7.3.2.1 Tận dụng bạc đỡ ACM hay đồng thanh chì
Nếu lớp hợp kim chống ma sát tráng trên cốt thép cịn độ dầy 0,50 ÷ 0,70 mm thì vẫn có thể dùng lại được nếu ta gia cơng lại để dùng cho các cổ tương ứng. Khi dùng bạc cũ thì phải đạt được các yêu cầu sau:
- Lớp hợp kim chống ma sát còn đủ độ dày, khơng tróc rỗ, cào xước, độ dầy bạc đỡ đủ yêu cầu. Có thể cắt mép, cắt hẹp bề ngang, uốn cong, gia công lại lớp hợp kim chống ma sát đúng yêu cầu kỹ thuật.
7.3.2.2 Thay bạc đỡ trung gian
Các bạc cổ chính có cỡ bạc sửa chữa, nên cần phải mài cổ trục có kích thước tương ứng.
Bạc cổ chính có kích thước sửa chữa phụ thì thay bạc có kích thước phụ do nhà máy chế tạo sẵn, hoặc tiện bạc cũ để có kích thước này.
7.3.2.3 Tiện bạc đỡ
Tiên bạc đỡ trên máy tiện chuyên dùng, máy tiện vặn năng, máy doa đứng... kèm theo đồ giá.
a. Tiện bạc thanh truyền:
Lắp bạc thanh truyền vào thanh truyền, đảm bảo tiếp xúc tốt, xiết bu lông thanh truyền đúng mô men.
Xác định độ vươn của dao A: A = R1 + R2 + k/2 (mm); Trong đó:
A - Độ vươn của dao (mm).
R1 - Bán kính cổ trục khuỷu (mm). R2 - Bán kính trục dao (mm).
K - Độ hở giữa cổ trục và bạc (mm).
b. Tiện bạc cổ chính:
Tiện riêng lẻ từng chiếc như tiện bạc thanh truyền thì độ chính xác kém, tiện hàng loạt trên thân máy bằng máy tiện chuyên dùng sẽ đạt được độ chính xác cao.
c. Yêu cầu kỹ thuật của bạc:
- Độ bóng phải đạt được cao. - Độ hở đúng quy định.
- Đảm bảo độ dơi mối ghép bạc (-0,20 ÷ 0,30) mm.
d. Chọn lắp bạc đỡ:
Bạc đỡ cổ chính và cổ thanh truyền khơng mang tính chất lắp lẫn hồn tồn, vì vậy cần phải chọn theo u cầu sau đây:
- Đúng kích thước nguyên thủy hay sửa chữa. - Đúng với cấu tạo.
- Đảm bảo độ dôi mối ghép.
- Đảm bảo độ hở giữa bạc và cổ trục. - Đảm bảo độ dịch dọc của thanh truyền. - Đảm bảo độ dịch dọc của trục khuỷu.
Câu hỏi
Câu 1. Trình bày hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của trục khuỷu?
Câu 2. Trình bày hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của bạc lót trục khuỷu? Câu 3. Trình bày phương pháp kiểm tra trục khuỷu?
Câu 4. Trình bày phương pháp kiểm tra bạc lót trục khuỷu? Câu 5. Trình bày quy trình sửa chữa, sai hỏng của trục khuỷu?
Câu 6. Trình bày quy trình sửa chữa, sai hỏng của bạc lót trục khuỷu?
NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ
- Về kiến thức:
+ Nhiệm vụ, cấu tạo của nắp máy, thân máy, xy lanh, các te, cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pít tơng
+ Những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được những sai hỏng của các bộ phận cố định và chuyển động của động cơ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Về kỹ năng:
+ Nhận dạng các chi tiết phần cố định và chuyển động của động cơ
+ Tháo, lắp, kiểm tra các sai hỏng của động cơ đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an tồn
+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý
+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 70%
Tài liệu tham khảo
+ Nguyễn Tất Tiến (2009), Nguyên lý động cơ đốt trong, NXB Giáo dục. + Hồng Đình Long (2006), Kỹ thuật sửa chữa ơ tô, NXB GD.
+ Phạm Minh Tuấn (2006), Động cơ đốt trong, NXB KH&KT. + Tài liệu hãng ô tô TOYOTA.
+ Video về kiểm tra sai hỏng chi tiết
+ Tranh treo tường về cấu tạo và quy trình tháo lắp sửa chữa + Phiếu kiểm tra