GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đào tạo đại học (Trang 51 - 72)

Sij: Số sinh viên được Nhà nước cấp ngân sách của trường Đại học–

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

DỤC ĐẠI HỌC

Những

.1. Những căn cứ để tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo đại học.

.1.1.Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Đào tạo đại học nói riêng và GDĐT nói chung ở nước ta đang phát triển trong bối cảnh kinh tế xã hội mới là : Năm 2005 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm 2001-2005 vì thế trong năm này các cấp các ngành đang gấp rút hoàn thành các nhiệm vụ của mình, để có thể đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.Trong năm nay chỉ tiêu phát triển GDP là 8,5%,đây là một nhiệm vụ tương đối nặng nề đối với các cấp các ngành liên quan; Chúng ta đang nỗ lực để đựoc gia nhập WTO trong năm 2005 này; Bên cạnh đó nền kinh tế của chúng ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bước sang nền kinh tế tri thức.Vì thế vai trị của giáo dục đại học là vơ cùng quan trong để đào tạo ra nguồn lao động có kỹ năng, có trình độ cao; Luật giáo dục 1998 đang được các nhà làm luật nghiên cứu để sửa đổi và bổ sung; …Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian này có ảnh hưởng tới sự phát triển của đào tạo đại học và vì thế cung ảnh hưởng đến các chính sách nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho đào tạo đại học .

công

.1.2.Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển GDĐH giai đoạn 2001-2010.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 –2010) của nước ta đã nêu lên rõ các quan điểm phát triển chung là:

 Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

 Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết.

 Đẩy mạnh cơng cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và huy động mọi nguồn lực.

Theo quan điểm này, phát triển GDĐH ở nước ta trong giai đoạn trước mắt phải coi trọng vần đề chất lượng và hiệu quả. Vì vậy, phải thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư. Mặt khác trong tương lai chúng ta sẽ có những bước nhảy vọt về kinh tế và cơng nghệ, do đó phải đặc biệt chú trọng vốn đầu tư cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ.

Trong quá trình xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH phải chú trọng đến kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, trong đó có GDĐH để góp phần phát triển mạnh nguồn lực con người với yêu cầu ngày càng cao. Việc phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, kết hợp các nguồn lực trong nước và ngoài nước để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung, phát triển GDĐH nói riêng là tất yếu khách quan phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đất nước.

GDĐH cần phát triển nhiều loại hình đào tạo, chú trọng phát triển loại hình giáo dục ngồi cơng lập, đồng thời tăng cường vai trò chủ đạo của hệ thống giáo dục công lập. Việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút mạnh mẽ và

sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngồi nước đầu tư cho GDĐH là rất quan trọng.

Bên cạnh quan điểm trên, một số quan điểm chỉ đạo đối với phát triển GDĐH cũng được chỉ ra trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đó là:

Thứ nhất, phát triển giáo dục-đào tạo nói chung và phát triển GDĐH nói

riêng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH, là điều kiện cần thiết để phát huy nguồn nhân lực – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Thực hiện quan điểm này, trong những năm trước mắt cần ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đào tạo lực lượng lao động có trình độ đại học với cơ cấu ngành nghề thích hợp đáp ứng yêu cầu cải biến cơ cấu lao động và cơ cấu ngành kinh tế.

Thứ hai, tăng ngân sách cho giáo dục và đào tạo theo nhịp độ phát triển

kinh tế.

Ngân sách Nhà nước được coi là nguồn vốn đầu tư chủ yếu cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là đối với giáo dục phổ thông. Đối với GDĐH, Nhà nước sẽ tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn vốn cho xây dựng lại các đại học quốc gia, các trường đại học trọng điểm. Mặt khác, các trường đại học, cao đằng phải tự thân vận động, tăng cường mở rộng các nguồn vốn đầu tư bằng nhiều hoạt động hướng tới đa dạng hoá các kênh tạo nguồn.

Thứ ba, thực hiện công bằng trong GDĐH và tạo điều kiện phát triển tài

năng.

Trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế, GDĐH Việt Nam cần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này thể hiện chủ yếu trong hai mặt: Thứ nhất, GDĐH có mục tiêu, giáo dục những con người

cơng

có lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội; Thứ hai, GDĐH phải tạo ra sự bình đẳng về cơ hội học tập đại học cho mọi người. Chống lại khuynh hướng thương mại trong GDĐH.

Có thể có nhiều cách thức để thực hiện cơng bằng xã hội trong GDĐH. Một trong số đó là thực hiệu chính sách học phí kết hợp với chính sách hỗ trợ sinh viên đặc biệt là những sinh viên nghèo hoặc sinh viên thuộc diện chính sách xã hội thơng qua các chương trình cho vay, học bổng, trợ cấp.

