Tình hình quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp (Trang 43 - 46)

2. Các khoản tương

2.2.2.4. Tình hình quản lý các khoản phải thu

Để việc kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hố thì một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến nhất là cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng. Trong quan hệ thương mại, cơng ty có thể vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng của các doanh nghiệp khác. Vì vậy, ln tồn tại việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp và trong mỗi doanh nghiệp ln có các khoản nợ phải thu.

Công ty muốn quản lý tốt khoản phải thu thì cơng ty cần theo dõi sát sao, trên cơ sở đó đưa ra các chính sách tín dụng thương mại hợp lý và cũng có các

biện pháp phù hợp để có thể thu hồi các khoản phải thu đến hạn. Thực trang các khoản phải thu của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 14: Kết cấu các khoản phải thu

ĐVT: Nghìn Đồng

chỉ tiêu Số tiền31/12/2008 TT Số tiền31/12/2007TT Số tiềnChênh lệchTL 1. Phải thu khách hàng 172,006,790 76.92 230,862,464 99.92 -58,855,674 -25.49 2. Trả trước cho người bán 1,989,504 0.89 915,317 0.40 1,074,187 117.36 5. Các khoản phải thu khác 64,013,972 28.63 14,678,349 6.35 49,335,623 336.11 6. Dự phòng các

khoản phải thu khó

địi - 14,398,312 -6.44 -15,412,617 -6.7 1,014,305 -6.58 Tổng cộng 223,611,954 100 231,043,514 100 -7,431,560 -3.22

Nhìn vào bảng 6 ta thấy khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng cũng tương đối lớn trong tổng VLĐ của công ty. Năm 2008 giảm so với năm 2007 hơn 7 tỷ với tỷ lệ giảm là 3.22%. Khoản phải thu giảm tức là công ty đã giảm được khoản vốn bị chiếm dụng, vốn đưa vào sản xuất kinh doanh tăng lên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu.

Căn cứ vào bảng 12 ta thấy khoản phải thu giảm nguyên nhân là do chỉ tiêu khoản phải thu của khách hàng giảm. Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khoản phải thu. Cuối năm 2008 khoản này giảm so với năm 2007 là hơn 58 tỷ, với tỷ lệ giảm là 25.49%, điều này cho thấy trong năm 2008 cơng ty đã sử dụng chính sách tín dụng thương mại tốt hơn năm 2007 hạn chế được các khoản mà khách hàng có thể chiếm dụng được của cơng ty, giảm vốn bi chiếm dụng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Bên cạnh sự giảm xuống của khoản phải thu của khách hàng thì các chỉ tiêu trả trước cho người bán và chỉ tiêu các khoản phải thu khác tăng lên nhưng tổng mức tăng của các chỉ tiêu này vẫn thấp hơn mức giảm của chỉ tiêu phải thu của khách hàng vì các chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng ít trong tổng khoản phải thu, vì vậy mà khoản phải thu của công ty trong năm 2008 vừa qua vẫn giảm, đây là một dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự tích cực trong cơng tác quản lý các khoản phải thu của cơng ty.

Để có được đánh giá chính xác hơn cơng tác quản lý khoản phải thu của công ty ta cần xem xét tình hình thu hồi nợ của cơng ty trong thời gian qua.

Bảng 15: Tình hình thu hồi nợ của cơng ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch DT thuần BH và CCDV NĐ 3,363,390,864 5,179,447,742 1,816,056,878 Số dư bình quân các khoản

phải thu NĐ 184,962,189 227,327,734 42,365,545 Số vòng quay các khoản

phải thu Vòng 18.18 22.78 4.6 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 19.80 15.80 -4

Qua bảng ta thấy, số vòng quay các khoản phải thu năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 4.6 vòng, từ 18.18 vòng năm 2007 tăng lên 22.78 vòng năm 2008. Số vòng quay khoản phải thu tăng là do tốc độ tăng của doanh thu thuần tăng nhanh hơn tốc độ tăng của bình quân các khoản phải thu. Cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty năm 2008 tăng lên so với năm 2007, vốn của công ty không bị chiếm dụng nhiều, công ty không phải đầu tư nhiều vào việc thu hồi các khoản phải thu, làm cho kỳ thu tiền trung bình giảm 4 ngày so với năm 2007, từ 19.8 ngày năm 2007 xuống còn 15.8 ngày năm 2008. Đây là một cố gắng của công ty trong công tác quản lý các khoản phải thu. Công ty nên tiếp tục đưa ra các biện pháp thu hồi các khoản nợ tốt hơn thì vốn đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ nhiều hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Bên cạnh việc quan tâm quản lý các khoản phải thu thì cơng ty cũng cần lưu ý tình hình cơng nợ của cơng ty vì khi hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cũng đi chiếm dụng vốn của nguời bán và bản thân công ty lại bị khách hàng chiếm dụng vốn. Đó là quy luật tất yếu trong nền kinh tế. Ta đi xem xét tình hình cơng nợ của cơng ty trong bảng 16(trang bên).

Nhìn vào bảng ta thấy, đầu năm 2008 tổng số tiền phải trả lớn hơn tổng số tiền phải thu, tỷ lệ giữa khoản phải thu và khoản phải trả cũng khá lớn là 41.5%, công ty đang chiếm dụng được một khoản vốn rất lớn. Vào cuối năm 2008 các khoản phải thu và khoản phải trả đều giảm do các khoản phải thu được quản lý tốt hơn, các khoản nợ lớn như nợ người bán và nợ nhà nước đều đã được trả

nhưng công ty vẫn chiếm dụng được vốn, và số vốn chiếm dụng được giảm xuống, nhưng tỷ lệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả lại tăng lên ở mức là 91.03%, nguyên nhân là do trong năm 2008 cả hai khoản này đều giảm, với tốc độ giảm của số vốn công ty đi chiếm dụng mạnh hơn tốc độ giảm của số vốn mà cơng ty bị chiếm dụng. Đây có thể coi là một thành công của công ty trong việc lập kế hoạch thu và trả nợ của cơng ty, làm tăng khả năng thanh tốn nợ của công ty, tăng uy tín của cơng ty với các nhà cung cấp. cơng ty đac tận dụng được nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm chi phí, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên công ty cần theo dõi chặt chẽ các khoản chiếm dụng, tìm nguồn bù đắp kịp thời khi các khoản này đến hạn trả.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp (Trang 43 - 46)