Bối cảnh kinh tế xã hội năm 2021

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 110 - 120)

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Chứng khoán

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội năm 2021

Bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới năm 2021

Đại dịch COVID-19 kéo dài đã đẩy kinh tế thế giới rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ năm 1930, kéo tăng trưởng xuống mức âm 3,1% năm 2020 do gián đoạn chuỗi cung ứng, các biện pháp phòng vệ trước dịch bệnh và ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế trên quy mơ tồn cầu. Đứng trước bối cảnh đó, các quốc gia đã có những nỗ lực để phục hồi nền kinh tế và bảo đảm sức khỏe, an sinh xã hội đối với người dân. Hiệu quả của các nỗ lực này được thể hiện khi năm 2021 kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, giữa các khu vực trên thế giới sự phục hồi khơng đồng đều do có sự khác biệt trong tốc độ triển khai vắc-xin và chính sách hỗ trợ khác nhau ở các quốc gia. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và các tổ chức quốc tế khác đã đưa ra dự báo về triển vọng kinh tế tồn cầu, trong đó có sự điều chỉnh tăng, giảm giữa các nền kinh tế.

Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi nhưng có xu hướng chậm dần, giá nhiều mặt hàng tăng mạnh so với năm 2020. Bên cạnh sự phục hồi mạnh mẽ của nhu cầu tiêu dùng, giá lương thực-thực phẩm và giá nhiên liệu tăng chóng mặt cũng là những lý do quan trọng khác đẩy giá cả nói chung đi lên. Chỉ số giá lương thực-thực phẩm tồn cầu của Tổ chức Nơng lương Liên hiệp quốc (FAO) tăng 1,6 điểm trong tháng 11 vừa qua, lên mức 134,4 điểm – mức cao nhất trong 1 thập kỷ. Giá dầu thô cũng tăng hơn 50% từ đầu năm.

Lạm phát toàn cầu tiếp tục gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn: Đại dịch COVID- 19 gây ra nhiều lo ngại đối với tỷ lệ lạm phát tăng cao bởi các nguyên nhân chính sau:

Các biện pháp can thiệp của chính phủ các quốc gia trong chính sách tài khóa và tiền tệ làm gia tăng các hoạt động kinh tế hoặc thu hẹp các khoảng cách đối với các sản phẩm đầu ra nhằm giải phóng nhu cầu bị dồn nén và tiết kiệm tích lũy trong thời gian bị ngưng trệ bởi đại dịch.

Giá hàng hóa thế giới tăng nhanh đối với một số mặt hàng thiết yếu và nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng trong sản xuất do gián đoạn chuỗi cung ứng hoặc do chi phí vận tải gia tăng.

Sự thiếu hụt cả đầu vào và đầu ra trong chuỗi cung ứng khi các quốc gia thực hiện các biện pháp giãn cách, hạn chế các hoạt động kinh tế.

Theo đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo nền kinh tế toàn cầu năm 2021 nhiều khả năng sẽ chịu mức lạm phát 3,5% (cao hơn 2% so với lạm phát năm 2020).

Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước năm 2021

Trong nước, tiếp nối kết quả đã đạt được của năm 2020, những tháng đầu năm 2021, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định và bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát với biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy hiểm diễn biến phu ̛́c ta ̣p tại nhiều địa phương, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cả hệ thống chính trị và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành những quyết sách kịp thời để phòng, chống dịch và phát triển kinh

tế – xã hội. Đặc biệt, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về ban hành quy định tạm thời “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, cùng với các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; sự đồng lịng, nhất trí của các cấp, các ngành, các địa phương; sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế – xã hội nước ta đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong quý IV và năm 2021 như sau:

Về kinh tế:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tính tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, đây là một thành cơng lớn của nước ta trong việc phịng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội kéo dài làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất – chế biến – tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành Nơng nghiệp có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời cùng với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để ổn định và phát triển sản xuất, đạt mức tăng trưởng cao. Kết quả hoạt động năm 2021 của ngành Nơng nghiệp đã thể hiện rõ vai trị bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021

của Chính phủ với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.

Năm 2021, sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt là quý III/2021) đã tác động tiêu cực đến gia tăng số lượng doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2021 đạt gần 160 nghìn doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm 2020; 119,8 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8%, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ.

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Quý IV/2021 so với quý III/2021, tổng mứ̛c bá̛n lẻ hàng hớa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 28,1%; vận chuyển hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%; khách quốc tế đến nước ta tăng 62,7%.

Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định; thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với cuối năm trước.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021 tăng 3,2% so với năm trước, tuy đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục hồi,

vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư nước ngồi tiếp tục tin tưởng vào mơi trường đầu tư Việt Nam.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tiếp tục phục hồi giúp cho thu ngân sách Nhà nước ước tính cả năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng và vượt dự tốn năm. Chi ngân sách Nhà nước tập trung ưu tiên cho cơng tác phịng, chống dịch Covid-19, khắc phục thiên tai, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Trong tháng 12/2021, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 66,5 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%

Giá xăng dầu, giá gas trong tháng giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%. Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu năm 2021 tăng so với năm trước. Tỷ giá thương mại hàng hóa năm 2021 giảm 2,49% so với năm 2020, phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi khơng thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi về Việt Nam.

