Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động * Vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp (Trang 32 - 38)

b, Tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của cơng ty năm 2008.

2.2.1. Nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn lưu động * Vốn kinh doanh

* Vốn kinh doanh

Vôn kinh doanh của cơng ty trong những năm gần đây có sự biến động về cả giá trị và tỷ trọng, cụ thể được biểu hiện trong bảng 4.

Qua bảng ta thấy VKD bình qn của cơng ty từ năm 2008 tăng so với năm 2007 là 45,8 tỷ, với tỷ lệ tăng là 7.1%. Trong tổng vốn kinh doanh của cơng ty thì VLĐ ln chiếm tỷ trọng lơn hơn vốn cố định cơng ty vì để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của cơng ty được diễn ra thường xuyên và liên tục thì địi hỏi cơng ty ln phải có một lượng lớn VLĐ.

Bảng 5: Tình hình tăng, giảm VKD bình qn của cơng ty 2 năm gần đây.

ĐVT: Nghìn Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Giá trị T.T Giá trị T.T Giá trị T.L

VCĐ bình quân 59,109,168 9.16 66,806,644 9.67 7,697,476 13.02

VLĐ bình quân 586,254,424 90.84 624,370,043 90.33 38,115,619 6.5

VKD bình quân 645,363,591 100 691,176,687 100 45,813,095 7.1

Cụ thể, Vốn lưu động bình quân trong năm 2007 chiếm tới 90.84% tổng vốn kinh doanh bình quân, sang năm 2008 VLĐ bình quân chiểm 90.33% tổng vốn kinh doanh bình qn, qua bảng số liệu trên có thể thấy trong năm 2008 tốc độ tăng của VLĐ bình quân là 6.5% thấp hơn tốc độ tăng của VCĐ bình qn, VLĐ bình qn đang có xu hướng giảm dần đang từ 90.84% xuống cịn 90.33%, Cơng ty cần lưu ý và thận trọng khi xem xét chỉ tiêu này hơn nữa.

Qua nghiên cứu bảng cân đối kế tốn của cơng ty các năm 2007 và 2008 thấy VLĐ bình quân năm 2008 tăng so với năm 2007 do một số nguyên nhân sau: do đầu tư tài chính ngắn hạn bình qn năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007, do các khoản phải thu ngắn hạn tăng, chỉ tiêu này tăng do trong năm công ty mở rộng chính sách bán chịu, hiện cơng ty đang bị chiếm dụng vốn, bình qn các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác của công ty năm 2008 nhiều hơn năm 2007.

Bên cạnh đó VCĐ bình qn năm 2008 tăng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 13.02%, tăng do trong năm Công ty đã chú trọng đầu tư vào các Công ty liên kết, liên doanh, ngồi ra Cơng ty cịn chú ý đầu tư vào các kho cảng đầu nguồn và đầu tư vào phương tiện vận chuyển nhiên liệu, đầu tư vào các phòng thử nghiệm, đầu tư mở rộng các cửa hàng chi nhánh của Cơng ty. Nhìn chung cơ cấu vốn kinh doanh của Cơng ty coi là hợp lý, giúp Cơng ty duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn đinh.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về nguồn vốn kinh doanh của công ty trong 2 năm 2007 – 2008 ta có bảng sơ 6 (trang bên)

Qua bảng 6 thấy, sau 1 năm hoạt động kinh doanh và tiến hành công tác cổ phần hố cơng ty thì cả tài sản và nguồn vốn của cơng ty đều giảm, cuối năm 2008 chỉ tiêu vốn kinh doanh và nguồn vốn của công ty giảm so với năm 2007 hơn 200 tỷ với tỷ lệ giảm là 25.36%, cụ thể hơn tổng vốn kinh doanh giảm so với năm 2007 là do vốn lưu động và vốn cố định đều giảm với tốc độ giảm của vốn cố định là 19.96%, tốc độ giảm của vốn lưu động là 25.9%, nhìn chung cơ cấu vốn kinh doanh của cơng ty có sự thay đổi nhưng không lớn, vẫn đảm bảo tỷ trọng vốn lưu động lớn hơn vốn cố định. Để có kết luận chính xác hơn về sự biến động này chúng ta sẽ đi phân tích chi tiết từng khoản mục trong VLĐ.

