Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài họ Tắc kè (Gekkonidae)
3.1.1. Các loài phát hiện mới
- Loài mới cho khoa học: Trong khuôn khổ nghiên cứu này, kết quả luận án đã mô tả 06 loài mới cho khoa học như sau:
1). Thằn lằn ngón mường phương (Cyrtodactylus muangfuangensis) Sitthivong, Luu, Ha, Nguyen, Le & Ziegler, 2019.
Mẫu vật thu được: 05 mẫu, 01 mẫu đực trường thành, 01 mẫu cái trường thành và 03 mẫu cái bán trường thành. Kích thước: SVL: 58,5-83,9 mm; TaL: 69,1-104,1 mm.
Đặc điểm hình thái: Màu nền xám nâu nhạt, với vân lưng màu nâu sẫm; mặt trên đầu có những đốm nâu sẫm không đều; sọc sẫm kéo dài từ lỗ mũi đến tai; có năm khoanh ngang màu sẫm ở thân dạng không đều, mỗi dải có viền màu nâu sẫm hơn ở phía trước và phía sau; mặt trên các chi có đốm đen; mặt trên của đuôi phần gốc màu xám nâu nhạt với các dải tối, dải tối rộng hơn một chút so với dải sáng; bề mặt dưới của đầu, thân và tay chân màu trắn kem và hơi xám ở phần dưới đuôi.
Đặc điểm sinh thái: Mẫu của loài mới được thu trong khoảng thời gian từ 19h 00 đến 21h 00, trên các vách đá, ở độ cao 255-289 m. Môi trường sống xung quanh là rừng núi đá vôi thuộc địa bàn huyện Mường Phương tỉnh Viêng Chăn. Loài Thằn lằn ngón mới được mô tả dựa trên các sự khác biệt với các loài đã biết khác của giống Cyrtodactylus về đặc điểm hình thái và quan hệ di truyền. So sánh loài mới với các loài tương tự về hình thái từ Thái Lan, Việt Nam và các loài còn lại từ Lào. Loài mới gần giống với loài C. dumnuii và C. tigroides về kích thước cơ thể, hoa văn ở lưng và cách sắp xếp vảy lỗ trước huyệt và đùi. Tuy nhiên, loài mới có thể được phân biệt với hai loài trên về số lượng hàng vảy bụng. Hơn nữa, khu vực loài C. muangfuangensis được phát hiện cách khu vực ghi nhận khi mô tả loài C. dumnuii ở Bản Thakilek, huyện Chiang Dao, tỉnh Chiang Mai, Thái Lan khoảng 320 km theo đường thẳng và
cách khu vực ghi nhận khi mô tả loài C. tigroides ở Ban Tha Sao Huyện Sai- Yok, Tỉnh Kanchanaburi, miền Tây Thái Lan khoảng 550 km (theo đường thẳng) gần biên giới với Myanmar. Mặt khác, dữ liệu phân tích sinh học phân tử cho thấy loài mới thuộc nhóm C. phongnhakebangensis với các loài thích nghi ở vùng núi đá vôi ở cả hai bên của dãy Trường Sơn. Cây phân tích phát sinh chủng loại cũng chỉ ra loài mới như một loài chị em với C. pageli, loài này cũng được tìm thấy ở tỉnh Viêng Chăn với điểm phát hiện cách nhau khoảng 50 km, về hình thái, loài mới có thể phân biệt rõ ràng với C. pageli ở số lượng vảy bụng và vảy lỗ trước huyệt ở cả hai giới và sự sai khác về mặt di truyền C. muangfuangensis và C. pageli là 18% dựa trên một đoạn gen COI (Cytochrome oxidase I) ty thể (hình 3.1).
Hình 3.1. Mẫu chuẩn loài mới Cyrtodactylus muangfuangensis
(VNUF R.2018.32) con đực. Nguồn ảnh: Saly Sitthivong.
2). Thằn lằn ngón Húa Phăn Cyrtodactylus houaphanensisSchneider, Luu, Sitthivong, Teynié, Le, Nguyen & Ziegler, 2020.
