NHẬP KHẨU THUỶ SẢN QUẢNG NINH VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỰ KIẾN ÁP DỤNG HACCP NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỰ KIẾN ÁP DỤNG HACCP
3.1. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM DUY TRÌ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG HACCP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP HIỆU QUẢ HỆ THỐNG HACCP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN QUẢNG NINH
Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP tại Công ty XNKTSQN đã mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý tốt chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, tạo thương hiệu, uy tín trên thị trường. Tuy nhiên qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy còn những tồn tại nhất định (đã nêu tại Chương II) trong việc phát huy hơn nữa việc duy trì và áp dụng HACCP.
Để nghiên cứu những biện pháp nhằm duy trì, nâng cao hiệu quả hệ thống HACCP tại Công ty XNKTSQN, nhằm tận dụng những nhận xét, đánh giá của những người trực tiếp tham gia thực hiện HACCP, tác giả đã thực hiện điều tra thăm dò ý kiến đề xuất những biện pháp để thực hiện HACCP được tốt hơn. Kết quả khảo sát được thể hiện qua biểu đồ tại hình 3.1.
Các ý kiến đề xuất tập trung chủ yếu vào vai trò sự tham gia của lãnh đạo công ty, tăng cường tuyên truyền nhằm phát huy sức mạnh của cả tập thể cán bộ công ty, nâng cao công tác quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào, tăng cường phối hợp giữa các bộ phận, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường giám sát thực hiện HACCP…
Hình 3.1. Kết quả khảo sát thăm dị ý kiến đề xuất những biện pháp thực hiện HACCP được tốt
Từ những nghiên cứu quá trình áp dụng HACCP tại Công ty XNKTSQN, trên cơ sở những lý luận về quản lý chất lượng tác giả đề xuất một số giải pháp duy trì, nâng cao hiệu quả hệ thống HACCP tại công ty.
3.1.1. Tăng cường sự tham gia và cam kết của lãnh đạo 3.1.1.1. Mục tiêu
Các bước xây dựng HACCP trong Công ty đều gặp những khó khăn, phức tạp, địi hỏi sự nỗ lực quyết tâm của tồn doanh nghiệp mà vai trò, sự cam kết của
quả thì yêu cầu đối với lãnh đạo là phải có sự toàn diện cả về nhận thức và hành động. Tăng cường sự tham gia và cam kết của lãnh đạo sẽ là điều kiện để HACCP được duy trì và phát huy hiệu quả tại doanh nghiệp.
3.1.1.2. Giải pháp thực hiện
- Bố trí nhân lực có trình độ tham gia đội HACCP, có cơ chế và chế độ đãi ngộ tốt đối với cán bộ tham gia đội HACCP và sẵn sàng bố trí nguồn lực cho cơng tác cải tiến quy trình sản xuất, cơ sở vật chất cũng như hệ thống HACCP; Cụ thể:
+ Gắn việc thực hiện HACCP với việc đánh giá cán bộ, nhân viên công ty và gắn với việc xếp mức lương, thưởng đối với nhân viên. Đối với cán bộ có phát hiện đổi mới quy trình sản xuất cũng như kế hoạch HACCP cần có khen thưởng đột xuất, kịp thời nhằm động viên nhân viên trong việc cải tiến, nâng cao năng suất lao động.
+ Có chế độ phụ cấp đối với thành viên đội HACCP, tạo điều kiện về thời gian và trang thiết bị cá nhân để hồn thành tốt cơng việc của đội giao.
+ Khơi dậy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của cá nhân người lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất; Quan tâm cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, an toàn lao động cho nhân viên.
