Trong nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008), yếu tố Nền tảng dịch vụ đƣợc đo bằng các biến quan sát: sự tham gia của cha mẹ vào quá trình
đào tạo; ngƣời lãnh đạo có uy tín; trƣờng có hình ảnh đẹp; có dịch vụ theo dõi sức khỏe định kỳ; giới hạn sỉ số lớp. Các biến quan sát này đã nằm trong các yếu tố mà nghiên cứu Kathryn E.Grogan (2011) đề xuất, do đó tác giả khơng đƣa vào mơ hình nghiên cứu đề xuất của mình.
Yếu tố Đặc điểm của trẻ trong nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) đề cập đến những đặc điểm, biểu hiện, tính cách của trẻ và định hƣớng phát triển cho con của cha mẹ. Từ những đặc điểm này, phụ huynh sẽ cân nhắc lựa chọn trƣờng phù hợp cho con mình. Tuy nhiên, trong q trình phỏng vấn nhóm, các phụ huynh
tham gia cho rằng tại Tp.HCM khơng có những trƣờng chuyên biệt nhƣ vậy nên tác giả không đƣa yếu tố này vào mơ hình nghiên cứu.
Các thành phần trong mơ hình:
• Yếu tố “Cơ sở vật chất”: kế thừa từ kết quả nghiên cứu của Tung- Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008). Cơ sở vật chất là những gì phụ huynh có thể nhìn thấy ngay đƣợc khi đặt chân vào trƣờng, nó thể hiện đƣợc mức đầu tƣ của trƣờng cho dịch vụ của mình, từ đó phụ huynh cân nhắc xem có nên gửi con vào trƣờng hay không. Trong nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin, yếu tố này đƣợc đặt tên là “Môi trƣờng và sự tiện nghi” nhằm đo lƣờng các biến khảo sát nhƣ phòng học, sân chơi, dụng cụ dạy học,…Trong quá trình phỏng vấn nhóm, những ngƣời tham gia đề xuất đổi tên gọi yếu tố này thành cơ sở vật chất cho phù hợp với Việt Nam.
• Yếu tố “Đội ngũ giáo viên và nhân viên” kế thừa từ nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) và Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008). Yếu tố này thể hiện qua bằng cấp chuyên môn của giáo viên; sự tận tâm, nhiệt tình của giáo viên, nhân viên nhà trƣờng trong việc chăm sóc trẻ; và thái độ của giáo viên, nhân viên đối với phụ huynh.
Ở lứa tuổi trẻ đi học mẫu giáo, thời gian chăm sóc con của cha mẹ ít hơn cả thời gian trẻ đƣợc cô giáo dạy dỗ. Mọi hoạt động chăm sóc ni dƣỡng giáo dục nhƣ: ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi, dạy học đều do cô giáo thực hiện. Tuy nhiên, các vụ bảo mẫu bạo hành đối với trẻ, gây thƣơng tích cho trẻ thậm chí làm trẻ tử vong xảy ra thƣờng xuyên trong thời gian gần đây đã gây ra nỗi lo ngại cho phụ huynh khi gửi con vào các trƣờng mẫu giáo. Vì vậy, khi chọn trƣờng cho con, phụ huynh ln cân nhắc tính tình, thái độ của giáo viên. Phụ huynh sẽ gửi con vào trƣờng khi có thể tin tƣởng đƣợc các cơ giáo để đảm bảo sự an tồn cho con.
• Yếu tố “Chương trình đào tạo” kế thừa từ nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) và Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008). Yếu tố này nói đến
cách giáo dục trẻ tại trƣờng nhƣ sỉ số lớp, lịch học, các hoạt động ngoại khóa, kỹ năng giao tiếp với mọi ngƣời…
Trong các nghiên cứu thực hiện tại Đài Loan và Mỹ, phụ huynh quan tâm đến việc tham gia vào các chƣơng trình học của trẻ, các tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng trẻ. Tuy nhiên, trong q trình phỏng vấn định tính, các phụ huynh cho rằng yếu tố này không quan trọng đối với họ.
Theo phụ huynh, việc giáo dục kiến thức cho trẻ giai đoạn này chƣa quan trọng bằng việc giáo dục đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hòa đồng và biết lễ phép với ngƣời lớn. Chƣơng trình đào tạo cần đảm bảo cho trẻ đạt mục tiêu cuối độ tuổi mẫu giáo theo tiêu chuẩn bộ giáo dục đặt ra và chuẩn bị tâm lý tốt cho giai đoạn bƣớc vào lớp một.
