Các vấn đề liên quan đến bảo tồn Tắc kè ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 103)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn Tắc kè ở khu vực nghiên cứu

3.5.1. Các loài quý hiếm và đặc hữu

Dựa trên các cơ sở về mặt pháp lý và khoa học để xác định các loài quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các tài liệu tham khảo ở phạm vi của Lào gồm Nghị định số 08/CP/2021 của Chính phủ về danh lục động vật hoang dã ở Lào; tài liệu quốc tế gồm Danh lục Đỏ IUCN (2021), Phụ lục CITES (2021). Các loài chỉ phân bố ở Lào được coi là loài đặc hữu.

Theo đó đã xác định được 09 loài tắc kè bị đe dọa trong Danh lục Đỏ IUCN (2021), cụ thể như sau: Loài Thằn lằn ngón Cyrtodactylus jaegeri bị đe dọa cấp CR (Rất nguy cấp), Cyrtodactylus khammouanensis;

Cyrtodactylus lomyenensis; Gekko aaronbaueri; Gekko boehmei; Gekko bonkowskii; Gekko sengchanthavongi; Gekko thakhekensis bị đe doạ cấp VU (Sẽ nguy cấp); và loài Thằn lằn ngón Cyrtodactylus wayakonei bị đe doạ cấp NT (Sắp bị đe dọa).

Có 45 loài có tên trong Nghị định số 08/CP/2021 của Chính phủ về danh lục động vật hoang dã. Loài Cnemaspis laoensis; Giống Thằn lằn ngón

(Cyrtodactylus) có 22 loài: C. bansocensis; C. buchardi; C. calamei; C. cryptus; C. darevskii; C. hinnamnoensis; C. interdigitalis; C. jaegeri; C. jarujini; C. khammouanensis; C. lomyenensis; C. multiporus; C. pageli; C. roesleri; C. rufford; C. sommerladi; C. soudthichaki; C. spelaeus; C. teyniei;

C. thathomensis; C, vilaphongi; C. wayakonei. Giống Thằn lằn chân lá (Dixonius) có 1 loài: D. siamensis. Giống Tắc kè (Gekko) có 11 loài: G. aaronbaueri; G. boehmei; G. bonkowskii; G. gecko; G. kabkaebin; G. lionotum; G. nadenensis; G. petricolus; G. scientiadventura; G. sengchanthavongi; G. thakhekensis. Giống Thạch sùng cụt 1 loài là Gehyra mutilata. Giống Thạch sùng (Hemidactylus) có 5 loài: H. aquilonius; H. bowringii; H. frenatus; H. ganotii; H. platyurus. Giống Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus) có 4 loài: H. indosobrinus; H. kiziriani; H. serpispecus; H. yunnanensis. Tất cả 45 loài đều được xếp vào danh lục II (nhóm động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, môi trường và nghiên cứu khoa học).

Có 33 loài đặc hữu của nước Lào bao gồm: Loài Thằn lằn đá ngươi tròn Cnemaspis laoensis; Giống Thằn lằn ngón (Cyrtodactylus): C. bansocensis; C. buchardi; C. calamei; C. darevskii; C. hinnamnoensis; C. houaphanensis; C. jaegeri; C. khammouanensis; C. lomyenensis; C. muangfuangensis; C. multiporus; C. ngoiensis; C. pageli; C. rufford; C. sommerladi; C. soudthichaki; C. spelaeus; C. teyniei; C. thathomensis; C. vilaphongi; C. wayakonei. Giống Thằn lằn chân lá (Dixonius): D. lao; D. somchanhae. Giống Tắc kè (Gekko): G. aaronbaueri; G. boehmei; G. bonkowskii; G. kabkaebin; G. nadenensis; G. sengchanthavongi; G. Thakhekensis. Giống Thạch sùng dẹp (Hemiphyllodactylus): H. indosobrinus; H. kiziriani; H. serpispecus (bảng 3.6).

