HÃY XEM THÀNH PHỐ TỘI LỖI! (Exe 22:1-24:27)

Một phần của tài liệu 26_e-xe-chi-en (Trang 65 - 68)

Nếu bạn xem phần đại cương gợi ý của sách Ê-xê-chi-ên, bạn sẽ thấy rằng ba phân đoạn Kinh Thánh này đã làm đoạn kết cho phần hai của sách, đó là “Sự sụp đổ của Giê- ru-sa-lem”. Ê-xê-chi-ên tập trung vào 4 sự kiện cuối cùng kết cuộc của thành phố (Exe 22:1-

31), kết cuộc của vương quốc (Exe 23:1-49), kết cuộc của sự ảo tưởng (Exe 24:1-14), và đoạn

kết của cuộc hôn nhân (c.15-27). 24:1-27 ký thuật về hai cáo thị đến từ Đức Chúa Trời làm đau lịng người: đó là cuộc vây hãm Giê-ru-sa-lem bắt đầu (c.1-2), và cái chết của vợ tiên tri (c.15-17). Thật là một cách đúng đắn hữu hiệu để đẩy các sứ điệp của Ê-xê-chi-ên lên đến đỉnh điểm gây chú ý ở những phu tù Do Thái ở Ba-by-lôn đang bị đui mù thuộc linh!

1. Kết cuộc của thành phố (Exe 22:1-31)

“Nhưng Đa-vít hãm lấy đồn Si-ơn” (IISa 5:7) và biến Giê-ru-sa-lem thành thủ phủ của mình. Tại đó khơng chỉ có ngai vàng vmà cịn có cả bàn thờ thánh vì nó thuộc về Si-ơn là nơi Đức Chúa Trời chọn làm nơi thánh của Ngài, “Vì Đức Giê-hô-va đã chọn Si-ôn, Ngài

ước Si-ôn làm nơi ở của Ngài ” (Thi 132:13 NKJV). Dân Do Thái rất tự hào về Núi Si-ôn

(Thi 48:1-14) và họ tuyên bố rằng Đức Chúa Trời u thích Si-ơn hơn bất cứ nơi nào khác (Thi 87:1-7). Nhưng giờ đây, thành Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ ắt sẽ bị xâm lăng bởi “những dân ngoại đầy ô uế” là những kẻ do Đức Chúa Trời đưa đến! Tại sao Đức Chúa Trời lại muốn huỷ diệt chính thành và Đền Thờ yêu dấu của Ngài như vậy? Bởi vì dân sự Ngài đã phạm tội, phá bỏ giao ước và họ đang ở trong tình trạng vơ phương cứu chữa. Ê-xê-chi-

ên mơ tả tính chất thật của “thành phố đẹp đẽ” này và ông kể ra một số tội ác mà dân thành Giê-ru-sa-lem đã phạm ngay cả trong khi ơng đang nói. Ê-xê-chi-ên đã phơi bày ra tội lỗi trong quá khứ của dân tộc, và giờ đây ông lại đưa Giê-ru-sa-lem đến trước toà án binh và lưu chép tội lỗi của nó vào trong hồ sơ sổ sách cập nhật nhất.

Một dân tộc ô uế (Exe 22:1-12): Từ vựng “huyết” hoặc “đổ máu” được lặp đi lặp lại bảy

lần trong đoạn văn này và dùng nói về sự chết với sự ơ uế. Tiên tri nêu lên hai tội trọng: làm đổ huyết người vơ tội (người cơng bình) và thờ lạy các thần của người ngoại bang (7:23 9:9). Các quan trưởng ở Giê-ru-sa-lem nhận hối lộ rồi kết án tử hình người vơ tội đặng cho những kẻ khác chiếm đoạt tài sản của họ (Am 5:11-17 IVua 21:1-29). Những sự xét xử như vậy tỏ ra khơng kính sợ Đức Chúa Trời và không tôn trọng con người là tạo vật được dựng nên theo hình ảnh Ngài, chưa kể họ là những người thật thà lương thiện biết tuân giữ luật lệ Chúa (Xu 18:21-26 Phu 16:18-20). Hệ thống toà án ở Giê-ru-sa-lem rất là xấu xa và bất công đến nỗi các dân ngoại đều có nghe về nó (Exe 22:4-5) và thế là họ lấy cớ đó mà cười nhạo, chỉ trích danh Đức Chúa Trời. Giê-ru-sa-lem nổi tiếng “là thành nhơ

