Các dân ngoại cũng có đền thờ, thầy tế lễ, những luật lệ tơn giáo, và có cả sự tế lễ nữa; tuy nhiên, chỉ có dân tộc Y-sơ-ra-ên mới có vinh quang của Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật ngự giữa vịng họ (Ro 9:4) mà thơi. Khi Môi-se tổ chức lễ khánh thành Đền Tạm, vinh quang Đức Chúa Trời liền chuyển đến ngự vào Đền (Xu 40:34-35), nhưng tội lỗi của dân sự đã khiến vinh quang Ngài lìa khỏi đó (ISa 4:19-22). Đến khi Sa-lơ-mơn khánh thành Đền Thờ thì vinh quang Đức Chúa Trời một lần nữa lại đầy dẫy trong nơi thánh (IVua 8:11).
Nhưng vào các thế kỷ về sau, tiên tri Ê-xê-chi-ên nhìn thấy vinh quang ấy đã lìa khỏi Đền Thờ và sau đó thì trở lại! Nếu khơng có sự hiện diện của vinh quang Đức Giê-hơ-va, thì dân sự Ngài cũng chỉ là một đám người có đạo như bao đạo khác thực hiện cho xong đầy đủ các nghi thức lễ nghi của đạo mà thơi, “Nếu chính mình Ngài chẳng đi” , Mơi-se thưa cùng Đức Giê-hơ-va, “thì xin đừng đem chúng tơi lên khỏi đây” (Xu 33:15). Con dân Đức Chúa Trời được người ta nhận biết bởi có sự hiện diện của vinh quang Ngài.
Những chương sách này ghi lại sự hiện thấy đầy ấn tượng về những điều Đức Chúa Trời ban cho Ê-xê-chi-ên mà ông đã thuật cho các vị trưởng lão trong dân Y-sơ-ra-ên nghe (Exe 11:25). Rao giảng sứ điệp này ra không phải là chuyện đơn giản dễ dàng bởi vì nó liên quan đến ba bi kịch lớn trong đời sống của tộc Do Thái: Đền Thờ bị ô uế (Exe 8:1- 18), dân sự bị bắt đi đày (9:1-10:22), và các nhà lãnh đạo bị lừa gạt (11:1-25). Những lẽ thật
mà Ê-xê-chi-ên đã chia sẻ trong thơng điệp này hồn tồn trái ngược với những điều các tiên tri giả đang tuyên bố về Giê-ru-sa-lem và Ba-by-lơn. Với sự cả tin mù qng của mình, các tiên tri giả với các quan trưởng hùa theo họ đã cùng nhau tuyên bố rằng Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ để cho Đền Thánh Ngài bị rơi vào tay những kẻ ngoại giáo, nhưng họ đã chứng minh sai.
1. Đền thờ bị ô uế (Exe 8:1-18)
Không phải ngày nào Đức Chúa Trời cũng cho các đầy tớ Ngài là các tiên tri có sự hiện thấy đầy ấn tượng sâu sắc và nghe được tiếng Ngài. Tính đến sự ký thuật trong chương này thì đã được 14 tháng trơi qua kể từ khi Ê-xê-chi-ên được kêu gọi và được ban cho những sự hiện thấy thứ nhất. Trong suốt thời gian đó, ơng đã cùng vợ sống đời sống bình thường theo như lời Giê-rê-mi chỉ dạy Gie 29:4-9. Vì những phu tù ở Ba-by-lơn khơng có các vua và hồng tử Giu-đa hướng dẫn công việc cho họ, cho nên họ đã chọn ra những trưởng lão làm lãnh đạo của họ, và có một số trong các lãnh đạo đó thỉnh thoảng lại đến thăm Ê-xê-chi-ên (Exe 14:1 20:1 33:30-33). Trong Exe 8 này, Ê-xê-chi-ên có hai kinh nghiệm sống động đưa đến lời tuyên bố đáng buồn: Đức Chúa Trời sẽ trút cơn thịnh nộ và đốn phạt dân Ngài một cách khơng thương xót.