Bảng 3.6. Các loài quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại KVNC

Stt Tên

Việt Nam Tên khoa học IUCN 2021 CP Đặc hữu Sinh cảnh ghi nhận SC1 SC2 SC3 1 Thằn lằn ngón Húa Phăn Cyrtodactylus houaphanensis II + x x 2 Thằn lằn ngón ja-ger-ri Cyrtodactylus jaegeri CR II + x 3 Thằn lằn ngón khăm muôn Cyrtodactylus khammouanensis VU II + x 4 Thằn lằn ngón lôm dên Cyrtodactylus lomyenensis VU II + x 5 Thằn lằn ngón mường phương Cyrtodactylus muangfuangensis II + x x 6 Thằn lằn ngón ngoi Cyrtodactylus ngoiensis II + x x 7 Thằn lằn ngón vay nha kon

Cyrtodactylus

wayakonei NT II x x x

8 Thằn lằn chân

lá lao Dixonius lao II + x x

9 Thằn lằn chân lá sôm chăn

Dixonius

somchanhae II + x x

10 Tắc kè

a ron bau ri Gekko aaronbaueri VU II + x x

11 Tắc kè bô me Gekko boehmei VU II + x

12 Tắc kè

bon kao sa ki Gekko bonkowskii VU II + x

13 Tắc kè

khun khăm

Gekko

khunkhamensis + x x x

14 Tắc kè seng chăn tha vông

Gekko

sengchanthavongi VU II + x

Ghi chú:(IUCN):Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế; (NĐCP): Nghị định số 08/CP/2021 của Chính phủ về danh lục động vật hoang dã Lào, II: nhóm động vật rừng hạn chế khai thác; (SC1): Sinh cảnh Núi đá vôi thuộc khu canh tác; (SC2): Sinh cảnh núi đá vôi thuộc khu rừng thứ sinh; (SC3): Sinh cảnh núi đá vôi thuộc rừng nguyên sinh.

Ghi nhận các loài quý, hiếm theo sinh cảnh nghiên cứu: Sinh cảnh núi đá vôi thuộc khu rừng thứ sinh (SC2) ghi nhận được nhiều loài quý, hiếm nhất với 15 loài (Chiếm 100% của tổng số loài quý, hiếm). Sinh cảnh núi đá vôi thuộc khu canh tác (SC1) ghi nhận được 07 loài quý hiếm (Chiếm 46,7% của tổng số loài quý, hiếm). Sinh cảnh núi đá vôi thuộc rừng nguyên sinh (SC3) là sinh cảnh ghi nhận ít nhất như 03 loài (Chiếm 20% của tổng số loài quý, hiếm). Trong đó có 02 loài ghi nhân được ở cả 3 sinh cảnh: Thằn lằn ngón C. wayakonei và Tắc kè G. khunkhamensis, có 06 loài ghi nhận được ở 2 sinh cảnh: C. houaphanensis; C. muangfuangensis; C. ngoiensis; D. lao;

D. somchanhae; G. aaronbaueri; có 07 loài chỉ ghi nhận được ở một sinh cảnh: C. jaegeri; C. khammouanensis; C. lomyenensis; G. boehmei; G. bonkowskii; G. sengchanthavongi; G. thakhekensis (bảng 3.6).

Ghi nhận các loài quý, hiếm theo độ cao: các loài quý, hiếm có phân bố từ độ cao dưới 200 m đến 1.000 m, chi tiết phân bố của các loài ở các đai độ cao như sau: đai độ cao dưới 200 m gồm có 09 loài (chiếm 60% tổng số loài quý, hiếm), đai độ cao từ 200 đến dưới 400 m gồm có 04 loài (chiếm 26,7% tổng số loài quý, hiếm), đai độ cao từ 400 đến dưới 600 m gồm có 01 loài (chiếm 6,7% tổng số loài quý, hiếm), đai độ cao từ 600 đến dưới 800 m gồm có 02 loài (chiếm 13,3% tổng số loài quý, hiếm) và đai độ cao từ 800 đến dưới 1.000 m có 01 loài (chiếm 6,7% tổng số loài quý, hiếm), còn đai độ cao 1.000 m trở lên là không có loài nào. Điều này cho biết độ cao có ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và sự thích nghi của họ Tắc kè, độ cao càng tăng số loài tắc kè phân bố càng ít đi (hình 3.42).

Hình 3.42. Phân bố của các loài quý, hiếm theo độ cao tại KVNC

Các loài quý, hiếm tại khu vực nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao có tới 15 loài (chiếm 30% tổng số loài tắc kè ở Lào), có tới 33 loài đặc hữu có vùng phân bố hẹp và chỉ có phân bố ở Lào (chiếm 66% tổng số loài tắc kè ở Lào), có tới 06 loài phát hiện mới cho khoa học (chiếm 12% tổng số loài tắc kè ở Lào). Cần ưu tiên bảo tồn các dạng sinh cảnh sống của chúng và tiến hành thêm các đợt nghiên cứu nhằm tìm kiếm thêm các loài quý, hiếm và loài mới cho khoa học.