danh (ơ uế) và đầy loạn (rất lộn xộn)” (c.5)[55]. Nhưng lần này thì sự đốn phạt dành cho họ đã đến cận kề. Đức Chúa Trời mới tuyên án họ chứ Ngài chưa bắt tay thi hành án phạt. Các quan trưởng đã lạm dụng quyền hành của họ, còn Đức Chúa Trời thì sẽ bày tỏ quyền năng Ngài ra.

Sự thờ hình tượng, sự bất cơng, và sự lạm dụng quyền hành hiện đang rất phổ biến trên thế giới ngày nay, và Đức Chúa Trời với lịng nhân từ hay thương xót của Ngài, Ngài vẫn đang cầm giữ sự đoán phạt trong tay Ngài và Ngài đang ban cho tội nhân cơ hội ăn ănn để được cứu rỗi. Lẽ thật thánh này và thực trạng của nhân loại hiện nay vẫn không được người ta quan tâm, nhưng “ngày của Đức Giê-hô-va sẽ đến” (IIPhi 3:10) và tội nhân sẽ được Đức Chúa Trời tồn tri xét xử một cách cơng bằng.

Ê-xê-chi-ên nêu lên một số tội ác mà dân sự đã phạm, và ông bắt đầu kể đến sự lạm dụng quyền hành của người ta đối với: các bậc cha mẹ, khách lạ, ngoại kiều, kẻ mồ cơi và người gố bụa Exe 22:7). Dân Do Thái có mạng lịnh là phải tơn kính cha mẹ (Xu 20:12), và Cơ Đốc nhân ngày nay cũng vậy (Eph 6:1-3). Thậm chí Đức Chúa Trời cịn ban một lời hứa đặc biệt kèm theo với mạng lịnh này - “hầu cho ngươi được sống lâu trên đất ”- và giờ đây người Do Thái sắp sửa bị bắt đi lưu đày khỏi xứ họ. Luật lệ này còn đem lại sự quan tâm chiếu cố đặc biệt cho kẻ mồ cơi, người gố bụa và những ngoại kiều (Xu 22:21-24 23:9-11 Le

19:33-34 Gie 5:28), nhưng mạng lịnh này cũng có chứa một sự cảnh cáo. Nếu những người

nghèo khổ này bị xét xử bất cơng thì những người vợ Do Thái của họ sẽ trở nên goá bụa và con cái họ sẽ trở thành mồ côi mồ cút. Sự không vâng lời Chúa thật là điều nguy hiểm đáng sợ! Hội Thánh ngày có điều lệ bắt buộc về trách nhiệm đối với khách lạ (Mat

25:35,43 Gia 2:1-13), người gố bụa và kẻ mồ cơi (1:27 ITi 5:1-25).

Sau khi xử lý tính vơ nhân đạo của cư dân thành Giê-ru-sa-lem xong, Đức Chúa Trời kết án tội thờ hình tượng của họ (Exe 22:8). Họ đã dùng những tượng chạm làm ô uế Đền Thờ (8:5đến hết đoạn) và “thờ lạy Đức Chúa Trời” chỉ bề ngồi theo hình thức mà thơi chứ khơng phải thờ phượng Ngài bằng đơi tay thánh sạch và bằng những tấm lịng biết vâng lời (Es 1:10-31). Giê-rê-mi nói với họ rằng họ đã biến nhà Đức Chúa Trời trở thành “hang trộm cướp” (Gie 7:11), là nơi để bọn trộm cướp chạy đến ẩn núp sau khi chúng gây án. Người Do Thái đã làm nhơ bẩn ngày Sa-bát qua việc họ đã xem ngày đó giống như bất kỳ những ngày khác. Ngày Sa-bát là một dấu hiệu đặc biệt giữa Đức Chúa Trời với Y-sơ-ra- ên cho thấy rằng họ là tuyển dân của Ngài (Exe 20:12-13,20 Xu 31:13-17), và nếu họ vi phạm

luật lệ này tức là họ đã coi thường uy quyền của Chúa và họ đã từ chối việc Chúa kêu gọihọ thi hành chức vụ trong thế gian.

