quản lý và kiểm soát mối nguy.
Chi phí cho việc chuyển đổi từ HACCP sang ISO 22000 khoảng 150 -200 triệu (chủ yếu chi phí đào tạo tập huấn, thuê tư vấn, phí đăng ký cấp chứng nhận).
3.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỰ KIẾN ÁP DỤNG HACCP ÁP DỤNG HACCP
Hiện nay HACCP được công nhận là phương pháp tốt nhất đảm bảo an toàn sản phẩm bằng cách kiểm soát các mối nguy do thực phẩm gây ra, tuy nhiên số
lượng doanh nghiệp Việt Nam áp dụng HACCP chưa lớn (khoảng 10% số doanh nghiệp chế biến thực phẩm). Thực hiện Luật an toàn thực phẩm Luật số 55/2010/QH12, ban hành ngày 17/6/2010 có quy định xây dựng lộ trình pháp lý bắt buộc áp dụng HACCP cho các cơ sở chế biến thực phẩm, như vậy Việt Nam sẽ sớm có quy định bắt buộc việc áp dụng HACCP đối với các cơ sở áp dụng chế biến thực phẩm.
Đến thời điểm hiện nay, cùng với áp lực từ pháp lý, người tiêu dùng và bản thân yêu cầu nội tại của doanh nghiệp, việc áp dụng HACCP tại Việt Nam sẽ trở lên phổ biến theo mục tiêu mà Chính phủ đưa ra đến năm 2020 phấn đấu 100% các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm phải xây dựng và áp dụng hệ thống HACCP. Việc áp dụng HACCP đối với các doanh nghiệp khơng phải khó nhưng điều cơ bản nhất là các doanh nghiệp đó có chú trọng thực sự và quan tâm đúng mức và nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích của HACCP đối với doanh nghiệp. Tác giả xin đưa ra một vài khuyến nghị đối với các doanh nghiệp đang và sẽ quan tâm, dự kiến áp dụng hệ thống HACCP như sau:
Thứ nhất, muốn xây dựng và triển khai hệ thống HACCP được, điều hết sức
quan trọng là phải có sự cam kết và quyết tâm của lãnh đạo cao nhất trong doanh nghiệp như người chủ, tổng giám đốc và các cán bộ chủ chốt. Nếu thiếu đi sự cam kết thì HACCP sẽ khó thực hiện được vì HACCP sẽ làm thay đổi các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, việc thay đổi một thói quen sẽ dẫn đến sự phản kháng ngay trong bản thân người đứng đầu doanh nghiệp và toàn bộ cán bộ, nhân viên.
Thứ hai, cùng với sự cam kết của Lãnh đạo là sự đồng tâm hiệp lực của toàn
thể CBCNV và các bộ phận. Các doanh nghiệp cần tuyên truyền cho mọi thành viên trong nội bộ thấu hiểu sự cần thiết của hệ thống mà mình xây dựng. Tạo lòng tin, gắn liền trách nhiệm và quyền lợi của người lao động với sự phát triển của doanh nghiệp.
Thứ ba, đối với doanh nghiệp xây dựng mới, việc đầu tư cơ sở vật chất phải
quyết GMP, SSOP). Điều này sẽ tránh phải chỉnh sửa, bổ sung cơ sở vật chất sau khi áp dụng HACCP gây lãng phí khơng cần thiết. Để tránh phải đào tạo nhiều lần, nên áp dụng HACCP ngay khi doanh nghiệp tổ chức hoạt động và đưa sản phẩm hàng hoá ra thị trường.
Thứ tư, đối với doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm mà chưa áp dụng hệ thống HACCP thì thời điểm hiện nay là khá thuận lợi cho việc triển khai áp dụng HACCP và là một xu thế tất yếu của các doanh nghiệp, khi mà chất lượng sản phẩm thực phẩm được đòi hỏi ngành càng cao. Việc áp dụng HACCP cần phải chi phí, tuy nhiên những lợi ích mà HACCP mang lại sẽ bù đắp được những chi phí do doanh nghiệp bỏ ra thơng qua việc tiết kiệm những chi phí do sai hỏng góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, mở rộng thị trường sản phẩm.
