Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt cuống liền tại chỗ (Trang 53 - 54)

Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 115 BN với 130 vết thương KHPM NT được tạo hình KHPM bằng vạt cuống liền tại chỗ. Trong đó có: 52 BN được điều trị tại khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và 63 BN được điều trị tại khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Bao gồm tất cả các bệnh nhân có tổn thương khuyết hổng phần mềm ngón tay do các nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng lộ gân xương, hay các KHPM quanh vị trí các khớp NT, các KHPM này yêu cầu phải được tạo hình che phủ bằng các vạt tổ chức.

* Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân có các tổn thương cấp cứu ngoại khoa đe dọa đến tính mạng cần phải ưu tiên can thiệp trước.

- BN có hình thái khuyết tồn bộ ngón tay kiểu lột găng, phần mềm xung quanh ngón dập nát hồn tồn.

- Các KHPM còn lớp mỡ dưới da nguyên vẹn có thể ghép da che phủ. - Bệnh nhân có khuyết hổng phần mềm ngón tay đến muộn đang trong giai đoạn nhiễm khuẩn tiến triển.

- Bệnh nhân có tổn thương khuyết phần mềm ngón tay được điều trị bằng các phương pháp khác như: Trồng lại ngón tay đứt rời, làm mỏm cụt...

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu, các hồ sơ bệnh án khơng có đầy đủ thơng tin nghiên cứu.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

- Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện đa khoa Xanh Pơn, Hà Nội.

- Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, Hải Phòng.

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo hình khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt cuống liền tại chỗ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w