TT Ký hiệu Nội dung
1 TR1 Tôi nghĩ rằng sản phẩm trà xanh đóng chai là đáng tin cậy 2 TR2 Chất lượng của sản phẩm trà xanh đóng chai là đáng tin cậy 3 TR3 So với những sản phẩm cùng loại khác, tôi tin vào chất lượng
sản phẩm trà xanh đóng chai hơn
4 TR4 Tơi tin tưởng sản phẩm trà xanh đóng chai khơng có những tác động có hại
5 PR1 Sản phẩm trà xanh đóng chai là khơng đắt 6 PR2 Sản phẩm trà xanh đóng chai là rẻ
7 PR3 So với những sản phẩm cùng loại khác, sản phẩm trà xanh đóng chai có giá phù hợp
TT Ký hiệu Nội dung 8 QU1 Màu sắc bên ngồi đem lại sự thích thú 9 QU2 Chai có hình dáng trịn, dài, thanh mảnh 10 QU3 Có vị đặc biệt, tinh tế
11 QU4 Có mùi thơm đặc trưng, dịu, dễ chịu và gợi nhớ 12 QU5 Có tác dụng chống hấp thu chất béo vào cơ thể 13 IT1 Tơi muốn mua sản phẩm trà xanh đóng chai 14 IT2 Tôi sẽ tiếp tục mua sản phẩm trà xanh đóng chai
15 IT3 Tơi sẽ giới thiệu sản phẩm trà xanh đóng chai với những người khác
Bước 2: Nghiên cứu định lượng thử
Tiếp theo, thang đo nháp 2 được phát hành phỏng vấn thử 10 người tiêu dùng theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, ghi nhận các phản hồi, rồi hoàn chỉnh lần cuối để có thang đo hồn chỉnh cho nghiên cứu chính thức.
Tuy nhiên, khơng có sự đề nghị hiệu chỉnh nào xảy ra sau khi tiến hành phỏng vấn thử 10 trường hợp. Do đó, thang đo nháp 2 cũng chính là thang đo hồn chỉnh.
3.6.Kết quả phân bố mẫu
Thang đo hoàn chỉnh được đưa vào nghiên cứu chính thức với tổng số người tiêu dùng được phỏng vấn là 400. Đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng mua sản phẩm trà xanh đóng chai tại các điểm bán lẻ hoặc tại các nhà hàng trên địa bàn TP. HCM. Bảng câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu chính thức được đính kèm ở Phụ lục 1.
Dữ liệu được xử lý bằng SPSS 16.0 với các công cụ thống kê mô tả, kiểm định thang đo với hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và phân tích
hồi quy để kiểm định các giả thuyết. Ngoài ra, dữ liệu sẽ được xử lý với các phép phân tích T-test và ANOVA để xem xét tác động của các biến điều khiển như giới tính và thu nhập.
3.7.Tóm tắt
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo trong mơ hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu định tính và định lượng. Kỹ thuật thảo luận nhóm được dùng trong nghiên cứu định tính và kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng được sử dụng cho nghiên cứu định lượng. Chương này củng mô tả thông tin về mẫu của nghiên cứu định lượng và kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết.
CHƯƠNG 4. KẾT Q Ả NGHIÊN CỨ
4.1.Giới thiệu
Ở chương trước, tác giả đã trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm 02 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức - định lượng. Chương 4 này nhằm mục đích trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm đánh giá, hoàn chỉnh các thang đo và kết quả kiểm nghiệm mơ hình lý thuyết cũng như các giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày một số phân tích mơ tả về mẫu nghiên cứu và kết quả định lượng các thang đo.
4.2.Thông tin mẫu nghiên cứu
Như trên đã trình bày, mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất). Ban đầu có 400 mẫu được phát ra tại các điểm bán lẻ và các nhà hàng. Sau thời gian điều tra là 02 tuần, tác giả đã thu về được 375 bản câu hỏi, với tỷ lệ hao hụt là 6%. Dữ liệu sau khi điều tra về đã được tác giả làm sạch trước khi đưa vào nhập liệu. Sau khi làm sạch, có tổng cộng 25 bản câu hỏi bị loại ra khỏi nghiên cứu do người tiêu dùng không điền đầy đủ thơng tin. Như vậy kích thước mẫu hợp lệ đưa vào nghiên cứu là n = 350. Sau khi nhập liệu vào phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 16.0, thông tin
mẫu nghiên cứu như sau: