thánh khiết của Ngài và đưa họ đến sự ăn năn.Đức Chúa Trời muốn họ hết lịng tơn q Đền Thờ của Ngài chứ đừng đối với nó giống như đối với bất kỳ mọi cơng trình xây dựng khác của những người dân láng giềng, và đặc biệt Ngài muốn họ từ bị sự thờ hình tượng. Đối với vấn đề chỗ thờ phượng hiện nay, Y-sơ-ra-ên có đến bốn nơi thánh khác nhau: Đền Tạm của Môi-se xây, Đền Thờ của Sa-lô-môn xây, Đền Thờ được xây lại sau Cuộc Lưu Đày, và Đền Thờ của Hê-rốt xây trong thời Chúa Giê-xu. Vinh quang Đức Chúa Trời đã lìa khịi Đền Tạm (ISa 4:19-22) và trở lại trong Đền Thờ của Sa-lô-môn. Trước khi Đền Thờ bị quân Ba-by-lơn phá hủy, Ê-xê-chi-ên nhìn thấy vinh quang Đức Chúa Trời lìa khỏi Đền Thờ (Exe 9:3 10:4 11:22-23). Khơng có chứng cớ nào cho biết vinh quang Đức Chúa Trời đã từng ngự đến trong Đền Thờ được xây sửa lại hay trong Đền Thờ của Hê-rốt xây. Con của Đức Chúa Trời đã thi hành chức vụ mình tại trong Đền Thờ của Hê-rốt xây và ở một góc độ nào đó thì việc ấy đã đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời (Gi 1:14 Ha 2:7).
đã từng lìa khỏi Đền Thờ của Sa-lơ-mơn xây: Ngài đi lên núi Ô-li-ve (Exe 11:22-23 Mat
23:38, 24:3). Khi Chúa Giê-xu trở lại, Ngài sẽ đem vinh quang đến với Đền Thờ suốt thời
gian một ngàn năm, Ngài sẽ đến từ níu Ơ-li-ve (Exe 43:1-5 Cong 1:9-12 Xa 14:4). Dân Do Thái hiện giờ khơng có Đền Thờ bởi vì ngơi Đền Thờ do Hê-rốt xây đã bị người La-mã huỷ diệt vào năm 70 SC.
Tương lai Y-sơ-ra-ên có hai Đền Thờ: đó là Đền Thờ trong thời kỳ Đại Nạn sẽ bị Antichrist chiếm đóng kiểm sốt (Da 9:24,26-27 Mat 24:15 IITe 2:1-4 Kh 11:1 15:5), và Đền Thờ ở thời kỳ thiên hy niên mà Ê-xê-chi-ên đã mô tả trong những phân đoạn Kinh Thánh này. Nhưng Ê-xê-chi-ên không phải là tiên tri duy nhất bảo rằng sẽ có một Đền Thờ thánh trong suốt Thời Đại Nước Trời. Bạn hãy tìm một Đền Thờ thuộc thời đại vương quốc và sự thờ phượng trong thời đại ấy ở sách: (Es 2:1-5 60:7,13 Gie 33:18 Gio 3:18 Mi 4:2 Ag 2:7-
9 Xa 6:12-15 14:16,20-21).Exe 37:24-28 ký thuật lời Đức Chúa Trời hứa với dân sự Ngài rằng
Ngài sẽ đặt nơi thánh của Ngài giữa vòng họ: “Đền tạm ta sẽ ở giữa chúng nó, ta sẽ làm
Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta” (c.27 NKJV).