- Tăng cường giám sát việc thực hiện HACCP đối với cán bộ cấp dưới. Đây là yêu cầu quan trọng bởi chỉ có sự quan tâm, giám sát của Lãnh đạo công ty mới đảm bảo mọi công đoạn chế biến sản phẩm được áp dụng đúng theo HACCP, tránh tình trạng cấp dưới đối phó thực hiện theo phương thức hoàn thiện hồ sơ thủ tục. Lắng nghe những kiến nghị và thực hiện kịp thời các kiến nghị của đội HACCP của lãnh đạo công ty cũng là một yêu cầu quan trọng; Điều này sẽ làm tăng tính hiệu lực của hệ thống HACCP đối với quá trình sản xuất kinh doanh, mặt khác đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty thấy được vai trò và sự quan tâm của lãnh đạo đối với HACCP. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, lãnh đạo cần làm việc định kỳ hàng tháng với toàn đội HACCP để nắm bắt được quá trình áp dụng HACCP cũng như
việc vận hành Cơng ty có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng không. Để thực hiện công tác giám sát này, lãnh đạo cần phải:
+ Phân công cụ thể cho từng lãnh đạo phụ trách theo các mảng công việc giám sát, đơn đốc thực hiện kế hoạch HACCP; Có kế hoạch kiểm tra giám sát hàng tháng để báo cáo Giám đốc cơng ty đảm bảo HACCP được duy trì và đạt hiệu quả tốt.
+ Lãnh đạo cần xác định, phân bổ trách nhiệm và quyền hạn hợp lý cho các vị trí chuyên mơn. Tất cả mọi người đều được trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định để có thể hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu chất lượng.
+ Lãnh đạo cần chỉ đạo việc xác định những tài liệu cần thiết để hỗ trợ cho hệ thống quản lý chất lượng. Nội dung và quy mô của hệ thống tài liệu phải hỗ trợ cho nhu cầu của Công ty. Quản lý hồ sơ, tài liệu đảm bảo chúng được sử dụng đúng.
+ Điều chỉnh lại một số khâu trong dây chuyền sản xuất mà khơng phù hợp, đảm bảo tính khoa học và nhấn mạnh vào chất lượng, tạo động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật tư nguyên liệu, giảm chi phí đầu vào.
- Về phía lãnh đạo cấp cơ sở (Trưởng các bộ phận): Khi phát hiện ra các vấn đề bất hợp lý trong việc thực hiện các quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn theo HACCP, lãnh đạo cấp cơ sở phải phối hợp với lãnh đạo cấp trung để sửa chữa và cải tiến quá trình. Tinh thần trách nhiệm, tính nhạy bén trong việc phát hiện vấn đề của cán bộ cơ sở đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong việc đề xuất cải tiến sản xuất, điều chỉnh các quy định về vệ sinh an toàn, kiểm soát tốt các mối nguy, đảm bảo chất lượng sản phẩm chế biến.
Tóm lại, lãnh đạo các cấp của Công ty cần tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy trình thơng qua việc đánh giá và cải tiến liên tục; xác định, phân bổ trách nhiệm, quyền hạn hợp lý cho mọi người; thu hút sự tham gia của tất cả mọi người, khơi dậy mọi tiềm năng và sức sáng tạo của các cá nhân,
quan tâm đến điều kiện làm việc, môi trường làm việc, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên.
3.1.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nhận thức về HACCP và quản lý chất lượng
3.1.2.1. Mục tiêu:
- Đảm bảo để đội ngũ người lao động có đủ năng lực, làm việc ổn định và có đủ năng lực nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện tại và lâu dài của Công ty.
- Tăng khả năng nhận thức và tuân thủ các quy định, quy trình hệ thống HACCP nói chung cũng như các hệ thống quản lý chất lượng nói chung của tồn bộ cán bộ công nhân viên.
- Xây dựng đội ngũ quản lý cũng như các vị trí cơng việc ln ln có người kế cận và đảm đương được cơng việc khi cần thay thế.
3.1.2.2. Giải pháp thực hiện
*) Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cán bộ, nhân viên công ty
- Đối với lãnh đạo công ty: Định kỳ hàng năm mời chuyên gia HACCP về công ty đào tạo, tập huấn bổ sung những kiến thức về HACCP áp dụng thực tiễn tại cơng ty. Tham gia các khố học về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định của nhà nước chế biến thực phẩm. Tham dự các khố học tổ chức cho tồn bộ cán bộ, công nhân viên của công ty về HACCP để làm gương và khẳng định tầm quan trọng công tác cập nhật kiến thức cho toàn thể cán bộ, nhân viên của công ty.
