Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Các biến số nghiên cứu
2.3.4. Kết quả phẫu thuật
Kết quả ngay sau mổ được chúng tơi đánh giá dựa vào các tiêu chí:
+ Tình trạng nhiễm khuẩn nơi cho và nhận vạt: Vạt bị nhiễm khuẩn
khi có dịch mủ chảy ra vết thương, cấy dịch mủ có mọc vi khuẩn.
+ Tình trạng chảy máu nơi cho và nơi nhận vạt: Vạt chảy máu là hiện
tượng chảy máu tại vạt không tự cầm được, phải can thiệp phẫu thuật lại để cầm máu.
+ Hiện tượng ứ máu tại vạt: Là tình trạng khả năng dẫn máu đi của tĩnh
mạch kém hơn khả năng cấp máu đến vạt gây nên tình trạng sưng nề, màu sắc vạt tím hơn màu sắc xung quanh. Vạt hết ứ máu là vạt da có màu sắc bình thường như da xung quanh.
+ Mức độ sống của vạt:
- Vạt sống hoàn toàn.
- Vạt hoại tử < 1/3 diện tích. - Vạt hoại tử từ > 1/3 diện tích.
+ Liền vết thương nơi cho và nơi nhận vạt: Kết quả của quá trình liền
vết thương được chia làm hai mức độ:
- Liền vết thương nguyên phát kỳ đầu: Hai bờ mép vết thương được
đóng kín với nhau, vết mổ liền tốt, sẹo tối thiểu.
- Liền vết thương thứ phát kỳ hai: Khi hai bờ vết thương khơng được
đóng kín vào nhau, q trình liền thương nhờ hai quá trình co vết thương và biểu mơ hóa.
+ Cách xử lý khi vạt hoại tử:
- Liền thương tự nhiên: Vết thương được chăm sóc thay băng tại chỗ
để tự liền.
- Ghép da che phủ: Khi nền của phần vạt hoại tử được cấp máu tốt có
thể ghép da dầy để che phủ tại phần vạt bị hoại tử.
- Chuyển vạt che phủ: Lựa chọn một vạt khác để che phủ phần vạt bị
hoại tử.
- Làm mỏm cụt: Cắt bỏ phần vạt hoại tử làm mỏm cụt để đóng kín
KHPM.
+ Thời gian cắt chỉ: Tính theo ngày. + Thời gian nằm viện: Tính theo ngày.
+ Thời gian BN sử dụng ngón tay trong sinh hoạt và lao động thường ngày: Tính theo ngày.