Củng cố và hồn thiện hệ thống thơng tin

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nam đàn (Trang 62)

3.2 Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

3.2.4 Củng cố và hồn thiện hệ thống thơng tin

Thông tin là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là hoạt động nhiều rủi ro như hoạt động tín dụng.

Thực tế thơng tin hiện nay của ngân hàng về đối tượng là hộ sản xuất còn thiếu, yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Khi khách hàng mới đến vay cán bộ tín dụng cịn phải mất rất nhiều thời gian và cơng sức để tìm hiểu họ mà chưa chắc rằng những thơng tin đó đã chính xác. Đối với các khách hàng đang vay vốn thì việc thiếu thơng tin về giá cả, sự biến động của thị trường cũng gây rủi ro cho ngân hàng do không kịp đưa ra biên pháp xử lý những rủi ro xảy ra.

Do vậy ngân hàng luôn phải chú ý đến công tác thông tin, trang bị đầy đủ hơn hệ thống máy tính và lưu trữ thơng tin về thị trường và khách hàng để có thể thống

kê nhanh và chuẩn xác các số liệu liên quan đến các hoạt động tín dụng, từ đó có cơ sở phân tích đánh giá những biến động nhằm phát hiện các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra để có chính sách điều chỉnh, chủ động ứng phó khi rủi ro xảy ra.. Xây dựng hệ thống thông tin bao gồm thơng tin tín dụng, thơng tin kinh tế, pháp luật, thị trường giá cả, thơng tin khách hàng như trình độ học vấn, khả năng tài chính của họ…Nhờ đó có thể giúp ngân hàng giảm được thời gian, chi phí, cơng sức tìm hiểu khách hàng, giảm rủi ro đối với các khách hàng đang cho vay.

Ngân hàng cũng cần thực hiện trao đổi thơng tin với các tổ chức tín dụng, với ngân hàng Nhà nước và các tổ chức kinh tế, phát triển hệ thống thông tin nội bộ, cung cấp thông tin cho khách hàng về những quy định, chính sách mới của ngân hàng, cần có mối quan hệ trao đổi thường xuyên giữa ngân hàng và khách hàng.

3.2.5 Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phịng

Tỷ lệ nợ xấu và số tiền phải trích lập dự phịng là những tín hiệu cảnh báo mạnh về rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tăng có nghĩa là rủi ro tín dụng gia tăng và do vậy cần phải xem xét lại việc quản lý rủi ro tín dụng, tăng cường giám sát tín dụng. Cần phải thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tn thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, hạ bậc nợ đối với các trường hợp khách hàng, hợp đồng tín dụng có nguy cơ gây ra rủi ro. Thực hiện trích lập dự phịng nhằm có khả năng bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Hiện nay quy định về phân loại nợ của NHNN đã phản ánh tương đối rõ nét hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng.Tuy nhiên các quy định này vẫn thiên về định lượng và hầu như rủi ro tín dụng chỉ được phát hiện khi nó đã xảy ra.Việc khơng có những tín hiệu cảnh báo sớm sẽ làm cho ngân hàng khơng điều chỉnh kịp thời các chính sách về đầu tư, về quản lý rủi ro tín dụng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống phân loại nợ có tính cảnh báo cao hơn, sử dụng kết hợp phương pháp định tính trong phân loại nợ, phân loại nợ doanh nghiệp dựa trên rủi ro tiềm tàng của khoản vay, tình hình của doanh nghiệp.

Đối với việc trích lập dự phịng rủi ro, cần phải đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên để phản ánh đúng mức độ rủi ro về tài sản đảm bảo.Hiện nay ngân hàng chưa có quy định về thời gian tối đa phải đánh giá lại tài sản đảm bảo cho nên nó vẫn chưa thể phản ánh đúng mức độ rủi ro xảy ra đối với tài sản đảm bảo.Vì vậy cần phải định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo, có thể tối đa 6 tháng/lần để phải ánh đúng giá trị tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó cần phải quy định rõ chuẩn mực đối với tài sản được coi là tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro do tài sản đảm bảo gây ra vì hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn cịn nhiều bất cập trong việc xác định quyền sở hữu, cấp chứng nhận sở hữu tài sản.

Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng gắn với xếp hạng doanh nghiệp có thể cung cấp các tín hiệu nhanh chóng hơn về mức độ rủi ro, chất lượng tín dụng của ngân hàng và từ đó ngân hàng có thể chủ động, kịp thời đưa những biện pháp thích hợp để có thể ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro tín dụng xảy ra.

3.2.6 Phân tán rủi ro

Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc cấp tín dụng cho nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, khu vực kinh doanh nhằm tránh tổn thất lớn xảy ra cho NHTM. Thực hiện tốt việc phân tán rủi ro sẽ giúp chi nhánh ngân hàng hạn chế được rủi ro tín dụng xảy ra.