Đức Chúa Trời ban kế hoạch xây Đền Tạm cho Môi-se, là một nhà tiên tri (Xu 25:8-
9:40), và Ngài cũng đã ban cho Đa-vít vốn là một vị vua, kế hoạch xây Đền Thờ và sau này do Sa-lô-môn xây (ISu 28:11-19). Giờ đây, Ngài tiết lộ cho Ê-xê-chi-ên là một thầy tế lễ và cũng là nhà tiên tri biết kế hoạch xây Đền Thờ thiên hy niên vinh hiển. Các kế hoạch này có liên quan trực tiếp đến những người mà Ê-xê-chi-ên đang thi hành chức vụ mình đối với họ, là dân Do Thái nản lịng tuyệt vọng vì bị cuộc vây hãm của qn Ba-by-lơn cướp đi xứ, thành thánh, Đền Thờ, và nhiều người thân yêu của họ. Trong những phân đoạn Kinh Thánh tiên tri này của Ê-xê-chi-ên, ông bào đảm rằng Đức Chúa Trời sẽ giữ các lời hứa theo giao ước Ngài và sẽ có ngày Ngài trở lại ở cùng với tuyển dân của Ngài. Khi chúng ta nghiên cứu học hỏi những phân đoạn sách khó hiểu này, chúng ta sẽ khám phá ra được lý do tại sao việc lý giải về sự hiện thấy này theo nghĩa đen đã đưa đến cho chúng ta sự hiểu biết tận tường và sự ứng dụng Lời mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ê-xê- chi-ên cách tốt nhất.
2. Kế hoạch về ngôi đền thờ mới (Ex 40:1-49) (Exe 40:1-46:24)
Vào ngày 28, tháng Tư, năm 573 TC. nhằm ngày đầu tiên của Lễ Vượt qua – Đức Chúa Trời đã ban cho Ê-xê-chi-ên sự hiện thấy được ký thuật trong phân đoạn 40-48. Dân Do Thái lúc bấy giờ đang làm phu tù tại Ba-by-lôn được 25 năm, và Lễ Vượt Qua chỉ còn nhắc họ nhớ đến việc họ đã từng được giải cứu khỏi Ai Cập mà thôi. Đối với Y-sơ-ra-ên, Lễ Vượt Qua cũng chính là sự bắt đầu cho các kỳ lễ trong đạo của cả năm (Xu 12:2), và Đức Giê-hô-va chọn ngày trọng thể đặc biệt này để nói cho đầy tớ Ngài biết về vinh quang mà Y-sơ-ra-ên sẽ có được khi Đấng Mê-si-a thiết lập vương quốc Ngài.
Trong một khải tượng nọ, Ê-xê-chi-ên đến thăm xứ của Y-sơ-ra-ên, nhưng lần này không giống như “những lần thăm viếng” trước đó, ơng khơng thấy dân sự phạm tội, không thấy xứ bị tàn phá và cũng chẳng thấy Đền Thờ bị ô uế. Lần này, ông thấy một xứ mới và Đền Thờ mới đầy vinh quang. Tương tự như Môi-se tại trên núi đã nhận được kế hoạch xây dựng Đền Tạm, thì giờ đây Ê-xê-chi-ên cũng vậy, tại trên một hịn núi cao, ơng đã nhận được kế hoạch xây Đền Thờ. Môi-se không được phép đi vào Đất Hứa, nhưng từ trên núi ơng đã nhìn thấy nó (Phu 34:1-4), và cũng từ một hịn núi cao Ê-xê-chi-ên đã nhìn thấy xứ cùng những sự phân chia bờ cõi của nó.
Có điều khơng chắc rằng Đền Thờ mới sẽ toạ lạc tại bất cứ nơi nào đó chứ chưa hẳn là tại núi Si-ơn, nhưng những người phê bình việc lý giải sự hiện thấy này theo nghĩa đen đã chỉ ra rằng Si-ôn không phải thực sự là một “ngọn núi rất cao”. Tuy nhiên, có lẽ họ đang có cái nhìn tổng qt những thay đổi về địa hình địa lý sẽ xảy ra trong xứ của Y-sơ-ra-ên khi Chúa trở lại giải cứu dân sự Ngài và thiết lập vương quốc của Ngài (Xa 14:4,10). Đức Chúa Trời có hứa rằng dân Do Thái sẽ thờ phượng và hầu việc Ngài tại trên núi cao (Exe 20:40), Đấng Mê-si-a sẽ cai trị từ núi ấy (17:22-23), và Ngài sẽ giữ lời phán hứa đó. Cả Ê-
sai lẫn Mi-chê đều có đề cập đến núi cao ấy (Es 2:1-2 Mi 4:1). Si-ôn sẽ không chỉ là một nơi cao theo quy luật tự nhiên mà nó cịn sẽ trở là trung tâm thờ phượng Đức Giê-hơ-va cho cả tồn thế giới.