Đa dạng hố các hình thức, phương thức đào tạo đại học nhằm vừa mở rộng GDĐH, vừa tạo cơ hội cho mọi người lựa chọn con đường thích hợp nhất cho riêng mình để có học vấn cao phù hợp với điều kiện, hồn cảnh cũng là biện pháp để thực hiện công bằng. Đi đôi với việc đa dạng hoá cần thống nhất quản lý GDĐH theo tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng đạo tạo. Những người giỏi và tài năng được xã hội và nhà trường khuyến khích học cao hơn, những cơ sở đào tạo đại học có chất lượng cao, có uy tín và mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giảng viên được giao nhiệm vụ thực hiện những chức năng đầu tầu trong hệ thống GDĐH.

Thứ tư, thực hiện xã hội hố giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức

đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng.

Cần tiếp tục phát triển các đại học dân lập phù hợp với định hướng của hệ thống GDĐH, đồng thời phải đảm bảo cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên… Trong thời đại ngày nay, công nghệ, kỹ thuật thường làm biến đổi rất mau lẹ, người lao dộng muốn làm việc tốt cần phải thường xuyên cập nhật tri thức mới. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng phải quan tâm thích đáng đến nhiệm vụ giáo dục thường xuyên. Trường đại học giữ vai trò là trung tâm văn hố, khoa học của các vùng, địa phương, góp phần hình thành một xã hội học tập.

Thứ năm, phát triển GDĐH phải coi trọng cả ba mặt: quy mô, chất lượng

và hiệu qủa. Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.

Mối quan tâm hàng đầu đối với việc phát triển GDĐH trong những năm tới là phải nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Nhân tố quyết định chất lượng đào tạo là đội ngũ giáo viên. Do vậy, cần triển khai nhanh các biện pháp cấp bách xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đại học, xác lập cơ chế tạo điều kiện cho những người có trình độ cao ở bên ngồi trường đại học (Viện nghiên cứu, các nhà khoa học là người Việt Nam định cư nước ngoài, chuyên gia, giáo sư quốc tế…) tham gia giảng dạy ở các trường đại học ở Việt Nam nhằm bồi dưỡng thêm trình độ cho đội ngũ giáo viên trẻ.

.2.Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo đại học .

Giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng đựơc Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu, vì thế trong những năm qua đã có những chính sách ưu tiên về đầu tư cho giáo dục. Công tác quản lý chi NSNN cho đào tạo đại học trong thời gian qua đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đào tạo đại học, vì thế sự nghiệp đào tạo đại học đã đạt dược những kết quả khả quan như trên. Tuy nhiên mơ hình quản lý hiện nay của chúng ta vẫn cịn nhiều thiếu sót như đã đề cập ở chương II. Mặt khác, do nguồn kinh phí NS cịn hạn hẹp, trong khi đó nhu cầu phát triển giáo dục đại học địi hỏi vừa phải tăng qui mơ vừa phải nâng cao chất lượng đào tạo.Vì thế việc khắc phục những thiếu sót, hạn chế và tìm ra giải pháp tăng cường cơng tác quản lý và sử dụng NS cho đào tạo đại học là vấn đề cấp bách hiện nay.

cơng

.2.1.Thay đổi phương thức cấp phát NSNN cho đào tạo đại học

Hiện nay, Ngân sách Nhà nước cấp vốn cho các trường đại học công lập theo phương thức dựa vào yếu tố đầu vào của các trường đại học (chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm) và mức chi phí chuẩn theo đầu sinh viên tuyển vào đối với từng ngành. Cách phân bổ ngân sách như vậy cịn rất nhiều bất cập: đó là khó có thể xác định chính xác định mức chi cho từng ngành sao cho hợp lý nhất, mặt khác nếu lấy chỉ tiêu sinh viên tuyển sinh hàng năm để làm căn cứ cho việc cấp Ngân sách Nhà nước cho các trường đại học cơng lập là chưa đủ căn cứ bởi vì số lượng sinh viên được tuyển là do quy định của Bộ GD&ĐT. Hơn nữa, cách cấp vốn này tỏ ra kém hiệu quả trong việc khuyến khích nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh chất lượng đào tạo của các trường đại học. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, thì chúng ta nên chuyển sang phương thức cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước cho các trường đại học dựa vào đầu ra, tức là dựa trên số lượng sinh viên ra trường, có thể nói sử dụng chất lượng đầu ra làm thước đo để cấp vốn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, hợp lý hơn cho các trường đại học trong việc nhận nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước. Cách cấp vốn Ngân sách Nhà nước dựa trên chất lượng đầu ra sẽ khắc phục được yếu điểm hiện nay ở các trường đại học là chỉ chạy theo chỉ tiêu số lượng, kiểm soát chặt đầu vào song nới lỏng đầu ra, một hình thức làm giảm nhẹ đi hiệu quả đào tạo.

Đồng thời, cần nhanh chóng đổi mới nội dung, phương pháp và kế hoạch đào tạo đại học, phải tiến hành cải tiến cơ chế phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh và cung cấp tài chính trong GDĐH hiện nay. Việc sử dụng hai loại chỉ tiêu trong phần giao kế hoạch bị chi phối bởi cơ chế phân bổ Ngân sách cho các trường đại học hiện nay là một trong những lý do làm mất hiệu lực của công cụ kế hoạch hoá. Cơ chế phân bổ Ngân sách Nhà nước theo mức chi tính trên đầu sinh viên

cần thiết phải được thay đổi để hướng tới việc thực hiện mục tiêu phân cấp quản lý trong hệ thống giáo dục đại học, tăng cường tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường cũng chính là nội dung của cơ chế tự chủ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu.