Thế nhưng vì cớ làm sao họ vẫn cứ được tiếp tục ở trong những tội lỗi như vậy mà lại khơng bị tồ án xét xử gì cả? Bởi vì các tồ án lúc bấy giờ đều do kẻ ác điều hành và họ khơng có thiện chí tun bố trắng án cho những người vô tội, cũng không thi hành xử phạt những kẻ phạm tội. Thường thì người giàu được trả tự do cịn người nghèo thì hay bị xử ép. Người ta ăn hối lộ và đồng ý vu khống người vô tội (Exe 22:9,12), bất chấp cả luật lệ cấm vu khống và làm chứng dối (Xu 20:16 23:1-3,6-8 Phu 16:19 27:25). Theo luật, nếu người nào bị kết án là phạm tội sát nhân thì ít nhất phải có hai nhân chứng ra làm chứng, và các nhân chứng này phải là những người đầu tiên ném đá vào kẻ bị kết án là tội phạm đó (Dan

35:30-31 Phu 17:6-7 19:15).

Trong những năm trải qua chức vụ mục sư của mình, tơi có được chứng kiến các Hội Thánh địa phương bị đả kích tơi bời do bị người ta vu khống và làm chứng dối, mặc dù trong Kinh Thánh Tân Ước có sự dạy dỗ rõ ràng về việc phải trung thực trong sự làm chứng (ITi 5:19 Mat 18:16 IICo 13:1). Quả thật là cần phải có suy nghĩ nghiêm túc rằng kẻ nói dối cũng như kẻ giết người thảy đều sẽ có một nơi trong hồ lửa và sẽ không được vào thành phố trên trời (Kh 21:8,27).

Trong Exe 22:9b-11 Đức Chúa Trời nhắm tới mục tiêu là những người Do Thái suy đồi sống vô đạo đức, Ngài bắt đầu với sự tham gia của họ vào ‘sự thờ lạy” tục tĩu bẩn thỉu không thể nào tả được tại các nơi thánh thất đền miếu. Bi kịch ở đây là những kẻ thờ hình tượng này đã lơi kéo cả gia đình mình vào sự suy đồi đạo đức cùng với mình! Các con trai của họ lại đi quan hệ tình dục với chính mẹ ruột và thậm chí với cả mẹ kế của chúng nó, những ơng bố thì giao cấu với con dâu mình, và những người anh em nam nữ ruột thịt hoặc cùng cha khác mẹ cũng ăn nằm với nhau nữa! (Le 18:6-30 20:10-27). Bọn đàn ơng thì phạm tội tà dâm với vợ của người lân cận hoặc với những đàn bà khi họ đang có kinh nguyệt (Exe 18:6 Le 18:19 20:18).