Vinh quang Đức Chúa Trời xuất hiện (Exe 8:1-2): Điều ưu tiên trên hết mọi thứ là các
quang Đức Giê-hô-va đã giúp dẫn dắt Môi-se bước đi khi ông đang phải mang gánh nặng quá sức thay cho dân sự (Xu 33:18-23), và Ê-xê-chi-ên cũng cần sự khích lệ như vậy. Ơng
nhìn thấy sự vinh hiển tương tự và “ngai trên cỗ xe ngựa” giống như ông đã xem trong sự hiện thấy đầu tiên (Exe 1:1-28). Có thể đó chính là điều đáng kinh sợ trong một lần Chúa Giê-xu Christ đã hiện ra, và “sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” trong Exe 8:4 chắc chắn đó là sự hiện thấy lạ lùng đầy hấp dẫn về những bánh xe, các Chê-ru-bim, bầu trời và ngai là những thứ đi kèm với những lời nói tiên tri của ơng. Các đầy tớ Chúa có thể nghĩ rằng điều họ cần nhất là phải có sự hiện thấy mới và nghe được những lời mới mẻ của Ngài, nhưng Đức Chúa Trời đã khơng hành động theo cách đó. Thay vào đó, Ngài thường đáp ứng nhu cầu này cho họ bằng cách ban cho họ kinh nghiệm mới mẻ của sự kêu gọi ban
đầu. Chúa nhắc nhở các đầy tớ Ngài rằng Ngài vẫn cứ ngự trên ngai và hằng chăm sóc,
phù hộ cho con dân Ngài ln. Thế thì Ê-xê-chi-ên đã phải cần biết thêm điều gì nữa?
Việc thờ hình tượng của dân sự bị bóc trần (Exe 8:3-16): Ê-xê-chi-ên được cất lên khỏi
nhà mình ở Ba-by-lơn rồi được đem đi tới Đền Thờ Giê-ru-sa-lem! Ơng đã khơng di chuyển cả thân thể mình; ơng vẫn ở tại nhà ơng nhìn thấy điều sắp diễn ra nơi Đền Thờ, (11:1-24 37:1 43:5). Điều đầu tiên ơng nhìn thấy trong Đền Thờ là một tượng thần! Nó được gọi là “hình tượng của sự ghen tng” bởi vì việc thờ lạy hình tượng đã chọc giận Đức Giê-hô-va là Đấng hay ghen đối với dân Ngài (Phu 32:21). Khi dân tộc bị sa sút thuộc linh, các lãnh đạo trong Hội Thánh đã sáp nhập những nghi thức thờ lạy các thần khác cùng với sự thờ phượng Đức Giê-hơ-va tại Đền Thờ. Cảnh tượng thờ lạy hình tượng của họ đã bị phơi bày ra. đầu tiên, dân Do Thái tò mò muốn biết về tín ngưỡng của những người dân sống lân cận và sau đó họ tìm hiểu khám phá nó. Nhưng có các nhân tố căn bản hơn của nó đã lơi cuốn, cám dỗ họ đến với những ham muốn của xác thịt, và trước đó rất lâu họ đã lén lút tham gia vào sự thờ lạy cúng bái của người ngoại. Ấy chính là một bước ngắn để bắt đầu bước sang thờ lạy hình tượng một cách cơng khai và sau đó họ đưa sự thờ lạy sai trật này vào trong Đền Thờ, mặc dù Đức Giê-hơ-va mới chính là chân thần của họ (Phu 7:1- 11). Vì Đức Chúa Trời và Y-sơ-ra-ên đã “kết hôn” với nhau bằng giao ước làm mối tương
giao, cho nên, “sự tà dâm trong niềm tin tôn giáo” của Y-sơ-ra-ên đã khuấy động, chọc giận cơn ghen tuông thánh của Ngài, giống như một người chồng hay người vợ nổi cơn ghen nếu có “kẻ tình địch” nào đó xâm phạm vào hôn nhân và phá hoại hạnh phúc gia can của họ (Xu 20:5 Phu 32:16).