Trong sự hiện thấy của mình, Ê-xê-chi-ên thấy có một người màu sắc giống như đồng, có thể là thiên sứ viếng thăm, người đang đứng ngay bên ngồi cửa đơng Đền Thờ. Người cầm trong tay một sợi dây thừng bện bằng vải lanh và một cái cần (cây sào), đó là những dụng cụ dùng để đo kích thước, sợi dây thừng dùng đo chiều dài (Exe 47:3), cịn cây sào thì dùng đo những kích thước ngắn hơn. Cây sào có lẽ dài chừng 10 feet (Exe 40:5) (-tức bằng khoảng 3 mét-). [91] Việc đo nhà cửa đất đai là dấu hiệu tượng trưng cho sự tun bố tài
sản đó là của chính bạn. Trong những năm này khi người Do Thái cịn sót đang cố gắng xây lại Đền Thờ của họ, thì tiên tri xa-cha-ri có nhìn thấy một người đi đo Đền Thờ ấy, và đây là dấu hiệu biểu hiện rằng sẽ có ngày Đền Thờ và thành được phục hưng (Xa 2:1-13). Đức Chúa Trời phán truyền cho Sứ đồ Giăng hãy đo Đền Thờ tại Giê-ru-sa-lem trước khi nó bị các dân ngoại giày xéo (Kh 11:1-19). Đây là chứng cớ cho thấy dù có xảy ra chuyện gì đi nữa thì cũng hề gì, bởi vì Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ đều ln thuộc về Đức Chúa Trời, rồi đây trong tương lai chúng sẽ được phục hồi và được thánh hóa.
Thế rồi, người mà Ê-xê-chi-ên đã thấy trong khải tượng kia liền hướng dẫn ông đi quanh khu vực hành lang có tường bao quanh của Đền Thờ, bắt đầu từ cửa đông và sau khi đi giáp vịng thì quay về lại chỗ xuất phát đó. Nhưng trước khi họ bước lên 7 bậc tam cấp xuyên qua cửa đông để đi vào hành lang ngồi, người hướng dẫn đó đã cho ơng một số lời khuyên nghiêmtúc (Exe 40:4). Ê-xê-chi-ên chú ý quan sát thật kỹ những gì ơng thấy và nghe bởi vì ơng sẽ phải thuật lại tất cả mọi điều mà ông học hỏi được cho các phu tù đang ở Ba-by-lơn biết. Dĩ nhiên, qua sách của mình, ơng đã thuật lại cho nhiều thế hệ của dân sự nghe những gì ơng tiếp thu được từ Đức Chúa Trời trong lần đi tham quan Đền Thờ này. Điều này có nghĩa là những biến cố được ký thuật trong các phân đoạn này đã chứa đựng nhiều lẽ thật mà dân Do Thái trong thời Ê-xê-chi-ên cần phải biết đến và tin. Nếu chúng ta hiểu được được kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho tương lai là gì thì chúng ta sẽ thấy rằng cả dân Do Thái lẫn người ngoại giáo ngày nay cũng đều vẫn rất cần những lẽ thật này. Nếu tất cả những gì Đức Chúa Trời muốn làm đã gây ấn tượng với Ê- xê-chi-ên là “sự thờ phượng thuộc linh”, thì vị thiên sứ kia chắc hẳn đã nói cho ơng biết cả rồi.