Mẫu vật thu được: 03 mẫu, 02 mẫu đực trường thành và 01 mẫu cái trường thành. Kích thước: SVL: 75,8-82,6 mm; TaL: 59,1-90,1 mm; vảy môi
trên 9 và 10; vảy môi dưới 8 và 9; vảy bụng 35; củ lồi ở lưng 20 hàng; vảy lỗ trên lỗ huyệt ở con đực 6; không có vảy lỗ ở đùi; vảy dưới đuôi mở rộng.
Đặc điểm hình thái: Đầu màu đất và lưng màu nâu sẫm với hoa văn màu vàng; một vòng gáy không liên tục kéo dài từ góc sau của mắt trên màng nhĩ đến cổ, màu nâu sẫm, kết thúc bằng hai đốm đen; đầu có các đốm nâu sẫm; lưng có năm dải màu nâu sẫm không đều và đôi khi đứt quãng ở mặt sau giữa các chi; bề mặt bụng màu vàng-be; mặt trên chi trước và chi sau có dải sẫm màu không đều; đuôi có các vòng màu nâu sẫm 10 vòng và được cách với 10 vòng màu vàng trắng.
Đặc điểm sinh thái: Loài mới được tìm thấy trên một tảng đá lớn được bao phủ một phần bởi thảm thực vật cách mặt đất 1,2-2 m, được phát hiện vào ban đêm (20h 30-20h 45) trong mùa mưa dưới chân núi đá vôi gần khu canh tác quy mô nhỏ, dạng rừng thứ sinh lẫn cây bụi không còn cây rừng lớn. Thuộc địa bàn huyện Viêng Xay tỉnh Húa Phăn.
Cyrtodactylus houaphanensis khác với tất cả các loài trong giống, trong nhóm C. wayakonei có ít nhất 3,3% sự khác biệt về di truyền trong gen COI. Loài mới này có hình thái giống C. chauquangensis và được thể hiện là đơn vị phân loại chị em với C. puhuensis theo phân tích di truyền, và nó khác ở chỗ không có lỗ đùi (hình 3.2).
Hình 3.2. Mẫu chuẩn loài mới Cyrtodactylus houaphanensis (IEBR A.2013.109) Mẫu đực. Nguồn ảnh: A. Teynié. (IEBR A.2013.109) Mẫu đực. Nguồn ảnh: A. Teynié.
3). Thằn lằn ngón ngoi Cyrtodactylus ngoiensisSchneider, Luu, Sitthivong, Teynié, Le, Nguyen & Ziegler, 2020.
Mẫu vật thu được: 04 mẫu, 01 mẫu đực trường thành và 03 mẫu cái trường thành. Kích thước: SVL: 62,9-95,3 mm; TaL: 77,4-101,8 mm; vảy môi trên 6-9; vảy môi dưới 8-11; vảy bụng 38-43; củ lồi ở lưng 15-21 hàng; hiện tại các vảy xương đùi to ra; có 7 vảy lỗ trên lỗ huyệt cả con cái và đực, và có 14 vảy lỗ trên đùi con đực nhưng không có ở con cái.
Đặc điểm hình thái: Hình thái trong tự nhiên đầu và lưng có nền màu nâu; đầu có đốm nâu sẫm; vòng gáy hình chữ U, đôi khi bị gãy đứt, chạy từ góc sau của mắt qua vòi nhĩ đến cổ màu nâu sẫm, có viền màu vàng tươi; cổ có ba sọc màu nâu viền màu vàng, có năm dải ngang màu nâu giữa các chỗ chèn chi, có viền màu vàng sáng ở giữa đậm hơn; mặt lưng của chi trước và chi sau có các vân màu nâu và nâu sẫm xen kẽ; đuôi màu nâu ở mặt lưng với 9-10 dải màu nâu nhạt; bề mặt bụng màu be sang kem.
Đặc điểm sinh thái: Loài mới được tìm thấy trên một tảng đá vôi gần hang động (ở độ cao 402 m), cách mặt đất khoảng 0,2-1 m. được phát hiện vào ban đêm từ 20h 30-21h 15 trong cuối mùa mưa. Ở khu rừng núi đá vôi thuộc địa bàn huyện Mường Ngoi tỉnh Luông Pha Bang.