Vua Ê-xê-chia đã dẹp bỏ sự thờ hình tượng khỏi xứ (IIVua 18:1-5), nhưng vua Ma-na-se không những phục hồi lại sự ấy mà cịn làm cho nó trở nên tồi tệ hơn nữa. Chính người đã đem đặt một tượng thần trong Đền Thờ (21:1-7), và Am-môn, con trai cũng là vua kế nhiệm, lại tiếp tục làm những điều ác của cha mình. Cịn vua Giơ-si-a tin kính Chúa đã trừ bỏ sự thờ tượng ra khỏi xứ, đã đem đốt tượng thần đó rồi nghiền nó thành bột tro (23:4-20). Tuy nhiên, chỗ tượng thần đó lại được thay thế bằng tượng thần khác! Ở đây có điều đáng chú ý là dẫu rằng vinh quang Đức Chúa Trời hiện đang hiện diện trong Đền Thờ ấy, nhưng Ngài chuẩn bị cất nó đi khỏi đó, và Ê-xê-chi-ên đã nhìn thấy điều ấy sắp xảy ra. Nếu khơng có sự hiện diện của Đức Chúa Trời, thì Đền Thờ chỉ là một tồ nhà bình thường mà thơi. Tội báng bổ của các lãnh đạo trong Hội Thánh đã buộc Ngài phải ra khỏi nhà thánh của Ngài, và Ê-xê-chi-ên sắp sửa được nhìn thấy những kẻ lãnh đạo độc ác kia thực sự sẽ ra sao.
Chúa đưa ông đến một nơi trong Đền Thờ là nơi có một lỗ trống xuyên qua tường dẫn tới một phịng xử án bí mật. Khi Ê-xê-chi-ên bước vào phịng, ơng nhìn thấy 70 trưởng
lão của dân sự (Xu 24:9-10 Dan 11:16-35) đang đốt trầm hương trước các tượng thần khác nhau có hình dạng được vẽ trên tường, mạnh ai nấy lo thờ lạy cúng bái tượng thần của mình (Exe 12:1-28). Sự đam mê các thần giả dối của họ quá gớm guốc đến nỗi thậm chí họ dần dần thờ lạy cả mọi thứ! (Phu 4:14-19 Ro 1:18-25), Ê-xê-chi-ên nhận ra có cả Gia-a-xa- nia, một trong những người lãnh đạo tại Giê-ru-sa-lem (Đây không phải là Gia-a-xa-nia trong (Exe 11:1). Có khả năng Sa-phan, cha người này chính là người đã tìm thấy cuốn sách Luật Pháp trong thời trị vị của vua Giô-si-a và đã hầu việc Đức Chúa Trời rất trung thành (IISu 34:1-33). Nếu đúng như vậy thì ơng ta cịn có ít nhất ba con trai nữa: A-hi-cam, người bảo vệ Giê-rê-mi khỏi bị giết hại Gie 26:24); Ghê-ma-ria, người đã nài xin vua Giê-hô-gia-
kim đừng thiêu hủy cuộn sách của Giê-rê-mi (36:12-32); và Ê-lê-a-sa, người đã chuyển cuộn sách của Giê-rê-mi đến cho dân Do Thái ở Ba-by-lôn (29:1-3). Vua Nê-bu-cát-nết-sa đã chỉ định Ghê-đa-lia cháu nội của Sa-phan làm quan thống đốc Giu-đa sau khi Giê-ru-sa-lem bị huỷ diệt (39:14). Với sự thừa kế tinh thần tin kính Chúa như thế, thì thật là khó tin rằng Gia-a-xa-nia lại trở thành một người thờ hình tượng.
