1. Xuất tiền mặt trả nợ người bán theo phiếu chi số 15 ngày 3/10: 28.000.
2. Tính tiền điện phải trả phục vụ cho các bộ phận theo hoá đơn số 541236 ngày 15/10: – Bộ phận sản xuất kinh doanh: 8.000
– Bộ phận hành chính sự nghiệp: 10.000 – Bộ phận dự án: 3.000
Tất cả đều chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT: 10%.
3. Tính tiền điện thoại phải trả phục vụ cho các bộ phận theo hoá đơn số 35641 ngày 16/10: – Bộ phận sản xuất kinh doanh: 5.000
– Bộ phận hành chính sự nghiệp: 7.000 – Bộ phận dự án: 2.000
Tất cả đều chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT: 10%.
4. Theo biên bản số 15 ngày 20/11 số vật liệu thừa quý III được xử lý như sau: – Bổ sung nguồn kinh phí hoạt động: 5.000
– Giảm chi hoạt động: 2.000 – Bổ sung quỹ cơ quan: 2.500
5. Rút tiền gửi ngân hàng trả nợ công ty vận chuyển vật liệu mua từ tháng 9: 600, giấy báo nợ số 3561 ngày 25/11.
6. Xuất quỹ tiền mặt tạm ứng cho cán bộ A: 15.000 (phiếu chi số 531 ngày 8/12). 7. Cán bộ A thanh toán tạm ứng theo giấy thanh toán tạm ứng số 125 ngày 10/12:
– Trả nợ người bán: 10.000
– Mua vật liệu nhập kho phục vụ hành chính sự nghiệp: 5.000, chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT: 10%.
– Phần thiếu được thanh toán bằng tiền mặt theo phiếu chi số 456 cùng ngày. 8. Biên bản kiểm kê tài sản cuối năm số 04 ngày 28/12 phát hiện:
– Tiền mặt thừa: 5.000
– Công cụ dụng cụ thừa: 800 – Tất cả chưa rõ lý do.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
2. Nếu số tài sản thừa nói trên phải nộp ngân sách một nửa và bổ sung nguồn kinh phí một nửa thì hạch tốn như thế nào?
Biết rằng:
Bộ phận SXKD xản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Bài 4.3:
Một số nghiệp vụ liên quan đến các khoản phải nộp ngân sách nhà nước trong tháng 8/N như sau:
I. Số dư đầu kỳ:
TK 333: 50.000
Các tài khoản khác có số dư phù hợp.