L M
Trong đó:
K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động.
N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn 1 năm là 360 ngày, 1 quý là 90 ngày, 1 tháng là 30 ngày.
VLĐbq: Vốn lưu động bình quân được sử dụng ở trong kỳ M: Tổng mức luân chuyển của vốn lưu động hay doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
+ Mức tiết kiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo). Cơng thức tính: Vтĸ (±) = M₁ x ( K₁ - K₀) hoặc = M₁ - Mo 360 L₁ L₀ Trong đó:
-VTK: Số vốn lưu động có thể tiết kiệm (-); hay phải tăng thêm (+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh so với kỳ gốc.
-M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh.
-K1,K0: Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.
-L1,L0: Số lần luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh, kỳ gốc.
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh so với kỳ gốc.
Hàm lượng vốn lưu động (còn gọi là mức đảm nhiệm vốn lưu động) là số vốn lưu động cần có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Hàm lượng vốn lưu động = VLĐbq Sn
Trong đó:
Sn : Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.