- Đối với nhân viên đã công tác tại công ty: Thường xuyên tổ chức sát hạch, kiểm tra tay nghề công nhân, trên cơ sở đó phân loại chất lượng nhân viên của cơng ty theo các loại: Cơng nhân có tay nghề khá trở lên; Cơng nhân có tay nghề trung bình; Cơng nhân có tay nghề kém cần bồi dưỡng (chia ra gồm 2 loại kém về kiến thức chuyên môn và kém tay nghề). Từ đó có giải pháp đào tạo hoặc luân chuyển nhân viên khơng thích hợp với công việc sang làm việc khác nhằm đảm bảo tính
đồng bộ, khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc của tồn thể cán bộ cơng nhân viên của công ty.
+ Đối với công nhân yếu kém về kiến thức chuyên môn: Tổ chức mở lớp để nâng cao trình độ hiểu biết về chun mơn ngành nghề cho số cơng nhân này nắm vững quy trình cơng nghệ kỹ thuật. Những đối tượng này chủ yếu tập trung ở những nhân viên có tuổi nghề thấp, thiếu kỹ năng làm việc nên chất lượng công việc không đồng đều, chưa nắm rõ quy trình chế biến và kỹ thuật chế biến từng mặt hàng thuỷ sản.
+ Đối với cơng nhân có tay nghề yếu: tuỳ theo hình thức tổ chức sản xuất mà có hình thức đào tạo tập trung hay đào tạo kèm cặp vừa làm, vừa học. Trong trường hợp này tốt nhất là áp dụng theo hình thức đào tạo thứ hai tức là kèm cặp. Những cơng nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm kèm và hướng dẫn những cơng nhân có tay nghề yếu kém. Nếu khơng có hiệu quả có thể luân chuyển những cơng nhân đó sang làm công việc khác phù hợp với năng lực của bản thân hơn.
- Riêng đối với nhân viên mới tuyển dụng: Cần xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn trước khi thực hiện sản xuất. Việc đào tạo tập huấn về HACCP đơi khi gặp khó khăn đối với các nhân viên này do số lượng ít, chi phí mở lớp tốn kém; Tuy nhiên có thể áp dụng phương thức gửi đến các trung tâm đào tạo học ghép các lớp về HACCP để có những hiểu biết về HACCP. Tại công ty cần giao cho cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm kèm cặp, chỉ bảo để cơng nhân có thể tiếp cận thực tiễn và thực hiện đúng các quy định của HACCP.
- Đối với lao động thời vụ: Do thời gian sử dụng lao động thời vụ ngắn, nên việc bố trí đào tạo gặp khó khăn, Công ty cần hạn chế sử dụng lao động này. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng lực lượng lao động này thì nên bố trí vào những công đoạn sản xuất sơ chế hoặc phải phân bổ vào nhiều vị trí có người lao động lâu năm để kèm chỉ bảo.
- Khuyến khích người lao động tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tạo điều kiện về sắp xếp thời gian, hỗ trợ một phần kinh phí cho người lao động tham gia học tập đúng chuyên môn.
- Tổ chức tái đào tạo định kỳ về các vấn đề liên quan đến tài liệu, quy trình trong hệ thống HACCP để tất cả cán bộ, nhân viên đều nắm rõ và thấu hiểu nội dung cần phải thực hiện. Mục đích của việc đào tạo huấn luyện đó là để trang bị kiến thức cho người thực hiện, làm họ tự tin chủ động trong cơng việc; để chính họ tự tìm biện pháp phịng ngừa trước mọi biến cố xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường cơng tác tun truyền về vai trị, tầm quan trọng của HACCP: Việc áp dụng tốt HACCP khi tất cả cán bộ, nhân viên công ty hiểu được vai trò quan trọng của nó cũng như hậu quả nếu khơng áp dụng triệt để HACCP trong qúa trình sản xuất. Mỗi cán bộ, nhân viên phải coi việc áp dụng HACCP là vấn đề sống cịn với Cơng tư và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình, có như vậy mới nâng cao được tính chủ động khi áp dụng và phát hiện điều chỉnh HACCP cho phù hợp.
*) Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, nhân viên: Cần xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, nhân viên ở từng vị trí cơng tác để có kế hoạch tuyển dụng, bổ sung nhân lực đảm bảo chất lượng. Kế hoạch tuyển dụng cán bộ, nhân viên phải bám sát với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty để đảm bảo người lao động trước khi chính thức làm việc được đào tạo lành nghề, hạn chế những sai sót, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do không thực đúng kế hoạch HACCP cũng như các quy trình, yêu cầu của GMP, SSOP. Hạn chế tuyển dụng lao động thời vụ vì lực lượng lao động này không được đào tạo bài bản, thiếu kinh nghiệm sản xuất cũng như ý thức kỷ thuật kém.
*) Có chính sách khen thưởng, kỷ luật minh bạch đối với cán bộ, nhân viên công ty: Công tác khen thưởng, kỷ luật trong cơng ty có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy ý thức tự giác làm việc, tính sáng tạo và phát hiện đổi mới quy trình
cơng nghệ. Cơng ty cần đãi ngộ với những người có tay nghề cao hoặc những đề xuất mang lại hiệu quả kinh tế lớn đồng thời kỷ luật đối với các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các nguyên tắc của HACCP.
3.1.3. Đội HACCP thường xuyên kiểm tra, rà soát cải tiến liên tục hệ thống HACCP
3.1.3.1. Tiếp tục duy trì việc xem xét tính hợp lý của hệ thống văn bản hiện hành.
Đội HACCP cùng các đơn vị liên quan có trách nhiệm xem xét tính hợp lý của hệ thống văn bản hiện hành (chương trình tiên quyết SSOP, GMP, kế hoạch HACCP) nhằm tìm ra những điểm chưa phù hợp với điều kiện thực tế để có thể đưa ra phương hướng và biện pháp khắc phục. Công việc này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục. Bởi vì điều kiện sản xuất liên tục thay đổi cho nên hệ thống văn bản cũng cần có sự thay đổi cho tương thích.
Trong quá trình nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung nên áp dụng phương áp cá nhân dự thảo nội dung sửa đổi, tập thể góp ý rộng rãi và có sự kết hợp của các đơn vị liên quan và người trực tiếp thực hiện văn bản sửa đổi để đảm bảo hệ thống văn bản được sửa đổi phù hợp với thực tế sản xuất, sát thực với quy trình nghiệp vụ hơn và thuận lợi hơn khi thực hiện.
3.1.3.2. Xem xét tính hiệu lực của hệ thống qua các kỳ đánh giá chất lượng nội bộ
Thông qua các kỳ đánh giá chất lượng nội bộ, tính hiệu lực của hệ thống sẽ được kiểm tra, xem xét lại. Các cuộc đánh giá nội bộ được tiến hành theo kế hoạch đã đề ra, thường là giữa các kỳ đánh giá giám sát của cơ quan chứng nhận nhằm tìm ra những sai sót của hệ thống nhằm khắc phục kịp thời trước kỳ đánh giá giám sát để duy trì được chứng chỉ HACCP.
Ngồi ra Cơng ty có thể tổ chức các cuộc đánh giá bất thường cũng nhằm xem xét tính hiệu lực của hệ thống để thực hiện một số các yêu cầu cần thiết như:
- Khi đối tác có yêu cầu khảo sát, đánh giá hệ thống HACCP nhằm tạo sự tin tưởng cho đối tác ; Đối tác có thể cử người trực tiếp tham gia đồn đánh giá để có cách nhận định khách quan về hệ thống HACCP của Công ty, trên cơ sở đó tạo sự tin tưởng trong hợp tác kinh doanh.
- Khi trong Cơng ty có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu tổ chức, nhân lực hoặc có sự điều chỉnh quy trình sản xuất mà sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến hệ thống chất lượng. Việc tổ chức đánh giá nội bộ lúc này nhằm đánh giá hiệu quả của