Sinh cảnh núi đá vôi thuộc khu canh tác (SC1): Bao gồm có các dải núi đá hoặc quả núi độc lập nằm trong và giáp với khu nương rẫy, rừng trồng, vườn hoa màu, vườn cây ăn quả, đồng ruộng và đất nông nghiệp khác. Khu vực này bị tác động nhiều nhất bao gồm các tác động của con người và chăn thả gia súc. Ở dạng sinh cảnh này ghi nhận được 19 loài (chiếm 67,9% của tổng số loài), các loài tắc kè sinh sống ở sinh cảnh này là khá cao, các loài ghi nhận ở sinh cảnh này phần lớn là các loài phổ biến và phân bố rộng như: Giống Thạch sùng (Hemidactylus) gồm có lồi H. bowringii, H. frenatus, H. ganotii và H.
platyurus; giống Thằn lằn chân lá (Dixonius) gồm có D. lao, D. siamensis, D. somchanhae và Dixonius sp.; giống Tắc kè (Gekko) gồm có lồi G. gecko, G. aaronbaueri và G. khunkhamensis; giống Thạch sùng cụt (Gehyra) gồm có G. mutilata, Gehyra sp.1 và Gehyra sp.2; giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus)
gồm có C. houaphanensis, C. ngoiensis, C. teyniei và C. wayakonei; giống
Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus) chỉ có 1 lồi Hemiphyllodactylus kiziriani.
0 5 10 15 20 25 Cyrtodactylus Dixonius Gekko Gehyra Hemidactylus Hemiphyllodactylus
Núi đá vôi thuộc khu canh tác Núi đá vôi thuộc khu rừng thứ sinh Núi đá vôi thuộc khu rừng nguyên sinh
Sinh cảnh núi đá vôi thuộc khu rừng thứ sinh (SC2): Bao gồm các khu có núi đá nằm trong rừng tự nhiên đang phục hồi, rừng hỗn giao, khu vực này ít bị tác động hơn. Ở dạng sinh cảnh này có các lồi tắc kè phân bố nhiều nhất, ghi nhận được 22 loài (chiếm 78,6% tổng số lồi), có nhiều lồi ít phổ biến hơn phân bố ở sinh cảnh này như: Giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus) gồm có lồi C. houaphanensis; C. interdigitalis; C. muangfuangensis; C. ngoiensis; C.
pageli; C. teyniei; C. wayakonei; Cyrtodactylus sp.1 và Cyrtodactylus sp.2. Giống Tắc kè (Gekko) gồm có lồi G. gecko; G. aaronbaueri; G. kabkaebin và
G. khunkhamensis. Giống Thạch sùng cụt (Gehyra) gồm có G. mutilata; Gehyra sp.1 và Gehyra sp.2. Giống Thạch sùng (Hemidactylus) gồm có lồi H. ganotii và H. platyurus. Giống Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus) H.
kiziriani; H. serpispecus. Một loài Thằn lằn chân lá Dixonius sp.
Sinh cảnh núi đá vôi thuộc rừng nguyên sinh (SC3): Bao gồm các khu núi đá vôi nằm trong rừng tương đối nguyên sinh chưa bị tác động, địa hình hiểm trở, khó tiếp cận nên phạm vi điều tra tương đối hẹp. Sinh cảnh này đã ghi nhận được 14 loài (chiếm 50% tổng số loài), các loài ghi nhận ở sinh cảnh này bao gồm các loài hiếm gặp như: Giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus) gồm có lồi C. interdigitalis; C. muangfuangensis; C. pageli; C. teyniei; C. wayakonei; Cyrtodactylus sp.1 và Cyrtodactylus sp.2. Giống Tắc kè (Gekko) gồm có lồi G. gecko; G. kabkaebin và G. khunkhamensis. Giống Thạch sùng cụt (Gehyra) gồm
có G. mutilata. Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus) gồm có lồi H. kiziriani; H. serpispecus; Hemiphyllodactylus sp.1 và Hemiphyllodactylus sp.2.
Một số lồi có phân bố cả 3 sinh cảnh như: Cyrtodactylus teyniei; Cyrtodactylus wayakonei; Gekko gecko; Gekko khunkhamensis; Gehyra mutilata; Hemiphyllodactylus kiziriani. Tuy nhiên, trong nghiên cứu cả 3 sinh
cảnh tỷ lệ điều tra có thể khơng bằng nhau, nhưng về số liệu nghiên cứu cũng có thể khẳng định được là có sự khác biệt và phân biệt được về mặt phân bố của các loài ở các sinh cảnh.
3.4.2. Phân bố theo đai độ cao
Hiện nay có một số quan điểm phân chia đai độ cao khác nhau ở Việt Nam như Vũ Tự Lập (2011) đã phân chia các đai độ cao theo đai khí hậu và Bain & Hurley (2011) căn cứ vào điều kiện tự nhiên (địa hình, thảm thực vật). Ở KVNC được chia độ cao thành 6 mức mỗi mức 200 m, như độ cao dưới 200 m, từ 200 m đến dưới 400 m, từ 400 m đến dưới 600 m, từ 600 m đến dưới 800 m, từ 800 m đến dưới 1.000 m và từ 1.000 m trở lên. Dựa trên các mẫu vật thu, gặp và ghi nhận đã tổng hợp ở (phụ lục) và tóm tắt ở (hình 3.39).
Nước CHDCND Lào có độ cao so với nước biển từ 49 m đến 2.820 m, miền Bắc có độ cao từ 178 m đến 2.273 m, miền Trung có độ cao từ 109 m đến 2.820 m và miền Nam có độ cao từ 49 m đến 2.210 m (Google Earth Pro. 10/06/2021).