Kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch Nam Đô

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh nam hà nội – phòng giao dịch nam đô (Trang 36 - 45)

Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Tuyệt

đối đối (%)Tương Tuyệtđối đối (%)Tương 1. Tổng thu 517,577 529,426 592,084 11,849 2.29 62,658 11.84

Thu từ lãi 425,958 475,241 541,704 49,283 11.57 66,463 13.99 Thu ngoài lãi 91,619 54,185 50,380 (37,434) (40.86) (3,805) (7.02)

2. Tổng chi 503,076 424,044 475,619 (79,032) (15.71) 51,575 12.16

Chi trả lãi 363,482 348,024 399,815 (15,458) (4.25) 51,791 14.88 Chi ngoài lãi 139,594 76,020 75,804 (63,574) (45.54) (216) (0.28)

Lợi nhuận

trước thuế 14,501 105,382 116,465 90,881 626.72 11,083 10.52

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của phịng giao dịch Nam Đơ từ 2013 – 2015)

Hình 2.1: Kết quả kinh doanh của phịng giao dịch

Nhìn vào bảng 2.3 và hình 2.1 so sánh trên ta thấy kết quả kinh doanh trong ba năm tăng mạnh từ năm 2013 đến 2015, lợi nhuận trước thuế của năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013: là 90.881 triệu đồng, tương ứng tăng 626.72%. Lợi nhuận tăng là do tổng thu tăng trong khi tổng chi lại giảm, cụ thể: Tổng thu năm 2014 tăng so với năm 2013 là 11,849 triệu đồng, tương ứng tăng 2.29%, tổng chi giảm mạnh 79,032 triệu đồng, tương ứng giảm 15.71%. Tổng thu tăng chủ yếu từ thu lãi, điều đó cho thấy phịng giao dịch đã thu hút được lượng khách hàng gửi tiền lớn, với bối cảnh kinh tế khó khăn điều đó rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, thu ngoài lãi lại giảm, chứng tỏ các hoạt động khác của chi nhánh chưa được đẩy mạnh.

Đến năm 2015, lợi nhuận của chi nhánh vẫn tăng song tốc độ tăng không bằng năm 2014, cụ thể tăng 11,083 triệu đồng, tương ứng tăng 10.52%. Vẫn chủ yếu tăng từ nguồn thu lãi vay. Việc lợi nhuận tăng với tốc độ chậm hơn năm 2014 chứng tỏ hoạt động ngân hàng càng ngày càng khó khăn. Điều đó càng thúc đẩy phịng giao dịch nên có những phương án mới để thu hút khách

hàng nhiều hơn nữa. Năm 2015, tổng chi của phòng giao dịch lại tăng , đây là ngun nhân chính làm cho lợi nhuận giảm.

Tóm lại, trong điều kiện khó khăn chung của tồn ngành, mặc dù lãi suất huy động biến động, hạn mức dư nợ giảm nhưng phịng giao dịch đã tích cực tận thu tới mức tối đa như thu nợ đến hạn, xử lý rủi ro và tiết kiệm các khoản chi nên trong ba năm 2013-2015 quỹ thu nhập của phòng giao dịch vẫn đảm bảo đủ lương và thưởng, chăm lo đời sống, văn hố tinh thần cho cán bộ cơng nhân viên và đảm bảo nguồn lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn của Chi nhánh từ phịng giao dịch.

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội – phòng giao dịch Nam Đơ.

2.2.1. Quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội – phòng giao dịch Nam Đơ.

Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội – phòng giao dịch Nam Đô

Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Bước 2: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định Bước 3: Kiểm soát hồ sơ vay

vốn và báo cáo thẩm định Bước 4: Phê duyệt khoản vay Bước 8:

Thu hồi nợ Giải ngân Bước 7: khoản vay Bước 6: Khai báo, phê duyệt thông tin vào hệ thống IPCAS Bước 5: ký kết Hợp đồng tín dụng

*Bước 1.Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn a) Đối với khách hàng quan hệ vay vốn lần đầu:

- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn, hướng dẫn khách hàng cung cấp giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu, các thông tin cần thiết và thiết lập hồ sơ vay vốn (phụ lục số 01A/DMHS/HSX);

- Giới thiệu danh mục sản phẩm, dịch vụ của Agribank

- Phối hợp với bộ phận khách hàng (CIF) thực hiện đăng ký thông tin và cấp mã khách hàng theo quy định hiện hành của Agribank (nếu khách hàng chưa được cấp mã).

b) Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Agribank:

- Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho vay;

- Phối hợp với bộ phận khách hàng (CIF) thực hiện đăng ký sửa đổi, bổ sung thông tin khách hàng theo quy định.

*Bước 2. Thẩm định và lập báo cáo thẩm định

Người thẩm định tiến hành thu thập tài liệu, thông tin cần thiết về khách hàng, khoản vay để thực hiện các nội dung sau:

a) Rà sốt, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn; b) Tổng hợp thơng tin quan hệ tín dụng của khách hàng từ Trung tâm thơng

tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước,

c) Thẩm định các điều kiện vay vốn:

- Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người đứng tên vay

- Phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng;

- Phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả của Dự án/Phương án vay vốn; - Việc áp dụng bảo đảm tiền vay và thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay.

d) Lập Báo cáo thẩm định (theo Mẫu 02/BCTĐ/HSX)

*Bước 3. Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định

1. Kiểm sốt tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn; 2. Kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng;

3. Kiểm soát nội dung Báo cáo thẩm định nêu rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý với nội dung báo cáo thẩm định; đề xuất cho vay/không cho vay, ký nháy từng trang, ký kiểm soát và ghi rõ họ tên trên Báo cáo thẩm định.