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nam Đàn đã thực hiện giải pháp phân tán rủi ro để nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tuy nhiên chi nhánh ngân hàng chỉ cấp tín dụng chủ yếu đối với cá nhân,hộ gia đình, hộ sản xuất. Chi nhánh ngân hàng cần mở rộng, tìm kiếm thêm các đối tượng khách hàng khác nhau nhằm phân tán rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

Hình thức phân tán rủi ro thơng qua cho vay đồng tài trợ của NHNo&PTNT huyện Nam Đàn chưa được phát huy , do vướng mắc trong quá trình thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong quá trình liên kết cũng như do sự phức tạp của hình thức này. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả hình thức tín dụng này, các ngân hàng phải có ý thức trong việc hợp tác, đồng thời phải có một ngân hàng chủ trì.

Thực hiện tốt các giải pháp trên với mục đích phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ giúp chi nhánh ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh, có thêm nguồn thu từ phương án kinh doanh hiệu quả.

3.2.7 Sử dụng các cơng cụ phái sinh phịng ngừa rủi ro tín dụng

Hiện nay hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT chi nhánh Nam Đàn nói riêng vẫn chủ yếu áp dụng các biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng, xử lý nợ xấu cũng như nợ tiềm ẩn rủi ro, đó là thu trực tiếp của khách hàng, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, cho thuê các tài sản bảo đảm, sử dựng nguồn tái cấp vốn của nhà nước.

Hiện nay trên thế giới, việc sử dụng các cơng cụ tài chính Forwards, Option, và Swap vào phịng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là rất phổ biến nhưng hầu như chưa được áp dụng trong quản lý rủi ro tín dụng ở Việt Nam. Vì vậy, để quản lý rủi ro tín dụng tốt thì các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như chi nhánh cần tập trung nghiên cứu các nghiên cứu các sản phẩm phái sinh trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối và thì rường hàng hóa, dần đưa vào sử dụng và cung cấp các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro. Thêm vào đó, cần tăng cường cơng tác quan hệ quốc tế nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng từ các ngân hàng khác từ các nước tiên tiến nhất trên thế giới.

3.2.8 Xử lý có hiệu quả các khoản nợ có vấn đề

Xử lý hiệu quả các khoản nợ có vấn đề là giải pháp quan trọng và cần thiết giúp các ngân hàng giảm thiểu những tổn thất mà rủi ro tín dụng gây ra. Khi khoản nợ đã bị chuyển quá hạn, ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc làm thế nào để thu được khoản nợ đó để tránh mất vốn. Sở dĩ như vậy vì nợ quá hạn phát sinh tác động trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng; đến nguồn vốn của ngân hàng. Đó là hậu quả trong việc gián đoạn trong quá trình chu chuyển vốn.

Trong thời gian qua, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Nam Đàn đã thực hiện khá tốt việc xử lý các khoản nợ có vấn đề, tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề như: thời gian xử lý cịn chậm trễ, khơng thường xun đánh giá giá trị tài sản đảm bảo

dẫn đến khi phát mãi tài sản, số tiền thu được từ phát mãi tài sản nhỏ hơn giá trị thị trường của tài sản đó.

Để xử lý hiệu quả các khoản nợ có vấn đề, NHNo&PTNT huyện Nam Đàn nên: đầu tiên, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dấn đến khoản vay trở thành nợ khó địi, nguyên nhân đó xuất phát chủ quan từ phía ngân hàng hay xuất phát từ phía khách hàng hoặc yếu tố khách quan khác. Điều này rất quan trọng trong việc đưa ra giải pháp phù hợp với nguyên nhân để hạn chế và khắc phục hậu quả của rủi ro tín dụng. Sau đó phải đánh giá lại tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng, giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ và các nguồn thu khác của khách hàng ngoài nguồn trả nợ của phương án.

Ngoài ra, ngân hàng cần đánh giá thái độ và thiện chí hợp tác của khách hàng trong việc xử lý nợ. Rất nhiều trường hợp, khách hàng liên tục cam kết với ngân hàng sẽ nỗ lực trả nợ nhưng thực chất không thực hiện đúng cam kết.

Từ đó ngân hàng lên phương án thu hồi nợ phù hợp. Một vài phương thức xử lý nợ xấu, nợ quá hạn mà các ngân hàng hay áp dụng: cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng; thỏa thuận với khách hàng phát mãi tài sản đảm bảo, đây là biện pháp hữu hiệu được sử dụng tại các ngân hàng, ưu điểm là ngân hàng có thể thu hồi các khoản nợ trong thời gian ngắn, rủi ro thấp.Tuy nhiên, giải pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp khách hàng thiện chí, hợp tác với ngân hàng và tài sản đảm bảo có thể phát mãi được; ngân hàng thực hiện bán nợ cho các công ty mua bán nợ.

Như vậy, việc thực hiện tốt giải pháp trên giúp ngân hàng đưa ra được những phương án xử lý các khoản nợ có vấn đề hiệu quả, nhằm hạn chế được rủi ro tín dụng gây ra.