Cyrtodactylus ngoiensis khác với các đồng loại có quan hệ họ hàng gần khác bởi ít nhất 11,6% sự khác biệt về di truyền gen COI. Loài mới được cho là thành viên của nhóm loài C. wayakonei, nhưng về hình thái lại gần với giống
Hình 3.3. Loài mới Cyrtodactylus ngoiensis. A: Mẫu đực (IEBR 4548); B: Mẫu cái (IEBR A.2013.110). Nguồn ảnh: A. Teynié và T.Q. Nguyen. Mẫu cái (IEBR A.2013.110). Nguồn ảnh: A. Teynié và T.Q. Nguyen.
4). Thằn lằn chân lá lào Dixonius lao Nguyen, Sitthivong, Ngo, Luu, Nguyen, Le & Ziegler, 2020.
Mẫu vật thu được: 03 mẫu, 01 mẫu đực trường thành và 01 mẫu cái trường thành và 01 mẫu cái bán trường thành. Kích thước: SVL: 35,8-55,4 mm; TaL: 46,9-69,0 mm.
Đặc điểm hình thái: Đầu có đốm ô liu hơi nâu; bề mặt bụng màu be nhạt đến trắng đồng nhất như bụng và cổ họng; mặt trên có màu xám với các đốm xám đen; mặt trên của ngón tay và ngón chân có màu xám nhạt đồng nhất; mặt trên đuôi màu xám nâu nhạt, với các đốm sáng phân bố đều dọc theo đuôi.
Đặc điểm sinh thái: Loài mới được tìm thấy trong khoảng thời gian từ 20h 00 đến 21h 00 trên mặt đất trong rừng hoặc trên các vách đá cách mặt đất khoảng 0,3 m. Môi trường sống xung quanh là rừng đá vôi thứ sinh. Độ ẩm tương đối dao động từ 58% đến 70% và nhiệt độ không khí là 25-26oC. Thuộc địa bàn huyện Tha Khek, tỉnh Khăm Muôn.
Loài mới gần giống với D. minhlei, nhưng có thể phân biệt được cách sắp xếp các hàng vảy nổi ở lưng, số lượng bản ngang dưới ngón chân thứ tư và kiểu màu khác nhau. Ngoài ra, loài Dixonius lao còn cách xa loài D. minhlei
khoảng 730 km ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, miền Nam Việt Nam. Các mô tả khác trước đến nay cho biết từ Thái Lan có liên quan chặt
chẽ nhất đến loài mới dựa trên khoảng cách di truyền và mối quan hệ phát sinh. Trong các phân tích phát sinh loài, loài mới được chứng minh là đơn vị phân loại chị em với hai đơn vị phân loại chưa được mô tả từ Thái Lan nhưng khác nhau ít nhất 8,6% về khoảng cách di truyền dựa trên phân tích gen ty thể ND2.
Hình 3.4. Mẫu chuẩn loài mới Dixonius lao A: Mẫu đực (VNUF R.2016.2); B: Mẫu cái (IEBR A.2019.6). Nguồn ảnh: L. Q. Vinh R.2016.2); B: Mẫu cái (IEBR A.2019.6). Nguồn ảnh: L. Q. Vinh 5). Thằn lằn chân lá sôm chăn Dixonius somchanhae Nguyen, Luu, Sitthivong, Ngo, Nguyen, Le & Ziegler, 2021.
Mẫu vật thu được: 03 mẫu, 01 mẫu đực trường thành và 01 mẫu cái trường thành và 01 mẫu cái bán trường thành. Kích thước: SVL: 35,5-47,1 mm; TaL: 35,0-62,7 mm; hàng vảy nổi trên lưng 19-21 hàng; hàng vảy bụng 23-26 hàng; 7 hoặc 8 vảy môi trên; 5 hoặc 6 vảy môi dưới; 5 hoặc 6 vảy lỗ trước lỗ huyệt ở con đực và không có ở con cái, không có vảy lỗ ở đùi.
Đặc điểm hình thái: Mặt lưng có những vết đậm nhạt không đều; đầu bóng tối vết bẩn; một sọc giữa lưng màu nâu nhạt và một sọc chạy từ trên mũi qua mắt kết thúc ở trên lỗ tai; đốm sáng sắp xếp không đều từ đầu đến đuôi; bề mặt bụng từ màu be nhạt đến trắng đến cả cổ họng; mặt lưng của đuôi màu nâu xám nhạt với các đường màu kem (hình 3.5).