Ngày nay chúng ta thật dễ dàng bỏ qua sự đoán phạt giáng trên dân sự Đức Chúa Trời trong thời cổ đại, nhưng còn đối với dân sự đương thời của Ngài thì sao? Những tội lỗi về tình dục trong Hội Thánh và trong các gia đình gọi là Cơ Đốc nhân đã gây chia rẽ Hội Thánh và phá nát gia cang, nhiều Hội Thánh đã nhắm mắt làm ngơ trước tình trạng này. Những sự khiêu dâm – được in trên các sách báo, qua các băng hình video, và nhất là ở trên mạng internet – là thứ rất phổ biến hiện nay, và càng ngày càng trắng trợn hơn nữa là phổ biến tràn lan trên truyền hình. Người ta khơng kết hôn nhưng vẫn sống chung với nhau, ‘những cuộc hơn nhân thử”, “hơn nhân đồng tính”, và thậm chí có cả “những cuộc bán dâm” đã xảy ra trong các Hội Thánh Tin Lành, và khi các vị mục sư tin kính nổ lực xử lý vấn đề tội lỗi này, thì người ta sẽ cho là sao mục sư lại quá lưu tâm đến việc cá nhân của họ. Những người phạm tội loại này thường thì đơn giản rời khỏi đó rồi đến tham gia vào các Hội Thánh khác miễn sao nơi ấy họ có thể sống được và cảm thấy hài lịng. Như Ruth Bell Graham đã nói: “ Nếu Đức Chúa Trời khơng phán xét Châu Mỹ, thì Ngài ắt sẽ phải xin lỗi Sô-đôm và Gô-mô-rơ”.

“Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ của mọi điều ác” (ITi 6:10 NKJV), do đó chúng ta khơng phải ngạc nhiên khi những người làm ăn bn bán ở Giê-ru-sa-lem đã tính lãi với giá cắt cổ trên số vốn họ bỏ ra và họ cũng ra bóp nặn, vơ vét thêm tiền lời trong công việc bán bn kinh doanh của mình (Exe 22:12). Người Do Thái có thể tính lãi đối với người ngồi, nhưng khơng được tính lãi đối với người cùng thuộc dân tộc mình (Xu 22:25-27 Le

19:13 25:35-38 Phu 23:19-20), và họ phải xử lý cơng bằng trong tất cả những gì có liên quan

đến công việc làm ăn của họ. Tuy nhiên, phương châm của người đời “công việc là công việc” không bao giờ được đem thay thế cho mạng lịnh của Đức Chúa Trời, “Hãy ban cho,

thì các người sẽ được ban cho ” (Lu 6:38 NIV)

Lý do tại sao tuyển dân Đức Chúa Trời lại sống gian ác như thế? Bởi vì họ đã quên Đức Giê-hô-va (Exe 22:12), và quên đi tội lỗi mà Môi-se đã truyền bảo họ phải tránh (Phu 4:9,23 6:10-12 32:18). Họ đã được khuyên răn hãy nhớ lại đời sống làm nơ lệ của họ tại Ê-

díp-tơ và bởi ân điển mà Đức Chúa Trời đã giải cứu họ ra sao (5:15 15:15 16:12 24:18), và cũng hãy luôn nhớ rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời họ (8:18). Họ quên Đức Chúa Trời, tự mình dần dần trở nên vị thần của chính mình và bắt đầu khơng làm theo Lời Chúa nữa, quay sang ngược đãi người khác, nhưng lại cho rằng Đức Chúa Trời phải ban phước lành cho họ là chuyện đương nhiên. Tiên tri Giê-rê-mi ở Giê-ru-sa-lem đang lên án dân sự về những tội lỗi này (Gie 3:21).

Một dân tộc bị kết án (Exe 22:13-22): Đức Chúa Trời bắt tay thực hiện giáng cơn thịnh

nộ đáp lại tội lỗi của dân sự Ngài (6:11 21:14,17), [56] và Ngài tuyên bố rằng ngày đền tội của dân sự đang cận kề. Dân thành Giê-ru-sa-lem vẫn cứ cố tình tiếp tục phạm tội, bất chấp những lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời, nhưng lẽ nào họ lại dám cả gan kéo dài ngày đoán phạt của Đức Chúa Trời? Hành động đoán phạt đầu tiên của Ngài sẽ là làm cho tản

lạc (Exe 22:13-16) dân sự sẽ bị đày sang Ba-by-lơn, số cịn lại thì bị tản lạc đến các nước

xung quanh (c.15-16). Chắc chắn dân sự có biết về cuộc đốn phạt này sắp xảy ra, bởi vì trong giao ước Ngài, Đức Chúa Trời đã hứa sẽ thực hiện sự đoán phạt như vậy (Le 26:27-

Một phần của tài liệu 26_e-xe-chi-en (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)