1.2. Nghĩa vụ thuế GTGT của doanh nghiệp
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của
của doanh nghiệp
Việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của doanh nghiệp chịu tác động của các yếu tố từ mọi khía cạnh trong mơi trường hoạt động và các yếu trong bản thân doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT bảo gồm:
Thứ nhất, nhóm nhân tố về tình hình kinh tế, xã hội.
Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lạm phát, tình hình chính trị, ngoại giao... Đây là các yếu tố vĩ mô nên ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của doanh nghiệp. Một khi nền kinh tế phát triển ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế, tình hình chính trị ổn định sẽ có tác động tích cực đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT và ngược lại. Chẳng hạn lãi suất thị trường, lãi suất ngân hàng là nhân tố tác động đến quyết định thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT, trì hỗn hay khơng thực hiện nghĩa vụ này. Khi lãi suất tăng, các đối tượng nộp thuế chưa có tính nghiêm túc chấp hành sẽ có thể trì hỗn việc nộp thuế, có thể thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT nhưng khơng tự nguyện, hoặc có khả năng trốn thuế hay tránh thuế. Lạm phát cao ảnh hưởng đến thái độ thực hiện nghĩa vụ thuế khi nó tác động đến mức sinh lời của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lạm phát ổn định ở mức hợp lý kích thích sản xuất kinh doanh và tác động đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT thông qua hiệu ứng thu nhập. Một số vấn đề nổi cộm khác đối với các nước đang phát triển như Việt Nam đó là các giao dịch tiền mặt vẫn là chủ yếu, thanh toán qua các thể chế như ngân hàng hay kho
bạc vẫn còn hạn chế, điều này cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT.
Thứ hai, nhóm nhân tố về chính sách pháp luật nói chung và chính sách thuế GTGT nói riêng
Đây là một trong các nhân tố cực kỳ quan trọng tác động đến việc thực hiện nghĩa vụ, bởi lẽ nhóm nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Hệ thống chính sách thuế nói chung và các chính sách thuế GTGT nói riêng được xây dựng đồng bộ, rõ ràng, minh bạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ, giảm rủi ro tham nhũng và phiền hà cho doanh nghiệp, qua đó cũng giúp cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT tốt hơn. Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật thuế phức tạp, không đồng bộ, thiếu tính chặt chẽ và chồng chéo sẽ làm tăng cơ hội cho doanh nghiệp có những hành vi lợi dụng kẽ hở của luật để trục lợi, làm giảm tác dụng quản lý và tính răn đe của luật pháp.
Thứ ba, nhóm nhân tố thuộc về quản lý của cơ quan thuế.
Đây là nhóm nhân tố phản ảnh khả năng, trình độ rổ chức quản lý của cơ quan thuế. Nhóm nhân tố này được xác định gồm các nội dung:
- Tổ chức bộ máy hệ thống quản lý thu thuế. Một cơ quan thuế có tổ chức hợp lý, có trình độ, khả năng quản lý tốt sẽ đảm bảo duy trì tính thực thi của luật pháp, đảm bảo tính cơng bằng trong giải quyết các vấn đề tranh chấp về thuế, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của doanh nghiệp.
- Các quy định nghiệp vụ quản lý thuế, các thủ tục về thuế (thủ tục đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế,...) có tính ổn định, minh bạch, rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa và giảm chi phí thực hiện cho doanh nghiệp, giảm rủi ro do tham nhũng và phiền hà. Nếu thủ tục hành chính thuế quá rườm rà, phức tạp, khó thực hiện sẽ khơng khuyến khích doanh nghiệp tn thủ tự giác, chi
phí thực hiện vì thế sẽ tăng lên.
- Tính sẵn có, phù hợp và dễ tiếp cận của các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn thuế do cơ quan thuế cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp giảm gánh ặnng tìm kiếm thơng tin về quy định của luật thuế cũng như quy trình thực hiện. Những dịch vụ khó tiếp cận thường là lý do giải thích cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT cao, nhất là đối với các cơng ty có quy mơ nhỏ và đây là một trong những nguyên nhân cơ bản của trốn thuế.
