ta đã thể hiện được vị thế và mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đồng thời nhiều tổ chứuc kinh tế quốc tế đã đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức. Điều này đã góp phần tạo điều kiện cho thị trường vốn và thị trường sản phẩm phát triển. Thông qua việc hợp tác kinh doanh với các quốc gia phát triển, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được trình độ về tổ chức quản lý, chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại, tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các nhân tố khác: đây là những nhân tố được coi là bất khả kháng
như thiên tai, dịch bệnh... có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp mà khơng thể lường trước được, chỉ có thể đề phịng nhằm giảm nhẹ tác động của nó.
1.2. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nghiệp
1.2.1. Phân tích cơ cấu và mơ hình tài trợ vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốncho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu nguồn vốn hợp lý đưa lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp, bởi lẽ:
- Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình qn của doanh nghiệp.
- Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên một cổ phần và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp hay
cơng ty cổ phần.
Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
• Hệ số nợ:
Tổng số nợ phải trả Hệ số nợ = -------------------------------
Tổng nguồn vốn của DN
Trong đó, tổng nguồn vốn bao gồm toàn bộ nợ phải trả (không phân biệt vốn vay hay vốn chiếm dụng) và vốn chủ sở hữu, không kể nguồn vốn dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.
Hệ số nợ phản ánh tỷ lệ nguồn vốn DN huy động của các chủ thể khác dưới hình thức nợ trong tổng nguồn vốn của mình. Hệ số này càng cao cho thấy mức độ phụ thuộc về tài chính của DN vào các nguồn vốn nợ càng lớn, sự độc lập về tài chính của DN càng thấp, nguy cơ rủi ro tài chính của DN càng cao.
• Hệ số vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ):
Tổng số vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu = -------------------------------
Tổng nguồn vốn của DN
Phản ánh trong tổng số nguồn vốn của DN có bao nhiêu phần trăm được đảm bảo bằng nguồn chủ sở hữu. Hệ số này càng cao cho thấy mức độ tự chủ tài chính của DN càng cao và ngược lại. Tuy vậy, nếu DN có hệ số vốn chủ sở hữu cao cho thấy DN sử dụng “địn bẩy tài chính” ở mức thấp, khơng phát huy tác dụng tích cực của “địn bẩy tài chính” trong việc khuếch đại thu nhập trên vốn chủ sở hữu khi tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản đạt cao hơn lãi suất tiền vay. Mặt khác, do vốn chủ sở hữu là nguồn vốn dài hạn, vì vậy trong khi nhu cầu vốn của DN thường xuyên biến động thì việc DN nào sử
dụng vốn chủ sở hữu với tỷ lệ càng cao sẽ có mức sinh lời vốn chủ sở hữu càng thấp và ngược lại. • Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu: Tổng số nợ phải trả Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = ----------------------------- Tổng số vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh tương quan giữa nợ phải trả (vốn nợ) và vốn chủ sở hữu, cụ thể: mỗi đồng vốn chủ sở hữu làm đảm bảo cho bao nhiêu đồng vốn nợ. Tỷ lệ này càng thấp thì mức độ an tồn – khả năng thu hồi vốn vay của các chủ nợ càng cao và ngược lại.
Có thể thấy rằng các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn của DN luôn luôn biến động, khác nhau giữa các DN hoạt động trong các ngành khác nhau, thậm chí ngay tại một DN nhưng cơ cấu nguồn vốn của DN cũng không giống nhau qua các giai đoạn phát triển của nó. Tóm lại, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của DN.
1.2.1.1. Cơ cấu và mơ hình tài trợ vốn cố định
Cơ cấu và mơ hình hình tài trợ vốn cố định là một nội dung quan trọng trong việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó khơng chỉ ở chỗ vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro.
Tài sản dài hạn
Mơ hình 1: Sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho toàn bộ tài sản dài hạn
Hình thức tài trợ của mơ hình này được thể hiện qua hình vẽ sau:
Hình 1: Tồn bộ tài sản dài hạn được đảm bảo bằng tồn bộ nguồn vốn dài hạn
Lợi ích của áp dụng mơ hình này:
+ Giúp cho DN hạn chế được rủi ro trong thanh tốn, mức độ an tồn cao hơn.
+ Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn Hạn chế của việc sử dụng mơ hình này:
+ Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song lại kém linh hoạt hơn.
+ Trong thực tế, có khi doanh thu của DN biến động, khi gặp khó khăn về tiêu thụ, DN phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn.
Mơ hình 2: Sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn
Hình 2: Tài sản dài hạn được đảm bảo bằng nguồn vốn dài hạn và một phần tài nguồn vốn ngắn hạn.
Nguồn vốn dài hạn
Tài sản dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn dài hạn
Về lợi thế, ở mơ hình này việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn. Trong thực tế, mơ hình này thường được các DN lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các DN mới hình thành lại càng cần thiết. Việc sử dụng mơ hình này, DN cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mơ hình này, khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn.
1.2.1.2. Cơ cấu và mơ hình tài trợ vốn lưu động
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong q trình đó ln địi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Việc cần chú trọng xác định đúng đắn cơ cấu và mơ hình tài trợ vốn lưu động là cần thiết, doanh nghiệp nên xem xét đánh giá sao cho phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của mình.
Mơ hình 3: Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho toàn bộ tài sản ngắn hạn. Hình thức tài trợ của mơ hình này được thể hiện qua hình vẽ sau:
Ì
Hình 3: Tài sản ngắn hạn được đảm bảo bằng toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn
Mơ hình này cho ta thấy chính sách tài trợ của doanh nghiệp là an toàn, đánh giá sơ bộ là đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính. Tuy nhiên, trong thực tế, doanh thu tiêu thụ sản phẩm thường xuyên biến động, khi gặp khó khăn trong kinh doanh, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mơ kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn ngắn hạn khá lớn.
Mơ hình 4: Sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn
Hình 4: Tài sản ngắn hạn được đảm bảo bằng nguồn vốn ngắn hạn và một phần tài nguồn vốn dài hạn.
Sử dụng mơ hình tài trợ này, khả năng thanh tốn và độ an tồn ở mức cao, tuy nhiên, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.
Nếu so sánh giữa tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn về mức độ rủi ro, thơng thường tài trợ ngắn hạn có mức độ rủi ro ít hơn tài trợ dài hạn, lãi suất tiền vay ngắn hạn thường biến động nhiều hơn. Về mặt chi phí sử dụng vốn, tài trợ dài hạn thường có chi phí cao hơn, lãi suất thường cao hơn, đôi khi được sử dụng cả trong những trường hợp khơng có nhu cầu thực sự.
Về mặt thực tế, có những doanh nghiệp khi gặp thời vụ, dự trữ vật tư và hàng tồn khi để bán tăng lên, lúc này đã sử dụng phần nguồn vay dài hạn để tài trợ cho phần tăng đột biến đó. Trong tình huống này, cũng phải được chấp nhận đưa đến việc sử dụng vốn có tính linh hoạt hơn, mặc dù chi phí có cao hơn.
1.2.1.3. Cơ cấu nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
WACC = ƩWiri Từ công thức:
Trong đó: WACC: là chi phí sử dụng vốn bình qn Wi: là chi phí sử dụng từng nguồn vốn Ri: là tỷ trọng từng nguồn vốn
Tài sản ngắn hạn
Nguồn vốn dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn
Đã cho thấy cơ cấu nguồn vốn tác động trực triếp tới chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nghiêng về sử dụng các nguồn vốn nợ thì chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp sẽ thấp hơn so với trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu nhiều hơn. Lý do vì nguồn vốn nợ ln có chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu; ngoài ra, sử dụng nợ vay còn được hưởng khoản tiết kiệm thuế do việc Nhà nước cho phép khấu trừ lãi vay khi xác định thu nhập chịu thuế của DN. Vì vậy, khi DN thay đổi cơ cấu nguồn vốn của mình thì sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn bình qn của DN.