*Bước 4. Phê duyệt khoản vay

Quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền quyết định cấp tín dụng. 1. Nếu từ chối cho vay: Thơng báo từ chối cho vay bằng văn bản (Mẫu

số 03/TBTC/HSX) gửi khách hàng trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.

2. Nếu đồng ý cho vay:

a) Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền: Người phê duyệt khoản vay ghi ý kiến đồng ý, ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định và giao Phịng TD hồn thiện hồ sơ theo quy định.

b) Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền Người phê duyệt khoản vay ghi ý kiến chấp thuận cho vay và ký trên Báo cáo thẩm định, giao Phòng TD lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

a) Xem xét các nội dung trên các HĐTD và Hợp đồng bảo đảm tiền vay, đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;

b) Thực hiện ký kết HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) và đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm.

c) Yêu cầu người quản lý khoản vay phối hợp khách hàng thực hiện thủ tục chứng thực/công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật, quy định của Agribank.

*Bước 6. Khai báo vào hệ thống IPCAS

Căn cứ vào HĐTD, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và tài liệu có liên quan, thực hiện khai báo thông tin vào hệ thống IPCAS, gồm:

a) Thông tin khoản vay trên đơn xin vay vốn; b) Thông tin thẩm định đơn xin vay vốn;

c) Thông tin dự án đầu tư (Đối với cho vay theo dự án đầu tư) ; d) Thông tin về tài sản bảo đảm

e) Thông tin về tài sản giữ hộ *Bước 7. Giải ngân khoản vay

a) Tiếp nhận hồ sơ giải ngân của khách hàng gồm: chứng từ hạch toán giải ngân (Giấy lĩnh tiền vay, Ủy nhiệm chi), chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn

b) Kiểm tra tính phù hợp giữa chứng từ hạch tốn giải ngân, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và nội dung HĐTD;

c) Lập Báo cáo đề xuất giải ngân (Mẫu 07/BCĐXGN/HSX) và cùng khách hàng lập Giấy nhận nợ (Mẫu 08/GNN/HSX)

- Hạch toán tài sản bảo đảm trên hệ thống IPCAS.

- Kiểm tra hồ sơ chứng từ hạch toán giải ngân và thực hiện hạch toán giải ngân; *Bước 8. Thu hồi nợ

a) Thường xuyên theo dõi, chủ động nắm bắt những khoản nợ đến hạn, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;

b) Thông báo nợ gốc, lãi đến hạn và phí (nếu có) cho khách hàng trước ít nhất 05 (năm) ngày làm việc để khách hàng chuẩn bị nguồn tiền trả nợ;

c) Đôn đốc khách hàng trả nợ các khoản nợ đến hạn, quá hạn và nợ đã xử lý rủi ro.

d) Theo dõi, giám sát nguồn tiền của khách hàng để phối hợp với GDV trong quá trình thu nợ.

2.2.2. Điều kiện chung đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp

2.2.2.1. Điều kiện chung cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp

1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và của Agribank.

6. Trong trường hợp Chính phủ, NHNN có chủ trương tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn thì quy định tại Điều này được điều chỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của NHNN.

2.2.2.2. Hồ sơ vay

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho Agribank nơi cho vay giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn như quy định tại Điều 11 Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN của NHNo&PTNT. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của thông tin, tài liệu gửi cho Agribank.

Tuỳ theo đối tượng khách hàng, loại cho vay, phương thức cho vay, bộ hồ sơ cho vay do khách hàng và ngân hàng lập như sau:

1. Hồ sơ pháp lý khách hàng vay (bản sao có chứng nhận theo quy định). a) Đối với tổ chức: Tuỳ theo loại hình tổ chức, nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi);

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác

- Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu để đối chiếu với giấy đề nghị vay vốn và lưu bản photo;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác phải đăng ký kinh doanh);

2. Hồ sơ kinh tế:

- Báo cáo tài chính 2 năm liền kề (trừ doanh nghiệp mới thành lập); - Báo cáo tài chính quý gần nhất.

3. Hồ sơ vay vốn:

- Giấy đề nghị vay vốn hoặc Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn; - Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các giấy tờ có liên quan đến dự án, phương án (quyết định đầu tư, ý kiến về thiết kế cơ sở, báo cáo thẩm định tác động môi trường...);

- Các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy định (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản, báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai...);

- Báo cáo thẩm định, tái thẩm định, báo cáo đề xuất giải ngân; - Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn;

- Giấy nhận nợ;

- Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục về bảo đảm tiền vay;

4. Tổng giám đốc hướng dẫn chi tiết về mẫu biểu trong bộ hồ sơ cho vay.

2.2.3. Thực trạng cấp tín dụng tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Nam Hà Nội – phịng giao dịch Nam Đơ.

2.2.3.1. Theo chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn còn tạo ra những hồi nghi về hoạt động tín dụng của ngân hàng hay ít nhiều cũng là việc xác định không phù hợp các điều kiện cho vay như thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ. Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ. Nợ quá hạn là

vấn đề được quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nợ quá hạn là tồn tại cơ bản nhất, nếu khơng nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Nợ quá hạn luôn là vấn đề nhức nhối địi hỏi phải có nhiều biện pháp tập trung cơng sức và thời gian để xử lý. Tình trạng nợ quá hạn của Phòng giao dịch được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh nam hà nội – phòng giao dịch nam đô (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)