Đức Chúa Trời biết rõ trong lịng họ đang nghĩ gì và họ đã thanh minh bào chữa cho tội lỗi họ ra sao: “Đức Giê-hô-va không thấy chúng ta đâu, Đức Giê-hơ-va đã lìa bỏ đất
nầy!” (Exe 8:12 NKJV). Nhưng Đức Chúa Trời không giống như các tượng thần chết mà
họ cúng lạy là tượng thần “có mắt mà chẳng thấy” (Thi 115:5), và người ta thường bỏ Chúa rất lâu trước khi Ngài lìa khỏi họ (IISu 24:20 Gie 1:16 2:13,17 7:29 15:6). Tiếc thay, suy nghĩ sai trật của các vị lãnh đạo này đã tiêm nhiễm vào người dân, và họ chấp nhận nó như sự biện hộ cho tội lỗi họ (Exe 9:9).
Nhưng Ê-xê-chi-ên thấy tại Đền Thờ cịn có nhiều tội lỗi gớm ghiếc hơn nữa. Lúc bấy giờ, có những người đàn bà có mặt tại cổng Đền Thờ công khai tham gia thực hiện nghi lễ dâng mình cho thần Tham-mu của người ngoại (Exe 8:13-14). Trong khi chưa có học giả nào đồng ý, thì thần Tham-mu hiện nay vẫn thường được nhìn nhận là vị thần sinh sản mà người Ai Cập gọi là Osiris và người Hy Lạp gọi là Adonis. Theo câu chuyện thần thoại của họ, Tham-mu đã bị một con heo rừng giết chết và sau đó thần đã đi đến âm phủ, rằng chính thảm kịch này đã đem lại mùa đông hằng năm. Nhưng vợ thần là Ishtar (Astarte) đã giải thoát cho thần và đem lại mùa xuân, tái tạo lại thiên nhiên. Câu chuyện này chẳng có gì ngồi sự mê tín dị đoan. Phụ nữ Do Thái đã bỏ lẽ thật của Đức Chúa Trời vì những điều tin tưởng sai lầm dối trá và họ đang trơng cậy vào các thần khơng có thật. Những nghi lễ phụ theo sự thờ lạy thần Tham-mu cực kỳ ghê tởm không thể tả, nhất là những nghi lễ nói về sự sinh sản.
Sự hiện thấy thứ tư làm đau lịng Ê-xê-chi-ên, đó là cảnh có 25 người đàn ơng ở tại cửa Đền Thờ, giữa hiên cửa (lối vào) và bàn thờ bằng đồng, đang cơng khai sấp mình xuống thờ lạy trước thần mặt trời (Exe 8:15-16). Vì họ đang đứng tại chỗ gần bàn thờ dâng tế lễ cho nên có khả năng họ là những thầy tế lễ, và chắc là những thầy tế lễ, mặc dù trong Exe
9:6, những người này được gọi là những trưởng lão. Trong khi thờ lạy mặt trời, họ hướng
mặt về phía đơng, điều này có nghĩa là họ xây lưng về phía Đền Thờ của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời của Đền Thờ. Bảy mươi trưởng lão đã lén lút thờ lạy hình tượng trong Đền Thờ, cịn những người này thì lại đang thực hiện việxc thờ lạy thần tượng của mình một cách cơng khai! điều này hồn tồn trái ngược với luật lệ của Đức Chúa Trời dạy dân Do Thái là không được hầu việc và quỳ lạy các thiên binh trên trời (Xu 20:1-6 Phu 17:3), nhưng những người này đang thờ lạy các tạo vật thay vì thờ lạy Đấng Tạo Hóa (Ro 1:25)
Sự thờ lạy hình tượng là tội ác ln ám ảnh giữa vòng dân Do Thái. Áp-ra-ham thuộc một gia đình có truyền thống thờ hình tượng trước khi Đức Chúa Trời kêu gọi ông (Gios 24:2), và người Do Thái đã học được nhiều điều về việc thờ hình tượng lúc họ cịn lưu trú
tạm thời tại Ê-díp-tơ (Exe 20:7l Gios 24:14). Khi họ chiếm được Đất Hứa, họ đã không phá huỷ triệt để các tượng chạm và những miếu thờ của cư dân trong xứ, và sự thờ lạy hình tượng này trở thành cạm bẫy cám dỗ họ (Cac 2:10-15). Cho dù con cái Chúa ngày nay có thể khơng cịn quỳ lạy trước những bức tượng kỳ cục, lố bịch như tên gọi của nó trong Kinh Thánh, nhưng chúng ta vẫn phải hết sức cẩn thận đối với thần tượng, bởi lẽ thần tượng là bất kỳ thứ gì mà nó ln khiến chúng ta sống hết lịng vì nó và nó điều khiển tâm chí chúng ta, nó chiếm vị trí của Đức Chúa Trời hằng sống, chân thật trong chúng ta. “Hỡi
các con cái bé mọn,hãy giữ mình về hình tượng!” (IGi 5:21) là lời nhắc nhở chúng ta cần
phải chú ý đến vấn đề đó trong Hội Thánh ngày nay.