Về xã hội:

Dân sơ̂́ trung bình của Viê ̣t Nam năm 2021 là 98,51 triê ̣u người. Chấ̛t lươ ̣ng dân sơ̂́ đươ ̣c cải thiê ̣n, mứ̛c sinh giảm và duy trì mứ̛c sinh thay thế̛ từ

năm 2005 trở la ̣i đây. Bên ca ̣nh đớ, tỷ lê ̣ tử vong vẫn duy trì ở mứ̛c thấ̛p, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. Tình hình lao đô ̣ng, viê ̣c làm quý̛ IV/2021 khở i sắ̛c so vớ̛i quý̛ trướ̛c nhưng do ảnh hưởng của di ̣ch Covid-19 nên tỷ lê ̣ thấ̛t nghiệp và tỷ lê ̣ thiế̛u viê ̣c làm tí̛nh chung năm 2021 cao hơn năm trướ̛c trong khi sơ̂́ ngườ i cớ viê ̣c làm, thu nhâ ̣p của người làm công hưởng lương thấ̛p hơn năm trướ̛ c.

Năm 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống dân cư. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên cho công tác phịng chống, kiểm sốt dịch bệnh với nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm công tác an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người dân ở các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, bảo đảm người dân có đủ ăn, đủ mặc.

Cơng tác giáo dục, đào tạo bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên ngành Giáo dục đã kịp thời đưa ra các phương án ứng phó; những chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp để vừa đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên vừa thực hiện kế hoạch năm học.

Dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron. Tại Việt Nam, số ca mắc mới tiếp tục tăng tại nhiều địa phương; số bệnh nhân nặng và số ca tử vong chưa giảm.

Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được các địa phương quan tâm và thực hiện. Hoạt động thư viện hướng tới ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại, cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Thể thao thành tích cao đạt được một số kết quả nổi bật.

Số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm trước do nhiều tháng liền thực

hiện nghiêm các quy định về an tồn giao thơng và phịng, chống dịch Covid– 19.

Thiên tai, ơ nhiễm môi trường và cháy, nổ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân ở một số địa phương.

Về thị trường chứng khoán:

Năm 2021, kinh tế thế giới bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Để thúc đẩy nền kinh tế, chính phủ các nước thực hiện nhiều gói cứu trợ dành cho doanh nghiệp và người dân, các ngân hàng trung ương cũng giảm mạnh lãi suất. Tuy nhiên, năm 2021 cũng là năm đánh dấu những mốc kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam và chính nhà đầu tư trong nước đã “chắp cánh” cho thị trường bay cao. Việt Nam cũng nằm trong Top thị trường mang lại mức sinh lời cao nhất trên thế giới.

Tính chung cả năm 2021, VN-Index đã tăng gần 36% so với thời điểm cuối năm 2020 và lọt Top 10 thị trường tăng mạnh nhất trên thế giới. Cụ thể, VN-Index tăng 12,31 điểm (0,83%) lên 1.498,28 điểm, HNX-Index tăng 12,34 điểm (2,67%) lên 473,99 điểm, UPCoM-Index tăng 1,07 điểm (0,96%) đạt 112,63 điểm. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Mức vốn hóa thị trường đạt hơn 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP năm 2020. Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường đạt 1.727 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% với cuối năm 2020 với 761 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán và 890 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên Upcom.

Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn tiếp tục bùng nổ, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 25.960 tỷ đồng/phiên. Thanh khoản tăng 250% so với năm 2020, ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 2,3 tỷ USD, xếp thứ 2 trong

Đơng Nam Á. Cùng với đó, các mảng thị trường khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm và TTCK phái sinh cũng có nhiều diễn biến tích cực theo hướng tăng trưởng trong năm 2021…

Chỉ trong năm 2021, đã có hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khốn được mở mới, lớn gấp rưỡi tổng số tài khoản mở mới trong 4 năm 2017; 2018; 2019 và 2020 cộng lại (tổng 4 năm đạt 1,04 triệu tài khoản), nâng tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên con số 4,08 triệu tài khoản, trong khi năm 2020 mới là 2,77 triệu tài khoản, tăng 47,3% so với năm 2020. Trước những thuận lợi vĩ mơ như trên và sự đồng lịng, nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên, VPS đã có kết quả kinh doanh tăng vượt bậc.

3.1.2.Triển vọng kinh tế năm 2022 Triển vọng kinh tế thế giới:

Kinh tế toàn cầu được dự báo giảm trong năm 2022 so với các dự báo đưa ra trước đó. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nhận định cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn ảnh hưởng đến hàng triệu người và là một cú sốc kinh tế nghiêm trọng làm tăng trưởng tồn cầu có thể giảm hơn 1 điểm phần trăm trong năm 2022, từ mức dự báo 4,5% đưa ra vào tháng 12/2021. Fitch Rating đã điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2022 xuống còn 3,5%. Ngân hàng Thế giới dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt 4,1% năm 2022 trong khi con số này của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là 4,4%. Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Fitch Ratings dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Hoa Kỳ, Khu vực đồng Euro và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)