- Tính cưỡng chế hợp lý của CQT thể hiện ở các biến số như: tần suất thanh tra thuế, khả năng phát hiện trốn thuế và rủi ro về thuế, các biện pháp cưỡng chế thuế, mức độ nghiêm khác của hình phạt do trốn thuế. Việc kiểm sốt và cưỡng chế hợp lý của CQT sẽ đảm bảo tính răn đe đối với các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật. Ngoài yếu tố thanh tra, kiểm tra của CQT thì việc giám sát thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT cũng rất quan trọng, giám sát của xã hội, giám sát của các cơ quan dân cử đối với các hành vi không chấp hành thực hiện nghĩa vụ, qua đó phát hiện các trường hợp khơng tn thủ và có các biện pháp xử lý phù hợp.
- Trình độ chun mơn, tính trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ, cơng chức quản lý thuế sẽ góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Việc tồn bộ tổ chức, bồi dưỡng đào tạo cán bộ thuế là những yếu tố mang tính chất quyết định cho sự thành công của một hệ thống quản lý thuế. Đội ngũ cán bộ, công chức thuế giỏi về chun mơn nghiệp vụ thuế, giỏi kế tốn, thành thạo kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý, có trình độ tin học và ngoại ngữ, với phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần phục vụ nhân dân, đất nước sẽ góp phần nâng cao hiệu lực quản lý thuế, nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Khi CQT được xã hội nhận thức là người hoạt động vì lợi ích Nhà nước và cộng đồng, coi doanh nghiệp là khách hàng thì sự tuân thủ thực hiện nghĩa vụ thuế sẽ đạt ở mức cao.
- Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thuế của CQT, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan thuế. Theo sự phát triển của nền kinh tế, số lượng người nộp thuế ngày càng nhiều, đòi hỏi phải chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, điều này giúp tiết kiệm không chỉ về nhân lực, quản lý của cơ quan thuế mà còn kéo theo nhhiều lợi ích khác giúp cho doanh nghiệp được hưởng các dịch vụ do CQT cung cấp ngày một tốt hơn, mức độ hài lịng của doah nghiệp vì có thể tăng lên, điều này có tác động tích cực đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của doanh nghiệp.
Thứ tư, nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp.
Bao gồm các nhân tố thuộc về đối tượng hoạt động của công ty, nhân tố kinh tế, nhân tố hành vi,... Cụ thể:
- Đặc thù hoạt động của công ty: mức độ đa dạng và phức tạp trong cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp, chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ, hành vi của các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh và hành vi của người lãnh đạo hoạt đoạt động kinh doanh...cũng có tác động khơng nhỏ đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Nhân tố kinh tế, thuộc về nhân tố này có thể kể đến như:
+ Gánh nặng về tài chính: số thuế phải nộp và trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu phải nộp một khoản thuế quá lớn thì doanh nghiệp có thể tránh phải nộp tồn bộ hoặc tìm cách điều chỉnh số liệu báo cáo, nhằm giảm số thuế phải nộp.
+ Chi phí thực hiện: bao gồm thời gian phải bỏ ra để hoàn tất thủ tục thuế, chi phí về kế tốn thuế...và có thể bao gồm cả chi phí về mặt tâm lý như căng thẳng thần kinh do doanh nghiệp khơng nắm chắc họ có đáp ứng được các các quy định của luật thuế hay không. Doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí trên để thực hiện nghĩa vụ thuế, do đó tổng số tiền mà doanh nghiệp phải chi
ra lớn hơn số thuế thực nộp vào NSNN. Nếu chi phí thực hiện thấp sẽ dẫn đến mức độ thực hiện tự nguyện tăng lên và ngược lại.