* Nguồn vốn kinh doanh

Trong năm 2008, do sự biến động của nền kinh tế nên vốn kinh doanh của cơng ty có sự giảm xuống so với năm 2007, vì vậy nguồn vốn để tài trợ cho kinh doanh cũng bị giảm xuống với tỷ lệ giảm tương ứng là 25.36%. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn giảm chủ yếu là do chỉ tiêu Nợ phải trả của công ty giảm so với năm 2007 với tỷ lệ giảm là 34.05%. Cần xem xét xem nợ phải trả của công ty giảm là do đâu. Căn cứ vào bảng 5 ở trên ta thấy chỉ tiêu nợ phải trả của công ty giảm chủ yếu là do nợ ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 hơn 222 tỷ, với tỷ lệ giảm là 35.03%, chỉ tiêu nợ ngắn hạn của công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 là do trong năm khoản phải trả cho người bán, khoản phải trả người lao động, khoản phải trả phải nộp khác giảm. Qua đây cho thấy khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty được thực hiện tốt hơn năm trước, lượng tài sản công ty hiện có đảm bảo cho khả năng thanh tốn của cơng ty tốt năm 2007, cơng ty đã chủ động hơn trong việc sử dụng vốn chủ, giảm bớt lượng vốn mà công ty chiếm dụng của người bán. Vậy cơng ty đã có biện pháp sử dụng vốn hiệu quả hơn đảm bảo khả năng trả nợ và kinh doanh có lãi. Cùng với nợ ngắn hạn của cơng ty giảm thì khoản nợ dài hạn cũng giảm theo nhưng giảm với tỷ lệ thấp hơn, với tỷ lệ giảm là 10%.

Bên cạnh sự giảm mạnh của nợ phải trả của cơng ty thì vốn chủ sở hữu của công ty lại tăng lên hơn 24 tỷ, với tỷ lệ tăng là 18.77%, trong đó tăng chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng với tỷ lệ tăng là 22.74%, trong năm công ty chú trọng đến

chính của cơng ty, tăng tính cân đối trong cơ cấu nguồn vốn. Qua đây ta có thể thấy trong năm 2008 cơng ty sử dụng địn bẩy tài chính thấp hơn năm 2007. Để đánh giá chính xác hơn về mức độ tự chủ của cơng ty ta có bảng sau:

Bảng 7: Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ tài chính của cơng ty

chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2007 Chênh lệch

Hệ số nợ 0.74 0.84 -0.10

Hệ số VCSH 0.26 0.16 0.10

Trên lý thuyết thì khi hệ số nợ là 0.5 và hệ số VCSH là 0.5 được coi là an tồn tuyệt đối về mặt tài chính cho các doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế nếu doanh nghiệp cân bằng ở tỷ lệ này thì doanh nghiệp sẽ sử dụng đồng vốn không đạt hiệu quả do tỷ suất lợi nhuận trên VCSH thấp. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng địn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và cố gắng giữ cho hệ số nợ ở mức an toàn về mặt tài chính. Đối với Công ty VINAPCO ta thấy: năm 2008 hệ số nợ của công ty giảm so với năm 2007 là 0.1, thay vào đó là hệ số vốn chủ sở hữu tăng lên 0.1, điều này cho thấy trong năm 2008 công ty đã giảm bớt việc sử dụng nợ trong việc tổ chức nguồn vốn, khả năng tự chủ về mặt tài chính của cơng ty cao hơn năm 2007, tình hình tài chính của cơng ty đã vững chắc hơn năm 2007, mặc dù vậy, công ty vẫn đang sử dụng đòn bẩy để tăng lợi nhuận.

* Nguồn vốn lưu động của công ty

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ nên cơng ty cần phải có lượng lớn vốn lưu động để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, đây chính là lý do tại sao mà trong cơ cấu vốn kinh doanh của công ty VLĐ chiếm tỷ trọng rất lơn. Vì vậy việc huy động cũng như việc quản lý sử dụng VLĐ là rất quan trọng và cần thiết.

Căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì vốn lưu động được tài trợ từ hai nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên( lấy từ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu) và nguồn vốn lưu động tạm thời(được lấy từ nợ ngắn hạn). Trong đó:

Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn Nguồn VLĐ tạm thời = Nợ ngắn hạn

Bảng 8: Nguồn hình thành vốn lưu động của cơng ty

ĐVT: 1.000 đồng Nguồn vốn 31/12/2008 1/1/2008 Chênh lệch

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) số tiền % NVLĐTX 118,568,033 22.31 82,011,907 11.43 36,556,126 44.57 NVLĐTT 412,786,563 77.69 635,373,582 88.57 -222,587,019 -35.03 Cộng 531,354,596 100 717,385,489 100 -186,030,893 -25.93

Nhìn vào bảng ta thấy, trong năm 2008 nguồn hình thành vốn lưu động của cơng ty có sự thay đổi về cả tỷ trọng lẫn số lượng. Cụ thể trong tổng nguồn vốn lưu động ở đầu năm 2008 thì nguồn VLĐ tạm thời chiểm tỷ trọng là 88.57%, nguồn VLĐ thường xuyên chiếm tỷ trọng là 11.43% . Đến cuối năm 2008 cơ cấu nguồn vốn lưu động có sự thay đổi, tỷ trọng của nguồn VLĐ tạm thời giảm xuống cịn 77.69%. Thay vào đó, tỷ trọng của nguồn VLĐ thường xuyên tăng lên 22.31% trong tổng nguồn VLĐ. Xét tới tính ổn định của nguồn tài trợ thì cơ cấu tài trợ này được coi là hợp lý đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được ổn định. Với mơ hình tài trợ này cơng ty đã đảm bảo ngun tắc cân bằng tài chính tức là tồn bộ TSCĐ chỉ được tài trợ bởi một phần nguồn vốn dài hạn, chỉ một phần tài sản lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn.