Hành lang ngoài (Exe 40:5-27): Toàn bộ khu vực thiêng liêng này rộng 875 bộ vuông
(còn gọi là phút (feet), 1 bộ = o,3048m), gồm một bức tường có chiều cao 10 bộ, chiều rộng 10 bộ (c.5). Riêng khu vực Đền Thờ nằm ở phía tây có hàng rào bao quanh, tính từ các bức tường vào cách 175 bộ, phần lưng của nó giáp ranh với khu vực thiêng liêng. Phía sau Đền Thờ có hai phịng bếp là nơi dùng để chuẩn bị những bữa ăn tế lễ, có kèm theo một phịng thứ ba nữa nhưng mục đích sử dụng nó đã khơng được bàn đến ở đây. Tại mỗi góc tường có một phịng bếp, tại điểm trung tâm của 3 bức tường phía đơng phía bắc và
phía nam có một cái cổng, và tại mỗi phía của 3 cổng này, về phía phải bên trong các bức tường có 5 phịng đặc biệt dành cho người đến thờ phượng, có tổng cộng tất cả là 30 phịng. Chúng được sử dụng cho các bữa ăn thông công và ăn bữa là các vật sinh tế. Khi bạn dạo bộ xuyên qua bất kỳ một cổng nào trong 3 lối cổng thuộc khu vực hành lang ngoài này, thì đồng thời bạn đã đi ngang qua 6 phịng là các trạm gác của các nhân viên bảo vệ Đền Thờ, mỗi một trạm có diện tích 10 bộ vng và được trang trí với những hình cây kè.
Khu vực hành lang ngồi diện tích gần 400.000 bộ vng, nhưng nó sẽ khơng có phần tiền sảnh như của người ngoại với bức tường ngăn cách thật quá đáng (Eph 2:14) [92], và nó cũng khơng có phần sân phân biệt dành cho phụ nữ. Trong Đền Thờ thiên hy niên, mong muốn của Đức Chúa Trời chúng ta ắt được thực hiện, rằng, nhà Ngài sẽ là nhà cầu nguyện dành cho cả người nam lẫn người nữ của tất cả mọi dân mọi nước (Mat 11:17 Es 56:7 Gie 7:11). Diện tích của hành lang ngồi và việc có q nhiều phịng ốc như vậy gơi ý rằng khu
vực này sẽ là nơi dành cho sự thờ phượng, nơi người ta có thể gặp gỡ nhau và cùng nhau dự bữa ăn các sinh tế thông công với nhau.
Hành lang trong (Exe 40:28-47 43:13-17): Sau khi đi thẳng từ bất cứ cổng nào trong số
ba cổng ở phần tường ngoài để vượt qua khu vực hành lang ngoài, bạn sẽ đi đến một trong ba cổng dẫn vào khu vực hành lang trong. Có 8 bậc tam cấp dẫn bạn đi xuyên qua cổng (40:31), ngang qua các phòng của những người bảo vệ, và đi vào hành lang trong. Các bức tường có những cổng trong này chứa bên trong là các phòng nhỏ dành cho các thầy tế lễ và chỗ dành cho công việc chuẩn bị dâng các sinh tế. Hành lang trong rộng 175 bộ vuông và bàn thờ để dâng sinh tế được đặt ở chính giữa hành lang (43:13-17).
Bàn thờ bằng đồng trong Đền Tạm của Kinh Thánh Cựu Ước là một ‘cái thùng” được làm bằng gỗ cây keo có bọc đồng bên ngồi. Nó có diện tích bề mặt đáy 7,5 bộ vng và cao 4,5 bộ. Tính từ đỉnh thùng xuống khoảng 2,5 bộ thì có một vĩ lưới sắt gác ngang qua để đặt các con sinh đã bị giết nằm lên đó và bên dưới đốt lửa thiêu. Bàn thờ như vậy trong Đền Thờ của Sa-lơ-mơn có diện tích mặt đáy 30 bộ vng và cao 15 bộ với tất cả bốn phía đều có các bậc tam cấp (IISu 4:1 IVua 8:64) [93]. Bàn thờ này trong Đền Thờ thiên hy niên sẽ có chiều cao khoảng 20 bộ với một cầu thang gác đặt ở phía đơng. Bàn thờ sẽ được xếp thành tầng, tầng trệt diện tích 31,5 bộ vng, tầng kế tiếp 28 bộ vuông, tầng thứ ba 24,5 bộ vuông và tầng trên cùng (tầng có đặt “lị thiêu của bàn thờ”) 21 bộ vuông.