- Nhân tố hành vi: là yếu tố chi phối khá quan trọng đến thái độ thực hiện nghĩa vụ thuế. Thuộc nhóm này có thể kể đến như cảm nhận về sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Sợ hãi, lo sợ về khả năng vi phạm pháp luật thuế; thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro khi trốn thuế...Cụ thể:
+ Sự khác biệt của từng các nhân: Giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, đạo đức, ngành nghề, tính cách hồn cảnh....ln chứa đựng những rủi ro nhất định trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế vì nó tác động đến hành vi của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hiểu rõ pháp luật thuế, họ có thể tự giác chấp hành pháp luật thuế tốt hơn và ngược lại sẽ dẫn đến tình trạng tránh thuế, trốn thuế.
+ Cảm nhận về sự không công bằng là nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ thực hiện nghĩa vụ thuế. Nếu doanh nghiệp cho rằng hệ thống pháp luật thuế không đảm bảo sự công bằng hoặc doanh nghiệp bị đối xử khơng cơng bằng thì nhận thức thực hiện nghĩa vụ thuế của họ sẽ giảm xuống. Một khi doanh nhiệp cảm thấy bị đối xử không công bằng, thiếu sự tin tưởng thì nguy cơ hoạt động của nền kinh tế ngầm có thể gia tăng, doanh nghiệp cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đó, nhận thức về tính khơng cơng bằng trong tiếp nhận thông tin và thủ tục hành chính thuế có tác động khơng nhỏ đến tâm lý chấp hành thực hiện nghĩa vụ thuế, đặc biệt khi hệ thống thủ tục tuân thủ thuế phức tạp, rườm rà.
- Ý thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật là điều cơ bản quyết định q trình thành cơng của quá trình thực thi pháp luật thuế GTGT. Thuế GTGT là một loại thuế có tính phức tạp của kỹ thuật tính và thu thuế gắn liền với cơ chế khấu trừ thuế, hoàn thuế nên các đối tượng nộp thuế phải có ý thức tự giác cao trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nếu khơng rất có thể xảy ra hiện tượng số thuế thu được ít nhưng Nhà nước phải khấu trừ thuế, hoàn
thiện thuế nhiều lần do các hành vi gian lận, lợi dụng cơ chế khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT.
- Trình độ và năng lực của đội ngũ kế toán thuế của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã có tổ chức bộ máy kế toán khá chặt chẽ, hạch toán và ghi sổ kế toán tương đối đúng quy định. Từ đó, kết quả kê khai, báo cáo tài chính trong khu vực kinh tế này cơ bản phản ánh đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh mặc dù đã thực hiện chế độ kế toán theo quy định nhưng tổ chức bộ máy kế tốn phần lớn khơng rõ ràng; một kế tốn có thể làm việc cho nhiều doanh nghiệp nên theo dõi hạch tốn khơng đầy đủ và cịn nhiều sai sót; thậm chí có doanh nghiệp hàng năm khơng có báo cáo tài chính. Một nguyên nhân khách quan là các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu cung cấp hàng hố dịch vụ cho người kinh doanh nên địi hỏi việc sử dụng hoá đơn chứng từ là chặt chẽ, đúng với thực tế giá cả. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện chức năng còn lại là cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng; trong khi người tiêu dùng lại khơng có thói quen yêu cầu người bán hàng cung cấo hố đơn. Chính vì vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ khơng xuất hố đơn hoặc có xuất hố đơn nhưng phản ánh không đúng thực tế nên làm giảm đáng kể số thuế phải nộp. Như vậy, chất lượng công tác kê khai nộp thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tính trung thực, tự giác của doanh nghiệp.
- Trang bị cơ sở vật chất cho hệ thống kế toán của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp có cơ sở vật chất, hạ tầng cơng nghệ thơng tin tốt thì việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT diễn ra một cách thuận lợi và đơn giản hơn. Đối với các doanh nghiệp có cơ sở vật chất chưa tốt, việc hạch tốn kế
tốn thuế GTGT có thể bị chậm trễ, không kịp thời, do vậy công tác kê khai, kế tốn thuế cịn gặp nhiều khó khăn.