Thứ năm, cần lựa chọn đơn vị tư vấn phù hợp về chuyên môn cũng như lĩnh
vực hoạt động sản xuất kinh doanh để thuận lợi trong công tác xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai áp dụng thực tế. Vấn đề này cũng sẽ có nhiều cơ hội để giảm thiểu thời gian xây dựng và triển khai ban đầu. Lựa chọn đơn vị đánh giá và cấp giấy chứng nhận phù hợp với mục tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp bởi uy tín và thương hiệu cũng như logo của đơn vị đánh giá cũng góp phần quan trọng cho việc giới thiệu quảng bá sản phẩm. Đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu thì logo và thương hiệu của đơn vị cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm nhiều khi cũng là một trong các điều kiện bắt buộc đối với một số nước hoặc vùng lãnh thổ.
Thứ sáu, đối với các doanh nghiệp đã áp dụng thành công HACCP thì cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm ra những giải pháp cải tiến quy trình sản xuất; Phát hiện những điểm bất hợp lý trong Kế hoạch HACCP đã triển khai để có điều chỉnh phù hợp.
Thứ bảy, việc triển khai áp dụng HACCP chỉ được áp dụng đối với các công
đoạn chế biến thực phẩm nhằm phân tích các mối nguy, kiểm sốt chất lượng sản phẩm để quản lý chất lượng sản phẩm, chưa bao gồm các công cụ quản lý chất lượng toàn thể của doanh nghiệp. Do vậy, nếu có điều kiện về kinh tế, nhân sự các
daonh nghiệp mới áp dụng có thể áp dụng ln HTQLCL ISO 2200:2005 (trong đó đã bao gồm cả HACCP và các công cụ quản lý chất lượng doanh nghiệp), hoặc các doanh nghiệp đã áp dụng HACCP có thể áp dụng bổ sung ISO 9001-2000 hoặc chuyển đổi sang ISO 2200-2005 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính đồng bộ hệ thống HACCP.
KẾT LUẬN
Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, Việt Nam đã thở thành thành viên của ASEAN, APEC, WTO, khi mà các rào cản về thuế quan bị rỡ bỏ thì các hàng rào kỹ thuật được hình thành và vấn đề chất lượng sản phẩm trở thành công cụ quan trọng mang lại sự thành công cũng như lợi thế cạnh của các doanh nghiệp và Công ty XNKTSQN cũng không ngoại lệ.
Hiện nay mặc dù Công ty XNKTSQN đã áp dụng HTQLCL HACCP và hệ thống này cũng đang phát triển thuận lợi và nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để q trình áp dụng HACCP ln được cải tiến và đổi mới không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm ổn định, tốt nhất đến người tiêu dùng.
Luận văn “Nghiên cứu quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP tại Công cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Quảng Ninh”, với những kiến
thức đã học, các biện pháp khắc phục tác giả đưa ra nhằm một phần nào góp phần cải thiện được thực trạng Hệ thống Quản lý Chất lượng của công ty và đưa ra những khuyến cáo đối với các công ty chế biến thực phẩm quan tâm, cần đến một hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
Những đề xuất cải tiến q trình áp dụng HACCP tại Cơng ty XNKTSQN và khuyến cáo đối với các công ty chế biến thực phẩm là kết quả dựa trên quá trình nghiên cứu tại một thực tiễn áp dụng cụ thể là Công ty XNKTSQN kết hợp quá trình nghiên cứu các lý luận và thực tiễn ở một số doanh nghiệp khác. Để có những khuyến cáo mang tính chất tổng thể hơn cần phải có nhữn nghiên cứu mở rộng trên phạm vi toàn quốc, trên những loại hình cơng ty chế biến thực phẩm khác nhau.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ của thầy giáo - TS. Lê Hiếu Học, sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô trong Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Lãnh đạo Công ty, đội trưởng đội HACCP và các phịng chức năng của Cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Quảng Ninh, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện luận văn, do còn nhiều hạn cế về kinh nghiệm và hoạt động thực tiễn nên không thể tránh khỏi những sai sót và những nhận định chủ quan, cũng như những giải pháp đưa ra còn nhiều hạn chế. Rất mong quý thầy cơ và mọi người góp ý, bổ sung để luận văn có tính thực tiễn hơn.