* Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước:
Năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến thể mới, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Dịch bệnh ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành may mặc nói riêng.
Việt Nam là một trong những nước có nền xuất khẩu ngành may mặc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên vào cuối năm 2019 đến bây giờ, Việt Nam đang phải đối mặt với tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19. Dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành ảnh hưởng tới nhịp sản xuất và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Tất cả các ngành công nghiệp trong đó có ngành dệt may đang vấp phải nhiều thách thức lớn: thiếu nguồn lao động có kinh nghiệm, đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp khơng có đủ khả năng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho cơng nhân, khó khăn trong việc xuất khẩu, vấn đề tiêm chủng cho lao động dệt may chưa được đồng bộ, nhu cầu về quần áo của người tiêu dùng giảm sút.
Ngành may mặc tại Việt Nam gặp nhiều biến động từ đại dịch Covid- 19. Dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới nhịp sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp như: chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào bị gián đoạn, các thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam phải đóng cửa do giãn cách xã
hội, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng giảm… Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2020, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và các doanh nghiệp dệt, may đã tìm cách nắm bắt cơ hội trong thách thức, chuyển đổi các sản phẩm của mình để phù hợp với tình hình hiện tại, nhờ đó tăng trưởng của ngành dệt may đã có nhiều khởi sắc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành dệt 11 tháng năm 2020 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó IIP tháng 9 giảm 6,3%; tháng 10 giảm 5% và đến tháng 11 đã tăng trở lại 1,3%. Tương tự đối với ngành sản xuất trang phục, mức giảm IIP so với cùng kỳ năm trước được thu hẹp dần, tháng 8 giảm 7,2%; tháng 9 giảm 4,1%; tháng 10 giảm 3,1%, riêng tháng 11 phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng 3,6%.
Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) về Ngành dệt may thế giới và Việt Nam 3 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong Quý I/2020 đạt 8,4 tỷ USD, giảm 2,02% so với cùng kỳ 2019. Kết quả kim ngạch xuất khẩu của quý I/2020 giảm chưa nhiều do tác động của dịch bệnh Covid 19 do các doanh nghiệp có các đơn hàng đã đặt từ quý III, quý IV/2019. Riêng tháng 3/2020, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam giảm đến 7,42%.
Tuy nhiên, cuối năm 2021, việc sản xuất hàng dệt may của các doanh nghiệp đã được phục hồi, giúp ngành dệt may đạt 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tương đương với năm 2019 trong đó hàng may mặc đạt 28,9 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020; xơ, sợi dự kiến đạt 5,5 tỷ, tăng trên 49%. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam với 15,9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020; EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 14%; Hàn Quốc đạt 3,6 tỷ USD và Trung Quốc 4,4 tỷ USD chủ yếu là xuất khẩu sợi.
Năm 2022, mặc dù tỷ lệ tiêm vắc xin của Việt Nam đứng trong top đầu thế giới nhưng dịch Covid 19 vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, xuất hiện biến
thể mới Omicron với tốc độ lây lan gấp nhiều lần tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm tốc độ phục hồi, phát triển kinh tế.
Nhu cầu hàng dệt may toàn cầu nhiều khả năng không tăng so với năm 2021. Thị trường nội địa tiếp tục cạnh tranh gay gắt với các nhà bán lẻ và nhãn hiệu nước ngồi. Chi phí lao động ngày càng cao.
* Bối cảnh kinh tế - xã hội quốc tế:
Thế giới vừa đi qua một năm đầy biến động và thách thức. Năm 2021 khép lại với một bầu khơng khí “màu xám” bao trùm tồn cầu trước sự lây lan mạnh mẽ và nhanh chóng của SARS-CoV-2, ảnh hưởng đến đời sống chính trị, an ninh toàn cầu. Cũng bởi tác động của dịch bệnh và mức độ cần thiết cấp bách phải ưu tiên đối phó dịch bệnh nên việc xử lý mọi vấn đề thời sự lâu nay của thế giới đã trở thành thứ yêu trong năm vừa qua.
Đại dịch Covid được ví như một “cú đấm chí mạng”với sức tàn phá ghê gớm, giáng vào nền kinh tế thế giới từ năm 2019. Theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế quốc tế, hậu quả của đại dịch Covid 19 đối với kinh tế tồn cầu sẽ cịn dai dẳng. Tăng trưởng GDP có thể đối mặt với triển vọng ảm đạm trong năm 2022-2023, với đầu tư nhân và tăng năng suất thấp hơn. Tốc độ lây lan nhanh chóng của Covid-19 đã buộc các quốc gia phải áp đặt các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để chống dịch đã gây ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng tồn cầu, khiến tất cả các khâu của q trình sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng vốn được liên kết trên cấp độ thế giới rơi vào tình trạng tê liệt. Thương mại tồn cầu đình trệ, làn sóng doanh nghiệp phá sản khắp thế giới. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã giảm xuống mức thấp nhất kì lục ở nhiều nền kinh tế.
Sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã dẫn đến suy thối tồn cầu và gây bất ổn các thị trường tài chính và hàng hóa.
Đại dịch Covid-19 với những diễn biến phức tạp đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành dệt may trên thế giới – một trong những ngành công nghiệp lớn với nhiều đóng góp cho xuất khẩu, là ngành đảm bảo số lượng lớn việc làm cho người lao động. Về cung, trong tháng 1 và tháng 2/2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nhà máy sợi, dệt đã phải đóng cửa, khiến tình hình cung ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp dệt may trên toàn thế giới bị ảnh hưởng. Về cầu, dịch bệnh lây lan rộng khiến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng bị ảnh hưởng nặng nề bởi trong tình hình kinh tế bất ổn do dịch bệnh, người tiêu dùng chỉ mua những đồ dùng thiết yếu như khẩu trang, nước rửa tay…; việc giãn cách xã hội khiến người tiêu dùng hạn chế ra ngoài mà chỉ ở nhà cũng là nguyên nhân dẫn đến cầu bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo một nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến người lao động và các nhà máy tại 10 nước sản xuất hàng dệt may lớn nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm: Bangladesh, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam, nhập khẩu từ các nước là khách hàng lớn của các nước xuất khẩu hàng dệt may ở châu Á đã giảm đến 70% trong nửa đầu năm 2020. Nguyên nhân khiến việc xuất khẩu tới các thị trường lớn bị ảnh hưởng nặng nề là do nhu cầu của người tiêu dùng bị giảm mạnh, do việc giãn cách xã hội khi đại dịch Covid-19 bùng phát, do gián đoạn trong quá trình nhập khẩu nguồn nguyên liệu thô phục vụ cho việc sản xuất hàng dệt may.
Năm 2021 là một năm kinh doanh đầy khó khăn, thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Công ty TNHH Yến Dương cũng chịu khơng ít những khó khăn do tình hình dịch bệnh, kinh tế trong và ngồi nước đem lại những vẫn đang nỗ lực hết sức để có thể tồn tại và phát triển trong thời kỳ khó khăn này.
Năm 2022 bối cảnh thế giới có những biến chuyển lớn, khó lường: xung đột giữa Nga và Ukraina cùng các lệnh trừng phạt qua lại giữa Nga và các nước đã tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu: giá dầu và giá nguyên liệu, vật tư, năng lượng cho các ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh; hoạt động vận tải, logistic tiếp tục khó khăn đẩy giá tăng thêm, tình trạng lạm phát diễn ra trên phạm vi toàn cầu…làm giảm tốc độ phục hồi, tăng trưởng của tất cả các nên kinh tế.