Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 38)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.4.2 Nhân tố khách quan

*Khả năng tài chính

Điều quan tâm của cán bộ tín dụng chính là khả năng trả nợ của khách hàng. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng được những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy ngân hàng cần phải đánh giá cẩn thận, chính xác khả năng trả nợ của khách hàng trước khi quyết định tín dụng.

*Đạo đức khách hàng

Đây là yếu tố quan trọng của qui trình thẩm định vì nó thể hiện thiện chí của người đi vay. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định sẽ không quá khắc khe.

*Môi trường Luật pháp

Nhà nước quản lý mọi hoạt động của các cá nhân, các tổ chức nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng thơng qua một hệ thống luật pháp nghiêm minh và chặt chẽ. Ngân hàng thương mại phải tuyệt đối tuân thủ các

qui định mà ngân hàng nhà nước đặt ra vì các hoạt động của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế của nước ta nên sự kiểm tra của Nhà nước là điều hết sức quan trọng và cần thiết.

Nếu như các quy định của Pháp luật chưa phù hợp hoặc một số điều khoản chưa cụ thể thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp củng lo ngại những rủi ro có thể xảy đến cho mình khi những quy định chưa được cụ thể. Khi điều này xảy ra có thể dẫn đến doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý rõ ràng và minh bạch, nó sẽ giúp các doanh nghiệp mở rộng đầu tư thúc đẩy sự phát triển chủa xã hội và tăng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó mơi trường tranh chấp giữa ngân hàng thương mại và các bên liên quan sẽ được giải quyết một cách cân bằng và chính trưc, bảo về quyền lợi của cả hai bên.

*Mơi trường kinh tế – chính trị

Thực trạng nền kinh tế quốc gia sẽ được phản ánh vào các chỉ tiêu như: GDP (thu nhập quốc nội), tốc độ tăng trưởng, CPI (chỉ số tiêu dùng), tỷ lệ thất nghiệp… Chính vì thế cho vay tiêu dùng phát triển khi nền kinh tế phát triển mạnh vì thu nhập bình quân của người dân tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhu cầu đời sống cũng tăng lên…Bên cạnh đó tình hình chính trị cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng tác động đến cho vay tiêu dùng. Một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao sẽ dẫn đến người dân giảm chi tiêu trong gia đình, khi đó khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng giảm.

*Môi trường kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngồi nước cũng có tác động khơng nhỏ đến quá trình huy động vốn của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng hay suy thối thì nó đều ảnh hưởng tới nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Mọi biến động của nền kinh tế bao giờ cũng được biểu hiện rõ trong việc tăng giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của ngân hàng. Nền kinh tế tăng

trưởng, sản xuất phát triển, từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, do đó tạo mơi trường cho việc thu hút vốn của NHTM thuận lợi. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thối, lạm phát tăng, người dân khơng gửi tiền vào ngân hàng mag giữ tiền để mua hàng hóa, việc thu hút vốn gặp khó khăn.

*Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp là nhân tố cực kỳ quan trọng để thúc đẩy và mở rộng cạnh tranh, bảo đảm cho sự phát triển ổn định nền kinh tế, phòng chống nguy cơ khủng hoảng kinh tế. Hiện nay các doanh nghiệp thì rất thiếu vốn, cộng thêm vào đó là sức ép cạnh tranh từ hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, để các doanh nghiệp phát huy tốt vai trị của mình thì việc Nhà nước ta cần có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Các chính sách đó phải chú trọng việc khai thác và huy động hợp lý các nguồn vốn luôn là một nhiệm vụ trung tâm, một ưu tiên hàng đầu tring chiến lược phát triển cho vay doanh nghiệp.

Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của các hệ thống NHTM. Đối với mỗi ngân hàng trong những giai đoạn khác nhau, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động tín dụng cũng khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà các ngân hàng có thể xây dựng cho mình một chiến lược tốt hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Chương I là toàn bộ những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM, bao gồm những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng, mục tiêu phân tích hoạt động tín dụng của NHTM đồng thời đưa ra các phương hướng để thực hiện mục tiêu đó. Bên cạnh đó, nội dung của chương thể hiện rõ nét các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM.

Đây là những cơ sở lý luận cần thiết cho việc phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong chương II.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)