Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Các biến số nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp phẫu thuật
+ Vị trí lấy vạt được chia làm các vùng : Gan bàn tay, gan ngón tay,
mu bàn tay, mu ngón tay.
+ Loại vạt áp dụng: Được chia làm 2 loại theo phân loại của Shady A7
- Vạt dạng ngẫu nhiên: Nguồn nuôi ngẫu nhiên là các vạt được cấp
máu bởi các đám rối mạch ngẫu nhiên dưới da. Bởi vì chúng khơng có cuống mạch ni dưỡng cụ thể nên kích thước vạt thường được giới hạn với tỉ lệ chiều dài/chiều rộng là 1:1 do giới hạn của sự tưới máu. Tuy nhiên, tỉ lệ này không cần thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt đối với các khu vực có hệ mao mạch máu phong phú như mặt hoặc bàn tay, có thể tăng kích thước chiều dài hoặc chiều rộng phù hợp khi thiết kế vạt tại những khu vực này.
- Vạt dạng trục: Vạt trục được thiết kế dựa theo một động mạnh đã biết
tên trực tiếp cấp máu cho vùng da đó. Các nhánh của động mạch trục vẫn kết nối với các mạch của vùng da lân cận.
+ Kích thước vạt: Kích thước vạt được xác định bằng kích thước của
thế duỗi tối đa, kích thước KHPM mặt mu tay được xác định khi bàn tay ở tư thế cơ năng bàn tay ở tư thế sấp, ngón tay ở tư thế gấp.
+ Cách di chuyển vạt:
- Vạt di chuyển xi chiều ngón tay: Là vạt di chuyển xuôi theo
chiều trục của ngón tay, tức là di chuyển theo chiều từ phía trung tâm ra phía ngoại vi.
- Vạt di chuyển ngược chiều ngón tay: Là vạt di chuyển ngược theo
chiều trục của ngón tay, tức là di chuyển theo chiều từ ngoại vi về trung tâm.
+ Khả năng di chuyển của vạt: Tính bằng milimet.
+ Xử lý nới cho vạt: Khâu đóng trực tiếp, ghép da hay liền thương tự nhiên. + Thời gian phẫu thuật: Bắt đầu từ lúc rạch da đến khi kết thúc mũi
khâu cuối cùng, tính theo phút.