• Yếu tố “Sự an toàn và sức khỏe của trẻ” kế thừa từ nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011). Yếu tố này thể hiện mối quan tâm của phụ huynh đến sự an toàn của trẻ khi học tại trƣờng nhƣ an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng, kiểm tra sức khỏe định kỳ, việc tăng cân của trẻ,…
Lứa tuổi mẫu giáo chƣa nhận thức đƣợc hết những mối nguy hiểm đối với mình, đơi khi những vấn đề tƣởng chừng nhƣ đơn giản vẫn có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Đã có nhiều trẻ bị thƣơng hoặc tử vong tại trƣờng mẫu giáo trong thời gian qua nhƣ bị ngạt nƣớc trong nhà vệ sinh ở Bình Dƣơng, bị điện giật ở Kiên Giang, bị té vào hố ga ở Hà Tĩnh… Những vụ việc xảy ra ngày càng nhiều đã tạo ra sự cảnh giác cho phụ huynh. Phụ huynh sẽ xem xét kỹ những mối nguy hiểm xảy ra cho con mình trƣớc khi gửi vào trƣờng.
• Yếu tố “Chi phí và sự thuận tiện” kế thừa từ nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) và Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008). Nghiên cứu của Kathryn E.Grogan (2011) chỉ đề cập đến sự thuận tiện. Nghiên cứu của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008) lại gộp hai yếu tố Chi phí và Sự thuận tiện vào cùng
một yếu tố. Trong q trình phỏng vấn nhóm, các thành viên đề nghị tách riêng hai thành phần này ra. Tuy nhiên, tác giả vẫn giữ nguyên yếu tố của Tung-Sheng Kuo & Ling-Ling Lin (2008) để xem xét trong q trình nghiên cứu hai nhân tố này có tách riêng nhau khơng. Yếu tố này đo lƣờng các chi phí mà phụ huynh phải trả cho nhà trƣờng khi gửi trẻ và những sự thuận tiện khi phụ huynh gửi trẻ tại trƣờng nhƣ tiện đƣờng đi làm, giữ trẻ ngồi giờ, có xe đƣa đón tận nhà.
• Yếu tố “Thơng tin tham khảo” là yếu tố tác giả khám phá trong quá trình phỏng vấn định tính. Kathryn E.Grogan (2011) cũng đề cập đến yếu tố trong q trình phỏng vấn định tính và ghi nhận đây là một yếu tố tích cực. Tuy nhiên, Kathryn E.Grogan khơng đƣa yếu tố này vào mơ hình nghiên cứu của mình.
Khi phát sinh nhu cầu gửi trẻ, phụ huynh sẽ bắt đầu tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau nhƣ: hỏi thăm ngƣời thân, bạn bè, xem thông tin quảng cáo, internet. Bƣớc kế tiếp, phụ huynh sẽ cho con mình học thử để trãi nghiệm dịch vụ. Sau quá trình tham khảo này, phụ huynh sẽ cân nhắc xem có gửi con vào trƣờng hay khơng.
Yếu tố này cũng xuất hiện trong lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng của Philip Kotler (2007), ngƣời tiêu dùng mua hàng hóa, dịch vụ (trong nghiên cứu này là dịch vụ mẫu giáo) chịu ảnh hƣởng của nhiều nhóm khác nhau, trong đó nhóm tham khảo từ gia đình, bạn bè,….Nhƣ vậy, thơng tin khám phá đƣợc trong q trình phỏng vấn định tính phù hợp với lý thuyết của Philip Kotler. Do đó, tác giả đề xuất yếu tố “Thơng tin tham khảo” vào mơ hình nghiên cứu.
Các giả thuyết nghiên cứu:
• H1: Cơ sở vật chất nhà trƣờng có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.
• H2: Đội ngũ giáo viên, nhân viên có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.
• H3: Chƣơng trình đào tạo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.
• H4: Sự an tồn và sức khỏe của trẻ có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.
• H5: Sự thuận tiện và chi phí có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.
• H6: Thơng tin tham khảo có tác động cùng chiều với sự lựa chọn trƣờng của phụ huynh.
Tóm tắt chƣơng 2
Chƣơng 2 đã trình bày các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu cũng nhƣ các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện tại Đài Loan và Mỹ. Dựa trên các lý thuyết này, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố tác động tƣơng ứng với 6 giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng tiếp theo tác giả sẽ trình bày phƣơng pháp và quá trình nghiên cứu của đề tài.
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giới thiệu
Chƣơng 2 đã trình bày cơ sở lý luận và các giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng 3 sẽ trình bày phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu, điều chỉnh và đánh giá thang đo.
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện qua hai bƣớc chính: (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.
3.1.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ định tính
Nghiên cứu sơ bộ định tính đƣợc thực hiện qua kỹ thuật: phỏng vấn 20 ý kiến, phỏng vấn tay đơi và phỏng vấn nhóm. Mục đích của nghiên cứu sơ bộ định tính là khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát.