1.2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn của doanh nghiệp
a. Nhân tố bên trong
Sự biến động về doanh thu và lợi nhuận: Khi doanh thu và lợi nhuận
ổn định sẽ tạo điều kiện lập quỹ trả nợ đến hạn, kết quả kinh doanh có lãi sẽ là nguồn tài chính để bù đắp lãi vay. Trong trường hợp này, tỉ trọng nợ vay trong tổng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại.
Các nhân tố về đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp thương mại có chu kỳ sản xuất ngắn, vịng quay vốn nhanh thì các khoản vay thường chiếm tỷ trọng lớn, cơ cấu nguồn vốn sẽ nghiêng về sử dụng vốn vay nghĩa là hệ số nợ cao. Các doanh nghiệp có các tài sản dễ dàng được dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay sẽ thường có xu hướng sử dụng địn bẩy tài chính cao hơn.
Mối quan hệ giữa tỉ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (BEP) với lãi suất huy động: Nếu doanh nghiệp có tỉ suất sinh lời kinh
tế của tài sản (BEP) lớn hơn lãi suất huy động vốn thì đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). Do đó, khi có nhu cầu vốn người ta thường quyết định cơ cấu nguồn vốn theo hướng sử
dụng địn bẩy tài chính lớn hơn.
Địn bẩy kinh doanh: phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định kinh
doanh trong tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung các doanh nghiệp có địn bẩy kinh doanh thấp thường cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay hơn, bởi lẽ các doanh nghiệp này cần ít vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định so với doanh nghiệp có địn bẩy kinh doanh cao hơn.
Chu kỳ sống và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Mỗi doanh
nghiệp cần tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của mình mà có quyết định tổ chức cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Thơng thường thì những doanh nghiệp ở giai đoạn hình thành thường có tỷ trọng nợ vay thấp, sau đó tăng dần ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhưng giai đoạn suy thoái thường giảm dần tỷ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn.
Tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp: các doanh nghiệp có cơ hội
tăng trưởng cao thường dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
Khả năng sinh lời: theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các nhà quản
trị thích tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn từ nội sinh hơn sau đó mới đến nguồn vốn từ ngoại sinh. Ngồi ra các doanh nghiệp có lợi nhuận cao khơng thích huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp có mức sinh lời cao sẽ có tỷ lệ nợ vay thấp. Tuy nhiên theo cách tiếp cận của lý thuyết đánh đổi, khi các doanh nghiệp có mức sinh lời cao họ thích sử dụng nợ vay vì các yếu tố khác khơng đổi họ sẽ tận dụng được tấm lá chắn thuế nhiều hơn.
Quy mô của doanh nghiệp: Thơng thường những doanh nghiệp có
quy mơ nguồn vốn lớn thường có rủi ro phá sản thấp, chi phí phá sản thấp. Mặt khác cơng ty này thường có dịng tiền ít biến động và dễ dang tiếp cận
với thị trường tín dụng. Do vậy trong cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp này thường nghiêng về hệ số nợ.
Cơ cấu tài sản: Theo lý thuyết thì tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên
tổng tài sản sẽ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn và có quan hệ tỷ lệ thuận với hệ số nợ. Bởi vì các chủ nợ thường địi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Hơn nữa giá trị của doanh nghiệp cũng tăng lên khi có TSCĐ hữu hình và làm giảm thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp phá sản.
Khả năng thanh toán: doanh nghiệp có khả năng thanh tốn cao hơn
có thể đảm bảo hệ số nợ cao hơn do doanh nghiệp có khả năng tốt hơn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn. Mặt khác doanh nghiệp với các tài sản có tính thanh khoản cao hơn có thể sử dụng những tài sản này để tài trợ cho các dự án đầu tư.
Phụ thuộc vào yếu tố năng lực, sự mạo hiểm của nhà quản trị doanh nghiệp
b. Nhân tố bên ngoài
Triển vọng phát triển của thị trường vốn: Sự phát triển của thị
trường tài chính với các hoạt động của hệ thống trung gian tài chính là nhân tố quan trọng tác động đến công tác huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Thị trường tài chính phát triển để tạo thêm kênh hoạt động vốn đa dạng cho doanh nghiệp.