3.5.2 Các nhân tố đe doạ đến các loài tắc kè

Để có cơ sở trong việc quy hoạch bảo tồn các loài tắc kè, cũng như tìm kiếm các giải pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực của con người đến sinh cảnh sống và quần thể các loài tắc kè, trong giới hạn nghiên cứu được tiến hành phân tích hai nhóm nhân tố chính tác động đến các loài tắc kè tại khu vực nghiên cứu như sau:

1). Sự mất và suy thoái sinh cảnh sống

Phá rừng làm nương rẫy: Phần lớn diện tích rừng ở khu vực nghiên

cứu thuộc vùng núi đá vôi đặc trưng bởi các đỉnh núi xen kẽ các thung lũng, nên người dân thường tận dụng các mảnh đất có thể canh tác được để khai hoang làm nương rẫy đặc biệt các tỉnh miền Bắc bởi vì trạng thái núi đá vôi có đất và cây rừng bao phủ nhiều nên người dân hay tận dụng vào các khu này.

0 1 2 3 Cyrtodactylus houaphanensis Cyrtodactylus jaegeri Cyrtodactylus khammouanensis Cyrtodactylus lomyenensis Cyrtodactylus muangfuangensis Cyrtodactylus ngoiensis Cyrtodactylus wayakonei Dixonius lao Dixonius somchanhae Gekko aaronbaueri Gekko boehmei Gekko bonkowskii Gekko khunkhamensis Gekko sengchanthavongi Gekko thakhekensis <200 200-400 400-600 600-800 800-1000 >1000

Hình 3.43. Nương rẫy đang đốt tại tỉnh Húa Phăn

Hình 3.44. Nương mới chồng lúa tại tỉnh Xiêng Khoảng

Việc phá rừng làm nương rẫy tương đối phổ biến, điều này gây chết trực tiếp một số loài tắc kè và các con mồi của chúng khi đốt rừng, gây cạn kiệt nguồn nước, phá vỡ sinh cảnh tự nhiên của các loài tắc kè. Hoạt động này chủ yếu diễn ra tại các tỉnh miền Bắc như tỉnh Húa Phăn, Xiêng Khoảng, Luông Pha Bang và tỉnh U Đôm Xay (hình 3.43 và 3.44).

Khai thác mỏ đá: Việc khai thác đá ở các tỉnh của Lào đang bật nổi lên

rất nhiều đặc biệt các tỉnh có núi đá vôi nhiều như tỉnh Khăm Muôn, tỉnh Viêng Chăn, tỉnh Húa Phăn và tỉnh Luông Pha Bang. Khai thác đá làm mất sinh cảnh tự nhiên của các loài tắc kè có ảnh hướng đến sự sinh sản và sinh sống của chúng, bởi vì các loài tắc kè phần lớn là dựa vào các vách đá, các hang động và các loài cây ở núi đá để sinh sống (hình 3.45, 3.46 và 3.47).

Hình 3.45. Nhà máy nghiền đá ở tỉnh Húa Phăn

Hình 3.46. Nhà máy nghiền đá ở tỉnh Khăm Muôn

Hình 3.47. Các nhà máy nghiền đá ở tỉnh Viêng Chăn ngồn ảnh: (Google Earth Pro, 01/12/2020) ngồn ảnh: (Google Earth Pro, 01/12/2020)

Các công trình khai thác đá làm ảnh hướng đến rất nhiều loài tắc kè do vúi đá vôi là môi trường sinh sống thích hợp của các loài tắc kè như trong nghiên cứu này đã chỉ ra có tới 22 loài bắt gặp ở vách đá chiếm 62,9% của tổng số 28 loài, vì vậy cho thấy khu rừng núi đá vôi là rất quan trọng đối với sự sống của các loài tắc kè.

Công trình làm đường giao thông: Dự án làm đường ở tỉnh Húa Phăn

từ Mương Hiêm qua Mương Xon tới Pha Thi và Từ Mương Xon đến biên giới Lào-Việt Nam đã tàn phá một diện tích lớn rừng tự nhiên tại con đương nhiều đoạn có xiên vào khu Vườn Quốc Gia Nam Ét-Phu Lơi và một số núi đá vôi phải bị phá nổ, các tuyến đường mới tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và vận chuyển gỗ trái phép (hình 3.48, 3.49 và 3.50).