Với hoạt động là nhập khẩu nhiên liệu bay từ các nước khác là phần lớn, để đảm bảo uy tín của cơng ty với đối tác thì cơng ty cần phải giữ được khả năng tài chính của mình thật tốt để đảm bảo khả năng thánh tốn ln ở mức độ cao nên công ty đã sử dụng mơ hình tài trợ trên. Với việc thực hiện mơ hình tài trợ như vậy đã đảm bảo cho khả năng thanh tốn tức thời của cơng ty tốt hơn trong khi vẫn đảm bảo các nghĩa vụ thanh tốn các khoản tín dụng ngắn hạn, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn cao hơn nhưng cơng ty vẫn có khả năng chủ động về vốn tốt hơn. Có thể đánh giá rằng việc cơng ty sử dụng mơ hình tài trợ này là rất hợp lý với tình hình của cơng ty.

Đây là dấu hiệu an tồn đối với cơng ty vì khả tự chủ về vốn của công ty tốt hơn, giúp cho cơng ty có thể đương đầu với những rủi ro có thể xảy ra như cắt

Như vậy để đảm bảo đủ VLĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là nguồn VLĐ chủ yếu của công ty nên cần xem xét tỷ trọng của từng khoản nợ chiếm trong tổng nợ ngắn hạn. Ta căn cứ vào bảng 9(trang bên).

Qua bảng ta thấy, năm 2008 nợ ngắn hạn của công ty đã giảm so với năm 2007 là hơn 222tỷ, với tỷ lệ giảm là 35.03%, nguyên nhân giảm là do các khoản: phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, các khoản phải trả, phải nộp khác giảm. Cụ thể:

Khoản phải trả người bán năm 2008 giảm so với năm 2007 hơn 248 tỷ, với tỷ lê giảm là 65.77%, cùng với sự giảm sút về lượng thì tỷ trọng của khoản này trong tổng nợ ngắn hạn cũng giảm, năm 2007 tỷ trọng chiếm 59.47% tổng nợ ngắn hạn, sang năm 2008 con số này giảm xuống còn 31.33%. Điều này cho thấy trong năm 2008 cơng ty chiếm dụng vốn của người bán ít hơn năm 2007, khả năng thanh tốn tiền hàng của cơng ty tốt hơn năm 2007 do trong năm 2008 cơng ty có kế hoạch dự trữ vốn bằng tiền hợp lý hơn năm trước.

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm so với năm 2007 gần 28 ty, với tỷ lệ giảm là 36.25%, giảm do cưối năm 2008 công ty đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước tốt hơn cùng kì năm 2007.

Khoản phải trả người lao động vào cuối năm 2008 giảm so với năm 2007 là hơn 4 ty, với tỷ lệ giảm là 23.87%, giảm do trong năm 2008 công ty đã thực hiện tốt công tác trả lương cho người lao động trong công ty và làm cho người lao động tin tưởng hơn vào công ty.

Các khoản phải trả phải nộp khác của công ty trong năm 2008 giảm so với năm 2007 là gần 40 ty, với tỷ lệ giảm là 48.5%, điều này cho thấy trong năm 2008 cơng ty đã chấp hành nghiêm chỉnh việc thanh tốn.

Ta thấy phần lớn các chỉ tiêu trong nợ ngắn hạn là các khoản chiếm dụng của công ty, các khoản chiếm dụng này đang có xu hướng giảm dần và thay vào đó là sự tăng lên của vay và nợ ngắn hạn, cụ thể là cuối năm 2007 tỷ trọng nợ chiếm dụng chiếm 87.75% nhưng vào cuối năm 2008 tỷ trọng này giảm xuống còn 59.77%, nhường chỗ cho sự tăng lên của vay và nợ ngắn hạn. Công ty đã sử

dụng địn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận. Đây là một thuận lợi lớn của công ty, tuy nhiên công ty cần phải chú ý đến các khoản phải trả người bán hơn nữa, phải giữ được uy tín với bạn hàng, tận dụng các cơ hội để được hưởng chiết khấu thanh toán.

Như vậy, năm 2008 cơ cấu nguồn VLĐ của công ty đã ở mức hợp lý, với nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ bằng nợ ngắn hạn là chính thì cơng ty cần tổ chức quản lý và sử dụng hợp lý khoản vay cũng như khoản vốn mà cơng ty chiếm dụng. Mỗi nguồn tài trợ đều có mặt hạn chế nhất định. Do vậy, cơng ty cần có biện pháp khai thác sử dụng triệt để đồng vốn, giảm chi phí, guỹ uy tín với đơi tác mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)