấu thơ. Hình ảnh người bà lnlà hình ảnh đẹp nhất, lưu lại dấu ấn sâu đậm nhất trong trái tim mỗi con người. Bài thơ « Bếp lửa » của nhà thơ Bằng Việtđã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, để người đọc biết bao thế hệ cùng rung cảm với một bản trường ca về tình bà cháu. Trong bài thơ ấy, ấn tượng với người đọc nhất có lẽ là 4 khổ thơ đầu.
II.Thân bài
1. Khái quát hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả 19 tuổi và đang học ngành Luật ở Liên Xô. Tác phẩm viết theo thể thơ tự do và được đưa vào tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và nghị luận, bài thơ đã xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và là điểm tựa khơi gợi mọi cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu.
2. Cảm nhận đoạn thơ