Hình 3.48. Đường đang làm từ Mương Hiêm qua

VQG Nam Ét-Phu Lơi

Hình 3.49. Đường đang làm từ Mương Xon qua VQG Nam Ét-Phu Lơi

Hình 3.50. Đường có đoạn qua núi đá từ Mương Xon

ra biên giới Viêt Nam

Con đường chia cắt sinh cảnh sống của nhiều loài tắc kè bởi vì nhiều loài tắc kè với khả năng di chuyển hạn chế nếu có tác động thì càng ít di chuyển hơn. Ngoài ra việc làm đường gây sạt lở, xói mòn đất và bồi lấp các hang hốc, vách đá trong rừng, bị mất sinh cảnh sống tự nhiên của các loài động vật nói chung các loài tắc kè nói riêng.

Cháy rừng lan tràn: Đến mùa khô hàng năm từ tháng 12 đến tháng 04

năm sau, có rất nhiều khu vực của Lào hay xảy ra cháy rừng lan tràn trong thời gian khảo sát KVNC cũng có gặp trực tiếp một số vụ cháy rừng. Hiên tại ở Lào chưa có cơ quan tổ chức nào chịu trách nhiệm chính thức và quản lý về việc này, cho nên rất nhiều vụ cháy rừng là để nó tự tắt (hình 3.51 và 3.52).

Hình 3.51. Vụ cháy rừng lan tràn ở tỉnh Húa Phăn

Hình 3.52. Vụ cháy rừng lan tràn ở tỉnh U Đôm xay

Cháy rừng có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của các loài tắc kè đặc biệt các loài sinh sống ở trên cây và mặt đất, làm giảm kích thước quần thể và có thể dẫn đến cho một số loài tuyệt chủng vì nhiều loài tắc kè có quần thể nhỏ và di chuyển hẹp và chậm. Cháy rừng còn phá hại nơi sinh sống và làm giảm nguồn thức ăn của chúng.

Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ: Nói về khai thác gỗ Nước CHDCND Lào là rất nổi tiếng sau khi giải phóng đất nước, năm 1960 Lào có độ che phủ khoảng 71% của diện tích cả nước và đến năm 2015 độ che phủ chỉ còn khoảng 40%, trong khoảng năm 1980-2010 thu nhập chính của Lào là từ khai thác rừng, do vị trí địa lý diện tích phần lớn là đồi núi khí hậu nhiệt đới có nhiều các loài cây gỗ lớn, quý và có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2015 chính phủ Lào ban hành Nghị định số 15/CP/2015 về dừng khai thác rừng tự nhiên và xuất khẩu gỗ khúc ra nước ngoài.

Đến nay việc khai thác gỗ trái phép vẫn xảy ra, trong nghiên cứu và khảo sát thực địa KVNC chủ yếu là rừng núi đá vôi cũng có nhiều loài cây gỗ quý, nên việc khai thác gỗ trái pháp luật diễn ra khá phổ biến và thường xuyên. Bên cạnh đó việc khai thác gỗ với nhu cầu sử dung trong gia đình của người dân như làm nhà, làm củi... khai thác gỗ khu vực núi đá vôi ảnh hưỏng đến sinh cảnh sống và nguồn thức ăn của các loài tắc kè và có thể làm cho một số loài mất đi ở khu vực đó.

2). Săn bắt quá mức

Săn bắt làm thực phẩm và ngâm rượu: Một số loài tắc kè bị khai thác để làm thực phẩm chế biến thuốc như Tắc kè hoa Gekko gecko, Chủ yếu là bị khai thác để ngâm rượu làm thuốc và làm thành phần chế biến một số bài thuốc gia truyền(hình 3.53 và 3.54).

Hình 3.53. Con Tắc kè để dùng làm dược liệu. Nguồn ảnh:

https://gomsubattrang360.com/tin- tuc/cach-ngam-ruou-tac-ke/

Hình 3.54. Con Tắc kè để dùng làm dược liệu và ngâm rượu. Nguồn ảnh:

https://duoclieuthaison.com/ruou-tac-ke/

Ở các đợt khảo sát và thu thập thông tin thì người dân địa phương là không có sử dụng Tắc kè, chỉ là bắt để bán khi có người đến thu mua, kích thước bán được là phải dài trên 25 cm với giá khoảng 20.000-50.000 kíp tiền Lào một con (tương đương khoảng 50.000-125.000 VNĐ/1con) số lượng Tắc kè thu mua này được bán trực tiếp cho thương lái Trung Quốc và Việt Nam. Hàng năm có hàng chục tấn Tắc kè xuất khẩu sang Việt Nam và Trung Quốc.