Sự đoán phạt thánh đã được loan báo (Exe 8:17-18): Ê-xê-chi-ên chỉ nhìn thấy được một
phần chứng cớ về việc cư dân Giê-ru-sa-lem đã tự bán mình phóng đãng vào sự thờ lạy hình tượng. Ơng thấy có một pho tượng trong Đền Thờ, nó đang làm mất tính thiêng liêng ở những khu vực gần chung quanh nó và nó đang được người ta thờ lạy là những người tuyên bố rằng họ cũng thờ lạy Đức Chúa Trời nữa, như thể Giê-hô-va chỉ là một Đức Chúa Trời giữa nhiều thần khác, chứ không phải là Chúa của các Chúa vậy. Kế tiếp, ông thấy các nhà lãnh đạo lén lút thờ lạy những thần giả dối tại ngay trong Đền Thờ. Sau đó, mọi thứ ở bên ngồi đều hiện rõ: những người đàn bà khóc lóc cho Tham-mu, và các thầy tế lễ (các trưởng lão) đang qùy lạy trước mặt trời. Trong mắt Đức Chúa Trời, thì những thứ này thật là ghê tởm, đáng khinh ghét và chúng đã chọc giận Ngài. Người Do Thái khơng cịn kính sợ Đức Chúa Trời nữa, và cũng khơng cịn quan tâm đến việc làm đẹp lòng Ngài, ngoại trừ phần dân cịn sót lại.
Cụm từ nghe rất kỳ dị: “lấy nhánh cây để gần mũi mình!” khơng có mối quan hệ tương đương nào trong Kinh Thánh, và cólẽ đó là sự mơ tả một phần của nghi lễ cúng lạy thần tượng. Một số người xem nó như một hành vi xấc xược, lăng mạ, tương tự như câu “xem thường” ai đó hoặc thứ gì đó của chúng ta, trong khi lại có người bảo rằng nó có thể được dịch là “bỏ thứ gì đó thật hơi thối khó chịu vào mũi tơi”. Cho dù nó mang ý nghĩa gì đi chăng nữa thì nó vẫn là hành vi ghê tởm đối với Đức Chúa Trời. Ngài tuyên bố việc thờ lạy hình tượng của dân tộc Y-sơ-ra-ên là nguyên nhân gây ra bạo lực và tranh chiến hung bạo trong xứ. Bởi vì các nhà lãnh đạo đã xem thường luật lệ của Chúa, họ không quan tâm đến việc phải xét xử cơng bình đối với mọi người, mà chỉ xét xử thiên vị cho những kẻ giàu mà thôi. Khi người ta đánh mất lịng kính sợ Đức Chúa Trời, thì họ hay thường làm những gì họ thích mà khơng lo sợ đến hậu quả.
Chúa đã đưa ra bằng chứng và lời phán quyết, giờ đây Ngài tuyên bố câu này: Ngài sẽ làm theo giao ước của Ngài và đoán phạt dân Ngài gấp nhiều lần về tội lỗi bội phần của họ. “Cơn giận khơng thương xót” là câu có ý này, và khơng có sự hối tiếc nào. Cả dân tộc