.2.2.Xây dựng khn khổ chi tiêu trung hạn cho giáo dục đại học

Trong thời gian qua, dự tốn chi NSNN nói chung và chi NSNN cho đào tạo đại học nói riêng được lập cho từng năm một. Do đó chi NSNN chỉ mới tính đến khả năng của NS trong từng năm riêng rẽ chứ chưa tính đến cả một thời kỳ. Cách quản lý này làm cho q trình chi NSNN thiếu tính chiến lược, làm quá trình đầu tư cho đào tạo đại học thiếu trọng điểm, khơng liền mạch. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên chuyển từ lập kế hoạch ngân sách theo từng năm sang lập kế hoạch ngân sách trong một giai đoạn 3 năm. Theo đó kế hoạch chi tiêu của sự nghiệp đào tạo đại học sẽ được lập cho cả một giai đoạn 3 năm.

Giả sử năm nay là năm 2005 thì kế hoạch chi tiêu được lập cho cả giai đoạn 3 năm 2006,2007,2008. Tuy nhiên kế hoạch NS vẫn đựơc lập cụ thể cho từng năm riêng nhưng phải nằm trong kế hoạch chung của cả giai đoạn. Do đó, trong năm 2005 này sẽ vẫn lập kế hoạch chi cho năm 2006 nhưng phải trong mối liên hệ của cả 3 năm. Sang tới năm 2006, chúng ta lai lập kế hoạch chung cho giai đoạn 2007 đến 2009, đồng thời lại lập kế hoạch chi cho năm 2007.

Theo cách xây dựng kế hoạch chi như trên sẽ giúp cho quá trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp đào tạo đại học đựơc chủ động hơn về nguồn NS, đầu tư có tính chiến lược hơn, hiệu quả cao hơn.

công

.2.3.Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên cho đào tạo đại học

Việc sắp xếp các khoản chi thường xuyên cho đào tạo đại học là giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí. Tuy nhiên với nguồn kinh phí NS cịn hạn hẹp như hiện nay,việc bố trí sử dụng các khoản kinh phí đó như thế nào để đạt được hiệu quả đào tạo và hiệu quả sử dụng một cách tối ưu lại là vấn đề không hề đơn giản.

Để nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường chất lượng đào tạo trong thời gian tới thì cần phải đổi mới cơ cấu giữa các khoản mục chi trong chi thường xuyên. Vì đây là khoản chi lớn nhất cho đào tạo đại học và cung là khoản chi dễ dẫn tới tiêu cực nhất, bởi vậy cơ cấu chi thường xuyên trong thời gian tới cần được bố trí theo hướng :

Nhóm chi cho con người :

Trong nhóm này bao gốm các khoản lương, phụ cấp lương, phúc lợi, BHXH cho giáo viên, học bổng sinh viên…Hiện nay, đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất gần 50%, khoản chi này quá lớn sẽ làm ảnh hưởng đến số chi cho các nhóm khác.Vì thế trong thời gian tới cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp hơn. Tuy nhiên việc giảm tỷ trọng nhóm chi này lại mâu thuẫn với yêu cầu thực tế về đảm bảo không ngừng tăng thu nhập cho giáo viên hiện có và nhu cầu mở rộng đội ngũ giáo viên trong tương lai,vì tỷ lệ sinh viên trên 1 giáo viên hiện nay ở nước ta còn rất cao khoảng xấp xỉ 30SV/GV trong khi đó ở các nước tỷ lệ này là 10/1- 15/1.

Để giải quyết được mâu thuẫn này, một mặt các trường cần phải sắp xếp lại đội ngũ cán bộ phục vụ theo hướng tinh giản, mặt khác phải tăng cường huy động các nguồn tài chính khác như thu về tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy thêm…trên cơ sở đó có thể tạo thêm nguồn tài chính đảm bảo chi trả cho đội

ngũ giảng viên, thực sự khuyến kkhích họ đầu tư cơng sức cho nghiên cứu và giảng dạy. Nhóm chi này nên giảm dần tỷ trọng trong tổng chi thường xuyên xuống còn khoảng 32-35% trong giai đoạn 2005-2010.

Nhóm chi cho cơng tác quản lý hành chính :

Nhóm chi này bao gồm các khoản: chi về cơng tác phí, nghiệp vụ phí, hội nghị phí… nhằm đảm bảo các nhu cầu vật chất phục vụ cho cơng tác quản lý hành chính trong các cơ sở đào tạo đại học-cao đẳng. Thời gian qua mặc dù tỷ trọng nhóm chi này có xu hướng giảm xuống, song tỷ lệ này trên thực tế vẫn cao hơn so với kế hoạch ( thực trạng nhóm chi này chiếm 15-20% trên tổng chi thường xuyên, trong khi theo kế hoạch nó chỉ chiếm khoảng 8% ). Trong những

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho đào tạo đại học (Trang 51 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)