Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

Một phần của tài liệu Nghị luận văn học về phần thơ NH 22 23 (Trang 71 - 72)

- Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

“Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đấtHuế.”

+ Tác giả có nhắc đến những khúc dân ca xứ Huế “Nam ai”, “Nam bình”, có giai điệu buồn thương nhưng vơ cùng tha thiết.

+ Và qua những khúc “Nam ai”, “nam bình” này thì nhà thơ đã bộc lộ tình yêu tha thiết của mình đối với quê hương, đất nước; thể hiện niềm tin yêu vào cuộc đời, vào đất nước với những giá trị truyền thống vững bền.

3.Đánh giá

Như vậy, bằng biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, cùng các từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị gợi tả, biểu cảm, ba khổ thơ trên đã giúp người đọc cảm nhận được những ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải. Đó là ước nguyện được hịa nhập và dâng hiến để làm đẹp cho cuộc đời. Và đằng sau những vần thơ ấy, ta nhận ra ở Thanh Hải là niềm yêu đời, yêu cuộc sống, là tình u tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước. Tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao.

C. Kết bài

- Đánh giá chung về đoạn thơ

- Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? Em học được bài học gì?

VIẾNG LĂNG BAC

Viễn Phương

Đề 1: Phân tích bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương 1. Mở bài

Viễn Phương là cây bút thơ xuất hiện sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. Thơ ơng thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và rất mộc mạc. Một trong những bài thơ tiêu biểu của ông là bài thơ “Viếng lăng Bác”. Bài thơ được viết trong khơng khí xúc động của nhân dân ta lúc cơng trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được khánh thành sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Bài thơ thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lịng tha thiết thành kính của nhà thơ, của mọi người đối với Bác.

2. Thân bài

*Mạch cảm xúc: Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng,

thành kính, lịng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi đau xót khi tác giả Từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.Mở đầu là cảm xúc bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét: về hàng tre bên lăng gợi hình ảnh q hương, đất nước. Tiếp đó là cảm xúc trước khi trước hình ảnh dịng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về q hương Miền Nam muốn tấm lịng mình vẫn mãi mãi ở lại bên lăng với Bác.

1. Khổ 1, 2: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng

a. Khổ thơ đầu: Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi đứng trước Lăng Bác.

Câu thơ mở đầu: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gọn ngắn gọn như một lời thông báo, nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ mới được ra thăm viếng Bác. Tác giả dùng đại từ “ con” nghe rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình yêu thương để diễn tả tâm trạng xúc động của người con ra thăm cha cách nói giảm, nói tránh khi dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” để giảm nhẹ nỗi đau thương, mất mát đồng thời khiến mọi người cảm thấy hình ảnh của Bác vẫn cịn sống mãi trong tâm tưởng.

Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được là ấn tượng đậm nét về cảnh quan bên lăng Bác là hàng tre: “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” thì ra đến đây nhà thơ lại gặp một hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê Việt Nam và đã trở thành một biểu tượng của dân tộc “ cây tre”. Cây tre đã trở thành “Cây tre Việt Nam” và là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc. Trước hàng tre Viễn Phương xúc động, tự hào và thốt lên:

“Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

Cách nói ẩn dụ “Xanh xanh Việt Nam”, cùng với phép nhân hóa “đứng thẳng hàng” làm nổi bật hình ảnh hàng tre mang màu xanh đất nước, mang dáng dấp của con người Việt Nam hiên ngang, bất khuất . Như vậy khổ thơ đầu bài thơ diễn tả niềm xúc động, thiêng liêng của tác giả khi được vào lăng viếng Bác, khi bắt gặp những hình ảnh hàng tre thân thuộc cảm xúc của tác giả trào dâng.

b. Đứng trước lăng Người tác giả trào dâng niềm xúc động thiêng liêng, thànhkính. Khổ thơ thứ hai của bài thơ được tạo nên từ hai cặp câu với những hình

Một phần của tài liệu Nghị luận văn học về phần thơ NH 22 23 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w