Đặc điểm sinh thái: Loài mới được tìm thấy vào ban đêm, từ 19h00 đến 22h00, khu vực lan đá có hôn đá lớn kênh nổi nhau. Môi trường sống xung quanh là rừng thứ sinh gồm các loại cây gỗ và cây bụi nhỏ, nhiệt độ không khí
là 29-33oC. Thuộc địa bàn Bản Huaysorn-Huaysua, huyện Na Sai Thong, Viêng Chăn, Lào.
Loài mới có thể được phân biệt với tất cả các loài khác, trong phân tích phát sinh loài, Các loài được phục hồi như đơn vị phân loại chị em của D. siamensis, xuất hiện ở Lào, Thái Lan và Việt Nam. Về mặt di truyền, hai loài có sự sai khác về mặt di truyền gần 9,4% dựa trên gen ND2 của ty thể. Đây là loài thứ 12 được biết đến trong giống Dixonius và loài Dixonius thứ hai được mô tả từ Lào.
Hình 3.5. Loài mới Dixonius somchanhae A: Mẫu đực chuẩn (VNUF R.2020.3); B: Mẫu đực (VNUF R.2020.2). Nguồn ảnh: L. Q. Vinh. R.2020.3); B: Mẫu đực (VNUF R.2020.2). Nguồn ảnh: L. Q. Vinh.
6). Tắc kè khun khăm Gekko khunkhamensis Sitthivong, Lo, Nguyen, Le, Ngo, Khotpathoom, Ziegler & Luu, 2021.
Mẫu vật thu được: 03 mẫu, 01 mẫu đực trường thành và 01 mẫu cái trường thành và 01 mẫu cái bán trường thành. Kích thước: SVL: 69,7-75,2 mm; TaL: 69,7-88,4 mm; không có vảy nổi ở lưng; số vảy bụng 42-45; vảy ngang dưới ngón chân thứ nhất 13-14, ở ngón chân thứ tư 14-15; ngón tay và ngón chân có màng; không có vảy lỗ trước lỗ huyệt ở con cái.
Đặc điểm hình thái: Mặt lưng của thân có năm dải màu xám đen, phía sau trở nên không đều. đầu phủ vảy nhỏ; mõm tù; mắt được bao phủ bởi mí mắt thứ ba; màng nhĩ tròn, nông, nhỏ hơn đường kính mắt; cơ thể có màu xám nhạt, xen kẽ là các khoanh đen nhạt không đồng nhất từ đầu đến mút đuôi. Dọc hai
bên sườn có hàng vảy màu xám nhạt rõ ràng. Các vảy to trên cơ thể có màu vàng nhạt, con ngươi màu sẫm có chỉ đen nhỏ thẳng đứng (hình 3.6).
Đặc điểm sinh thái: Các mẫu vật của loài mới được thu thập vào ban đêm từ 19:10 đến 20:30, trên vách đá và cửa hang, cách mặt đất từ 0,5 đến 2,0 m, ở độ cao từ 172 đến 320 m. Môi trường sống xung quanh là rừng thứ sinh gồm các cây gỗ nhỏ và cây bụi. Độ ẩm xấp xỉ 60-70% và nhiệt độ không khí dao động từ 22-26oC. Thuộc địa bàn huyện Khun Khăm tỉnh Khăm Muôn.
Loài mới thuộc nhóm Gekko japonicus có đặc điểm hình thái và chứng nhận phân tử. Về mặt hình thái, có thể được phân biệt với các đồng loại còn lại bằng sự kết hợp của các ký tự. Về mặt phát sinh loài, Gekko khunkhamensis
được xếp vào một nhánh với 05 loài từ Lào, bao gồm G. aaronbaueri, G. bonkowskii, G. nadenensis, G. sengchanthavongi, G. thakhekensis, và một loài cũng được biết đến từ Việt Nam, G. scientiadventura. Tất cả các loài được biết đến từ miền Trung Lào. Khu vực này tiếp giáp với tỉnh Quảng Bình, Việt Nam, nơi G. scientiadventura được phát hiện. Loài mới khác với các đồng loại ít nhất là 13% về khoảng cách di truyền dựa trên phân tích một đoạn gen ND2 của ti thể.
Hình 3.6. Loài mới Gekko khunkhamensis (A) Mẫu đực; (B) Mẫu cái.