Các chỉ tiêu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt cuống liền tại chỗ (Trang 61 - 65)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các biến số nghiên cứu

2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng

2.3.2.1. Vị trí tổn thương

+ Bàn tay bị tổn thương: Bàn tay phải hoặc bàn tay trái.

+ Ngón tay bị tổn thương: các ngón được đánh thứ tự từ 1 đến 5 theo quy định giải phẫu.

+ Phân loại khuyết hổng phần mềm ngón tay theo chiều hướng vết thương.

- Theo vị trí mặt trước sau của ngón tay: Gồm có các khuyết PM:

ngang ngón tay, chéo gan ngón tay, chéo mu ngón tay.

+Trong các vị trí KHPM NT thì KHPM búp ngón tay là vị trí hay gặp nhất và có rất nhiều cách phân loại nhất.

- Phân loại của Allen:

Zone 1: BN Ngô Văn Th 22t Mã BA 19129688

Zone 2: Bùi Trung K 32t Mã BA: 944335

Zone 3: BN Đinh Minh T 28t Mã BA:892306

Zone 4: BN Tr n Văn Ng 65

t Mã BA:19131686

- Phân loại tổn thương KHPM BNT theo Zane.

KHPM NT Zane 1: BN Ngô Văn Th 22T

VV: 31/10/2019 RV: 04/11/2019 MBA: 19129668

KHPM NT Zane 2 BN: Lê Cơng Hồng A 24 T

VV: 16/05/2018 RV: 21/05/2018 MBA: 18066310

KHPM NT Zane 3: BN Hoàng Văn T 36 t

VV: 25/03/2019 RV: 19/04/2019 MBA: 981296

2.3.2.2. Đặc điểm tổn thương

+ Chiều hướng vết thương:

- Vết thương chéo mặt gan tay ngón tay: Phần ngón tay cịn ngun vẹn có chiều dài mặt gan ngón tay ít hơn chiều dài mặt mu ngón tay.

- Vết thương chéo mặt mu ngón tay: Phần ngón tay cịn nguyên vẹn có chiều dài mặt mu ngón tay ít hơn chiều dài mặt gan ngón tay.

- Vết thương ngang ngón tay: Phần ngón tay cịn ngun vẹn có chiều dài mặt gan ngón tay tương đương mặt mu ngón tay.

+ Nền khuyết hổng phần mềm:

- Có lộ gân xương: Tổn thương sau cắt lọc có lộ gân, lộ xương qua miệng vết thương.

- Không lộ gân xương: Các khuyết hổng phần mềm sau cắt lọc còn từ lớp màng gân, màng xương trở lên.

+ Bờ vết thương:

- Vết thương sắc gọn: Các vết thương gây nên bởi các dụng cụ sắc sẽ có bờ mép gọn, phần mềm xung quanh vết thương được cấp máu tốt.

- Vết thương nham nhở: Bở mép không gọn, phần mềm xung quanh vết thương được cấp máu tốt.

- Vết thương dập nát: Bờ mép vết thương không gọn, phần mềm xung quanh vết thương được cấp máu kém, có nguy cơ hoại tử.

+ Kích thước vết thương: Là kích thước được tính sau khi cắt lọc sạch

vết thương để biến một vết thương nham nhở hay vết thương dập nát trở thành vết thương sắc gọn. Kích thước vết thương được tính theo hai chiều là chiều dài và chiều rộng:

- Chiều dài vết thương là: Khoảng cách lớn nhất giữa hai mép vết

thương theo chiều của trục ngón tay.

- Chiều rộng vết thương: Khoảng cách lớn nhất giữa hai mép vết

+ Diện tích KHPM: Theo cơng thức tính diện tích hình elip:

S= π.a.b (a là chiều dài, b là chiều rộng KHPM).

+ Phân loại KHPM: Trong nghiên cứu này chúng tôi đề xuất phân loại

vết thương khuyết hổng phần mềm ngón tay thành ba loại tính theo chiều dài của KHPM. Chiều dài của khuyết được tính bằng khoảng cách lớn nhất từ bờ gần đến bờ xa của KHPM theo trục của ngón tay:

Loại 1: Các khuyết hổng phần mềm có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng

10 mm.

Loại 2: Các khuyết hổng phần mềm có chiều dài từ 11 đến 20 mm.

Loại 3: Các khuyết hổng phần mềm có có chiều dài lớn hơn hoặc bằng

20 mm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt cuống liền tại chỗ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w