- Phỏng vấn 20 ý kiến: bảng câu hỏi mở đƣợc phát ra cho 25 phụ huynh để phụ
huynh tự điền các yếu tố mà theo họ có ảnh hƣởng đến việc lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con mình (xem phụ lục 1).
- Phỏng vấn tay đôi: Bảng câu hỏi phỏng vấn tay đôi đƣợc xây dựng dựa trên
thang đo của các nghiên cứu trƣớc kết hợp với kết quả phỏng vấn khám phá. Dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn tay đôi, tác giả gặp và phỏng vấn trực tiếp các phụ huynh bằng câu hỏi mở để để thu thập thêm các ý kiến và tìm ra các ý kiến chung nhất. Sau khi phỏng vấn 21 phụ huynh thì các ý kiến đã có hiện tƣợng lặp lại trên 80%, tác giả dừng quá trình phỏng vấn tay đơi lại.
- Phỏng vấn nhóm: tác giả tiến hành thảo luận trên hai nhóm gồm một nhóm 8
tìm thêm các ý kiến của phụ huynh. Sau đó, tác giả đƣa ra danh sách các yếu tố để phụ huynh chọn mức độ quan trọng của từng yếu tố theo thứ tự: quan trọng nhất; quan trọng thứ hai; quan trọng thứ ba và không quan trọng. Mức độ quan trọng này là một thông tin tham khảo cần thiết để xem xét các biến quan sát có thể loại bỏ ra khỏi bảng câu hỏi chính thức khi tiến hành phỏng vấn sơ bộ hay khơng. Sau bƣớc phỏng vấn nhóm, một số yếu tố đã bị loại bỏ khỏi nghiên cứu chính thức vì đa số các thành viên trong buổi thảo luận nhóm cho rằng các yếu tố này khơng quan trọng đối với họ khi lựa chọn trƣờng mẫu giáo cho con. Một số yếu tố cũng đƣợc bổ sung vào nghiên cứu chính thức vì các thành viên cho rằng nó quan trọng đối với họ.
Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ
Mục đích của nghiên cứu định lƣợng sơ bộ là đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với nghiên cứu của tác giả. Thang đo của nghiên cứu sơ bộ định lƣợng sẽ đƣợc sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
Từ kết quả nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng bảng câu hỏi chi tiết với thang đo Likert 5 mức độ để nghiên cứu sơ bộ định lƣợng. Mẫu nghiên cứu sơ bộ định lƣợng có kích thƣớc là 150 mẫu và đƣợc chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích độ tin cậy (Cronbach Alpha) và phân tích nhân tố (EFA) nhằm loại bỏ các biến không phù hợp cho nghiên cứu và điều chỉnh các biến trong bảng câu hỏi cho phù hợp hơn cho lần nghiên cứu tiếp theo.
3.1.1.2. Nghiên cứu chính thức
Xác định mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại Tp.HCM với phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Đối tƣợng khảo sát là các phụ huynh tại Tp.HCM có con trong độ tuổi gửi mẫu giáo hoặc chuẩn bị gửi mẫu giáo (3-5 tuổi).
Hair & ctg(2006) (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ( 2012,398)), cho rằng đề sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lƣờng là 5:1. Nghiên cứu chính thức có 35 biến quan sát độc lập, vậy số mẫu cần ít nhất là 165 mẫu. Để đạt đƣợc mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, số lƣợng bảng khảo sát đƣợc phát ra trong nghiên cứu định lƣợng chính thức là 320 mẫu và tỉ lệ hồi đáp dự kiến là 80%.
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập từ các bảng khảo sát đƣợc đƣa vào SPSS sau khi loại bỏ các bảng không đạt yêu cầu. Từ dữ liệu này, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach Alpha; phân tích nhân tố EFA; phân tích hồi quy. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng t-TEST và ANOVA để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm phu huynh: phân nhóm theo giới tính, độ tuổi, trình độ, mức thu nhập, phụ huynh có con duy nhất và phụ huynh có từ 2 con trở lên.
3.1.2. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu đƣợc trình bày đƣợc trình bày qua hình 3.1. - Quá trình nghiên cứu sơ bộ, tác giả thực hiện:
o Phỏng vấn khám phá: 25 mẫu o Phỏng vấn tay đơi: 21 mẫu
o Phỏng vấn nhóm: 16 mẫu (2 nhóm) o Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ: 150 mẫu - Nghiên cứu chính thức: 259 mẫu.
Thang đo nháp
Thang đo chính thức
Phỏng vấn 20 ý kiến (n=25)
Phỏng vấn tay đơi (n=21)
Thảo luận nhóm (2 nhóm 8 ngƣời)
Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ (n=150)
Thống kê mơ tả
Phân tích nhân tố (EFA) Phân tích Cronbach’s Alpha Phân tích hồi quy
Kiểm định
Viết báo cáo
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu chính thức (n=259)