3.5.3 Một số giải pháp đề xuất đối với công tác bảo tồn

Căn cứ vào tình hình thực tiễn và đánh giá các nhân tố tác động ở phần trên, tôi đề xuất một số giải pháp với công tác bảo tồn các loài tắc kè ở khu vực nghiên cứu như sau:

1). Các Điểm cần ưu tiên bảo tồn

Để xác định Điểm ưu tiên bảo tồn tại KVNC, trước hết phải lựa chọn sinh cảnh ưu tiên bảo tồn. Sử dụng phương pháp cho điểm của 5 tiêu chí.

Theo đánh giá và cho điểm, đã xác định được điểm đạt tiêu chuẩn ưu tiên bảo tồn có tổng số điểm cao là: Khun Khăm, Bua La Pha tỉnh Khăm Muôn; Văng Viêng, Mường Phương tỉnh Viêng Chăn; Na Mo tỉnh U Đôm Xay; Mường Ngoi tỉnh Luông Pha Bang; Mường Xon và Viêng Xay tỉnh Húa Phăn.

Bảng 3.7. Bảng đánh giá các Điểm ưu tiên bảo tồn các loài tắc kè Các địa Các địa điểm NC Đa dạng loài Số loài quý, hiếm Chất lượng sinh cảnh Mức độ tác động Mức độ bảo vệ Tổng điểm Đ1 9 3 6 9 9 36 Đ2 10 10 9 10 12 51 Đ3 9 6 4 10 9 38 Đ4 3 3 6 9 9 30 Đ5 9 6 7 8 8 38 Đ6 6 5 6 8 7 32 Đ7 3 0 6 8 6 23 Đ8 3 0 6 9 6 24 Đ9 10 9 9 9 12 49 Đ10 12 10 9 10 12 53 Đ11 9 8 9 6 5 37 Đ12 8 3 7 6 6 30 Đ13 10 9 9 10 10 48

Ghi chú: Đ1:Văng Viêng; Đ2: Mường Phương; Đ3: Na Mo; Đ4: Mường Xay Đ5: Mường Ngoi; Đ6: Luông Pha Bang; Đ7: Phu Kut; Đ8: Nong Hẹt; Đ9: Khun Khăm; Đ10: Bua La Pha; Đ11: Mường Hiêm; Đ12: Mường Xon; Đ13: Viêng Xay.

Dựa theo kết quả đánh giá đã xác định được 6 điểm được ưu tiên bảo tồn gồm: huyện Bua La Pha là có tổng số điểm cao nhất với 53 điểm, Mường Phương 51 điểm, Khun Khăm 49 điểm, Viêng Xay 48 điểm, Na Mo và Mương Ngoi đều là 38 điểm. các điểm đạt tiêu chuẩn ưu tiên bảo tồn là do có sự đa dạng về thành phần loài, có các loài quý, hiểm đang bị đe dọa, có mức độ tác động cao, sinh cảnh sống không được tốt và nằm ngoài hệ thống khu bảo tồn.

Khu vực ưu tiên bảo tồn được xác định dựa trên điểm ưu tiên bảo tồn và số loài quý hiếm có mặt ở điểm đó. Theo đó đã xác định được khu vực ưu tiên bảo tồn các loài tắc kè là vùng núi đá vôi tập trung nhiều như KVNC tỉnh Khăm Muôn gồm các loài quý hiếm: Cyrtodactylus jaegeri; Cyrtodactylus khammouanensis; Cyrtodactylus lomyenensis; Dixonius lao; Gekko aaronbaueri; Gekko boehmei; Gekko bonkowskii; Gekko khunkhamensis; Gekko sengchanthavongi; Gekko thakhekensis, tỉnh Viêng Chăn gồm: Cyrtodactylus muangfuangensisDixonius somchanha, tỉnh Húa Phăn: Cyrtodactylus houaphanensis, tỉnh Luông Pha Bang có loài Cyrtodactylus ngoiensis và tỉnh U Đôm Xay có loài Cyrtodactylus wayakonei (hình 3.55).

2). Đối tượng cần ưu tiên bảo tồn

Ưu tiên bảo vệ các loài quý, hiếm, đặc hữu: Do quần thể các loài quý, hiếm có kích cỡ nhỏ lại bị suy giảm do bị tác động trong thời gian dài nên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và quan hệ di truyền của họ Tắc kè (Gekkonidae) ở một số khu vực núi đá vôi tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)