3.2.9 Tăng cường sự phối hợp giữa Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơngthơn huyện Nam Đàn với các cấp chính quyền địa phương thơn huyện Nam Đàn với các cấp chính quyền địa phương

Các cấp uỷ chính quyền địa phương có vai trị hết sức quan trọng trong đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất. Từ việc xác định dự án phát triển kinh tế xã hội đến

quan đến chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy chi nhánh ngân hàng nào duy trì tốt mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương thì quy mơ tín dụng ngày càng được mở rộng, chất lượng tín dụng được nâng cao. Nhận thưc rõ điều này, trong những năm qua NHNo&PTNT huyện Nam Đàn luôn tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh uỷ, UBND tỉnh, ban lãnh đạo các huyện, xã, cơ quan ban ngành đồn thể các cấp. Điều này đã góp phần khơng nhỏ đối với sự thành cơng trong cơng tác tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên muốn duy trì tốt mối quan hệ này với các cấp chính quyền địa phương thì ngồi việc kêu gọi tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền, NHNo&PTNT huyện Nam Đàn cũng nên trích một phần tỷ lệ hoa hồng nhất định hỗ trợ một phần bù đắp các chi phí đối với những huyện, xã có ký hợp đồng dịch vụ với ngân hàng trên cơ sở các nguyên tắc và nội dung đã được thoả thuận thống nhất giữa các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng NHNo&PTNT huyện Nam Đàn cũng cần phải thường xuyên bám sát các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương cung cấp tín dụng cho những chương trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà, phối hợp với chính quyền địa phương cung cấp tín dụng cho những chương trình phát triển khách hàng của tỉnh, các khu trọng điểm, vùng chuyên canh, đồng thời cùng với tỉnh tháo gỡ khó khăn cho các hộ sản xuất trong việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra.

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ

Nhà nước cần có những dự báo, chỉ đạo kịp thời nhằm định hướng nền kinh tế, đặc biệt là thị trường tài chính, tiền tệ phát triển bền vững trước những biến động của thị trường thế giới.

Hồn thiện mơi trường pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo. Cụ thể là: sửa đổi luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp với sự phát triển của hoạt động ngân hàng trong điều kiện mới. Đồng thời sửa đổi các luật liên quan như; luật doanh nghiệp, luật đất đai,luật phá sản…tạo

thành hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàng được an toàn, thơng thống, phù hợp với thơng lệ quốc tế.

Trong tiến trình sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, đề nghệ chính phủ có chỉ đạo hoặc quy định nhằm hạn chế tình trạng sát nhập của các doanh nghiệp có khả năng tài chính yếu, thua lỗ vào các doanh nghiệp hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước trong quan hệ vay vốn và trả nợ Ngân hàng.

Chính phủ cần có quy định về sự phối hợp giữa cơ quan thuế, cơ quan kiểm tốn, cơng ty tư vấn và Ngân hàng trong việc làm rõ, minh bạch báo cáo tài chính của khách hàng, tránh tình trạng doanh nghiệp lập nhiều báo cáo để vay vốn Ngân hàng.

Tòa án, các cơ quan thực thi pháp luật cần hỗ trợ tích cực cho Ngân hàng trong cơng tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng, giúp Ngân hàng tận thu nợ gốc, lãi vay quá hạn.

Hiện nay, thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa phát triển mạnh, dẫn đến giá cả mua bán chưa thật sự cạnh tranh và số lượng giao dịch hạn chế. Chính phủ cần có những quy định, hỗ trợ để mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ nhằm giúp cho Ngân hàng xử lý nợ xấu, làm sạch bảng cân đối tài chính.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân Hàng Nhà Nước

Nhằm duy trì sự ổn định tài chính của Ngân hàng, NHNN cần áp đặt những hạn chế pháp lý đối với các định chế tài chính như: giới hạn dư nợ tín dụng, quy định tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn trong cho vay dài hạn. Xử phạt về sự không tuân thủ như cho vay vượt 15% vốn tự có, dư nợ tín dụng vượt giới hạn,…

NHNN cần quy định trách nhiệm bảo mật. Hiện nay, NHNN chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm bảo mật thơng tin đối với cán bộ Ngân hàng. Tình trang phát tán tin đồn không đúng sự thật gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng uy tín khách hàng, lũng đoạn nền kinh tế… Tại Malaysia, quy định phạt tù đến 10 năm nếu cung cấp thông tin nhạy cảm, cán bộ Ngân hàng phải bảo mật thông tin ngay cả khi khơng cịn làm trong Ngân hàng.

Nghiêm cấm tình trạng nhận quà biếu: Tuy khơng quy định cụ thể nhưng tình trạng biếu q của khách hàng đối với cán bộ tín dụng như một chuyện hiển nhiên. Khách hàng biếu tặng như một sự mang ơn, tư tưởng của người đi vay chưa thực sự là người sử dụng dịch vụ Ngân hàng mà còn mang nặng tư tưởng phải chịu ơn. Từ đó, cũng tạo thói quen cho cán bộ tín dụng là nhận quà biếu. Do đó, có thể gây nên rủi ro trong q trình cho vay khi mà cán bộ tín dụng chỉ cho vay khi có q biếu. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng, NHNN cần quy định cụ thể về việc ngăn cấm nhận quà biếu, giá trị của các món quà.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nam đàn (Trang 62)