Nơi tôn nghiêm (Exe 40:48-43:12): Tương tự như hành lang trong là nơi sẽ đặt bàn thờ,
khu vực gọi là nơi thánh rộng 175 bộ vng. Một vịm cổng dẫn tới nơi thánh được dựng những cây trụ trang trí hết sức cơng phu tại mỗi phía của cửa vào. Điều này nhắc chúng ta nhớ đến hai cây trụ lớn ở trong Đền Thờ do Sa-lô-môn xây đứng trước lối đi dẫn vào nơi thánh (IVua 7:15-22). Vị thiên sứ hướng dẫn kia chỉ cho Ê-xê-chi-ên thấy có nhiều phịng ốc khác nhau nằm san sát kế nhau ở khu vực hành lang trong và theo quy định của Đền Thờ, thì tất cả các phịng ầy đều được biệt riêng ra cho các thầy tế lễ nào đang thi hành chức vụ của mình trong Đền Thờ (Exe 41:5-42:20).
Khơng thấy nói gì về bức màn ngăn giữa nơi thánh và nơi chí thánh cả, nhưng khi Đấng Mê-si-a đến ở cùng với dân sự Ngài mãi mãi thì bức màn này sẽ khơng cịn cần thiết nữa. Ngài muốn bày tỏ ra tất cả vinh quang Ngài. Ở đây cũng khơng thấy đề cập đến hịm giao ước hoặc nắp thi ân là cái mà huyết đã được làm đổ ra trên đó trong Ngày Đại Lễ Chuộc Tội. Có sự đề cập đến bàn thờ hoặc cái bàn bình thường làm bằng gỗ được đặt đứng ở phía trước lối dẫn vào nơi chí thánh (41:21-22). Được làm hồn tồn bằng gỗ, bàn thờ cao
5,5 bộ và có diện tích 3,5 bộ vng. Khơng được đem thứ gì để lên đốt trên bàn thờ này cả, vì thế có lẽ nó sẽ được dùng để bánh trần thiết như bàn đã được dùng trong Đền Tạm và trong Đền Thờ trước đây.
Trong Đền Thờ thiên hy niên, không thấy nói đến bàn thờ xơng hương bọc bằng đồng hay những chân đèn có bảy thếp đèn bằng đồng. Bàn thờ xông hương tượng trưng cho những lời cầu nguyện của dân sự Đức Chúa Trời dâng lên Ngài (Thi 141:2 Kh 8:3), nhưng đến khi Chúa hiện diện với họ ln thì sẽ khơng cịn cần đến sự tượng trưng cho lời cầu nguyện như vậy nữa. Cịn chân đèn thì tượng trưng cho ánh sáng lẽ thật của Đức Chúa Trời soi sáng khắp quốc gia Y-sơ-ra-ên, là vinh quang Đức Chúa Trời Sê-ki-na (Shekinah) đã hiện diện trong Đền Thờ của Ngài.
Ê-xê-chi-ên từng chứng kiến vinh quang Chúa lìa khỏi Đền Thờ, nhưng giờ đây ơng nhìn thấy vinh quang Ngài trở lại (Exe 43:1-12). Vị hướng dẫn viên của ơng dẫn ơng quay về cổng phía đơng ở hành lang ngồi, và khi Ê-xê-chi-ên nhìn ra, ơng liền thấy vinh quang ấy từ phía đơng đang đến gần Đền Thờ. Đồng thời, cịn có tiếng của Chúa vang lên “giống
như tiếng nước lớn” (c.2 1:24 Kh 1:15 14:2 19:6). Kế đó, Đền Thờ được phủ đầy vinh quang
Đức Chúa Trời, và Đức Thánh Linh đưa Ê-xê-chi-ên trở về lại bên trong của hành lang trong. Khi Môi-se làm lễ khánh thành Đền Tạm (Xu 40:1-38), và Sa-lô-môn khánh thành Đền Thờ (IISu 5:11-14), vinh quang Đức Chúa Trời đã đến ngự vào trong, điều này chứng