.Định hướng phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH cầu GIẤY (Trang 44)

Với quy mô dân số lớn và thu nhập cũng như mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu về các sản phẩm cho vay tiêu dùng sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, mơi trường pháp lý thơng thống hơn đó tạo đà cho hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời, tạo ra một lượng khách hàng tiềm năng cho các dịch vụ bán lẻ. Bởi vậy, các ngân hàng trong nước đã bắt đầu chuyển hướng sang chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ. Ngân hàng BIDV cũng đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, hàng đầu Việt Nam.

Mơ hình S.W.O.T của BIDV:

Điểm mạnh:

- Quy mơ lớn, hoạt động có hiệu quả.

- Thương hiệu mạnh và ngày càng nâng cao.

- Quản trị điều hành, quản lý kinh doanh và mơ hình hiện đại được đổi mới và hướng theo thông lệ quốc tế.

- Mạng lưới rộng, tập trung tại các khu vùc đơ thị, vị trí thương mại thuận lợi.

- Có nền tảng khách hàng doanh nghiệp là những doanh nghiệp, tổ chức lớn với số lượng lớn cán bộ, nhân viên sử dụng dịch vụ ngân hàng.

- Nhân lực tương đối trẻ, có trình độ.

- Hạ tầng cơng nghệ thơng tin được chú

Điểm yếu:

- Quản trị điều hành, quản lý kinh doanh và mơ hình hoạt động NHBL đang hồn thiện, chưa chun biệt và thiếu tính hệ thống.

- Chưa có hệ thống đánh giá hiệu quả sản phẩm, khách hàng, kênh phân phối.

- Công nghệ thông tin phục vụ quản lý và kinh doanh NHBL còn rất thiếu.

- Sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng, thiếu tiện ích, sức cạnh tranh thấp.

- Kênh phân phối chưa đa dạng, hiệu quả thấp.

trọng đầu tư. tạo theo chuẩn của hoạt động bán lẻ.

Cơ hội:

- Thị trường cho vay tiêu dùng đang trong giai đoạn tăng trưởng với nhiều tiềm năng.

- Dân số đông, lực lượng lao động chiếm tỷ trọng cao.

- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới phát triển nhanh.

- Hội nhập quốc tế ngành ngân hàng.

- Môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch và thơng thống.

Thách thức:

- Thói quen tiêu dùng và sử dụng các sản phẩm cho vay tiêu dùng của người dân còn nhiều hạn chế

- Nền cơng nghệ thơng tin chung cịn thấp.

- Cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ.

- Chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước thay đổi, đặc biệt là thông tư dự thảo ban hành của NHNN yêu cầu Ngân hàng không được phép cho vay tiêu dùng.

- Chiều hướng áp dụng các chuẩn mực quốc tế.

BIDV xác định:

-Đến năm 2015, BIDV trở thành một trong hai ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, ngang tầm với các ngân hàng thương mại khu vực Đông Nam Á; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu.

-Đến 2020, BIDV trở thành ngân hàng lớn đáp ứng chuẩn theo các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động ngân hàng Nằm trong Top 10 Khu vực Đông Nam Á về Quy mô và lợi nhuận Mục tiêu cụ thể:

Thị phần: Có thị phần và quy mơ NHBL hàng đầu Việt Nam.

-Nền khách hàng bán lẻ:

Chiếm khoảng 6% dân số (khoảng 5,3 triệu KH) vào năm 2015 và chiếm khoảng 10% dân số Việt Nam (khoảng 9,4 triệu KH) vào năm 2020.

Đứng trong nhóm 2 NHBL có quy mơ lớn nhất Việt Nam về tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cư và hoạt động kinh doanh thẻ.

-Hiệu quả hoạt động:

Nâng cao tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh bán lẻ trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đạt 25% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020

Khách hàng: Cá nhân, hộ gia đình

-Khách hàng mục tiêu:

Khách hàng cao cấp (thu nhập cao): lãnh đạo, doanh nhân, nhà quản lý... Khách hàng hạng trung (thu nhập trung bình khá trở lên và có nghề nghiệp ổn định): cơng chức, cán bộ công nhân viên tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các cơng ty lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...

Cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, gia công, chế biến, nuôi trồng, xuất nhập khẩu...

-Địa bàn mục tiêu:

Các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3 và loại 4 - là nơi tập trung nhiều khách hàng bán lẻ có tiềm năng phát triển.

Sản phẩm:

Danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo thơng lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

-Sản phẩm, dịch vụ truyền thống:

Nâng cao chất lượng, đa dạng thơng qua cải tiến quy trình nghiệp vụ, đơn giản hố thủ tục giao dịch và thân thiện với khách hàng.

-Đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại:

Phát triển nhanh, đa tiện ích trên cơ sở sử dụng địn bẩy cơng nghệ hiện đại. Chú trọng phát triển ngân hàng điện tử.

Phát triển đầy đủ tất cả các sản phẩm nhưng có lùa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược như: tín dụng nhà ở, tín dụng hỗ trợ mua ơ tơ, hỗ trợ du học, cho vay cầm cố giấy tờ có giá...

Kênh phân phối:

Hợp lý, thân thiện, tin cậy, dễ tiếp cận và hiện đại

-Kênh phân phối truyền thống (chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm): Xây dựng thành các trung tâm tài chính hiện đại (one-stop shopping), đủ số lượng và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

-Kênh phân phối hiện đại: (Internet banking, mobile banking, ATM, Contact Center): Tiếp tục phát triển trên cơ sở nền công nghệ hiện đại, phù hợp và theo hướng trở thành kênh phân phối chính đối với một số sản phẩm bán lẻ (thấu chi, tiêu dùng tín chấp, thanh tốn...).

-Mở rộng hợp tác với các đối tác là các đại lý để phát triển kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng một cách hiệu quả.

Sự mở cửa thị trường tài chính, cho phép thành lập ngân hàng chi nhánh, cơng ty tài chính 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam đã đưa các ngân hàng nội địa bước vào một cuộc cạnh tranh mới với những đối thủ nặng ký như HSBC, Standard Chartered, ANZ, Home Credit, Prudential... Bởi vậy, việc phát triển và hơn hết là nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và các sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng đang trở thành xu hướng tất yếu nếu các ngân hàng Việt Nam không muốn mất thị phần ngay trên “sân nhà” với hơn Chính vì vậy, BIDV cũng cần xác định hướng đi đúng đắn cho mình trong hoạt động tín dụng tiêu dùng.

Năm 2015 được đánh giá là một năm cần nỗ lực phát triển của nền kinh tế. Chính phủ vẫn ưu tiên ổn định vĩ mô, tập trung giải quyết nợ xấu ngân hàng, khơi thông thị trường bất động sản và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước. Đối với ngành ngân hàng, năm 2015 vẫn là một năm đầy thách thức. Việc giải quyết nợ xấu, cải hiện tình hình tăng trưởng tín dụngvà tái cấu trúc ngân hàng vẫn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Với bối cảnh đó BIDV Cầu Giấy sẽ duy trì chính sách cho vay thận trọng, tăng trưởng có chọn lọc hướng tới một phân khúc khách hàng tập trung hơn.

Về huy động vốn: Chi nhánh tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

đi kèm hình thức maketing hợp lý nhằm thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn nhàn dỗi từ dân cư và nền kinh tế. Nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nâng dần tỉ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Chi nhánh so với tổng nguồn vốn huy động. Cân đối một cách vững chắc nguồn vốn cho hoạt động của Ngân hàng. Huy động chú trọng vào đàm phán lãi suất, thoản thuận chu kỳ điều chỉnh lãi suất đảm bảo cân đối hiệu quả giữa huy động và cho vay hoặc điều chuyển vốn.

Về hoạt động cho vay: Mở rộng thị trường cho vay tới nhiều lĩnh vực, trên cơ

sở giữ vững thị phần ban đầu trên địa bàn hoạt động. Chủ đơng tiếp cận khách hàng đa dạng hóa đối tượng khách hàng, bên cạnh đó vẫn tập trung cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập ổn định. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, cho vay gắn liền với các sản phẩm của ngân hàng như dịch vụ chuyển khoản, thanh tốn, phát hành thẻ,…Hồn thiện chất lượng các dịch vụ đi kèm với hoạt động cho vay.

Đảm bảo an toàn trong cho vay: An toàn và hiệu quả là một trong những mục

tiêu quan trọng của mỗi NHTM. Khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn, thì vấn đề đặt ra là liệu ngân hàng có thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời hạn khơng. Để đảm bảo an tồn vốn đầu tư cho vay, địi hỏi cả phía ngân hàng và khách hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định cụ thể trong các thể lệ tín dụng như: Thực hiện đúng các quy định về bảo đảm món vay, tức là khách hàng khi muốn vay vốn ngân hàng thì phải có tài sản đảm bảo dới dạng cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Ngồi ra cịn phải thực hiện theo đúng các định mức cho vay quy định đối với khách hàng và dứt khốt khơng cho vay đối với những trường hợp không đủ điều kiện vay vốn.

Hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng: Do đặc điểm của ngành ngân hàng là ngành

chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro, một trong những loại rủi ro lớn nhất và thường xảy ra là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là những thiệt hại ngồi mong muốn mà các ngân hàng phải gánh chịu trong hoạt động tín dụng, rủi ro có nghĩa là các khoản nợ mà ngân hàng khơng có khả năng thu hồi được của khách hàng, tức là cũng đồng nghĩa với việc mất vốn trong kinh doanh tín dụng. Vì vậy đối với các NHTM phải l- ường trước và định lượng thật tốt rủi ro có thể xẩy ra trong hoạt động kinh doanh của mình, để từ đó tìm cách hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xẩy ra, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

3.1.1. Định hướng nâng cao chất lượng cho vay

Trong những năm tiếp theo là những năm tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, BIDV – Chi nhánh Cầu Giấy đứng trước những cơ hội và thách thức:

Nền kinh tế sẽ phát triển theo hướng bền vững và ổn định, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội sẽ được hoàn thiện và củng cố. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại – dịch vụ nhiều doanh nghiệp mới đã đi vào hoạt động, nhu cầu vốn đòi hỏi tương đối lớn, thương hiệu BIDV đã được mọi thành phần kinh tế biết đến và đánh giá cao, sản phẩm của BIDV đa dạng và mang tính đặc thù cao… đây là cơ hội giúp cho chi nhánh mở rộng đầu tư tăng trưởng cho vay.

Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Cầu Giấy cũng đang phải đối đầu với những khó khăn và thách thức như tính cạnh tranh về hoạt động tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt, có nhiều ngân hàng lớn, các cơng ty tài chính tiêu dùng, quỹ tín dụng nhân dân cùng nhiều chi nhánh, phịng giao dịch cùng chia sẻ thị phần. Trong khi đó, một số doanh nghiệp trình độ quản lý cịn ở mức hạn chế, chế độ hạch tốn kế tốn, số liệu phản ánh chưa đúng tình hình tài chính thực tế của đơn vị, do đó cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xem xét đầu tư.

Trước những thời cơ và thách thức đó căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của thành phố, căn cứ vào định hướng mục tiêu hoạt động của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy có định hướng trong thời gian tới là:

+ Tiếp tục mở rộng và tăng trưởng cho vay, tập trung sức lực thực hiện tốt định hướng và quan điểm chỉ đạo của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Tích cực huy động vốn để mở rộng cho vay, đảm bảo tăng trưởng cho vay phải đi đôi với việc tăng trưởng nguồn vốn, tăng trưởng cho vay phải hợp lý, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, đối tượng đầu tư phải phù hợp với cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng trưởng phải gắn liền với kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an tồn và hiệu quả, kiểm sốt được vốn đã cho vay nhằm tăng năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bằng cách cung ứng các sản phẩm dịch vụ đi kèm sản phẩm cho vay như chuyển tiền, tư vấn kinh doanh cho khách hàng hay chia sẽ những thông tin thị trường (đầu ra, nguy cơ rủi ro, lợi nhuận bình quân…) để khách hàng sử dụng vốn vay một cách tốt nhất.

+ Bên cạnh đó, Chi nhánh sẽ từng bước nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng của chi nhánh cả về chuyên môn lẫn đạo đức, nâng cao kỹ năng thẩm định đặc biệt là cơng tác phân tích và đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng.

3.2. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Cầu Giấy Chi nhánh Cầu Giấy

Nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2013- 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, định hướng phát triển một số mặt hoạt động chủ yếu của Chi nhánh như sau:

-Hoạt động huy động vốn: Chi nhánh xác định công tác huy động vốn là trọng

điểm, nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành hoạt động tại Chi nhánh, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của Chi nhánh. Khai thác tối đa tiền gửi các khách hàng hiện tại, tiếp tục tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng tiền gửi mới. Có chính sách đối với từng nhóm khách hàng, đặc biệt quan tâm tới nhóm khách hàng quan trọng đang có số dư tiền gửi lớn và quan hệ thường xuyên với chi

nhánh. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân nhằm tăng tính ổn định, bền vững của nguồn vốn.

-Hoạt động tín dụng: Tuân thủ các chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam, kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo định hướng phát triển tín dụng trong giai đoạn 2012 - 2015 của BIDV; thực hiện nghiêm túc hệ số an tồn trong hoạt động tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng, khơng để phát sinh nợ xấu.

-Hoạt động dịch vụ: tiếp tục khai thác triệt để các sản phẩm dịch vụ truyển

thống, gắn liền với hoạt động tín dụng, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ của Chi nhánh, bên cạnh đó đẩy mạnh nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm mục tiêu chiếm lĩnh thị trường ngân hàng bán lẻ đang rất tiềm năng trên địa bàn.

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy

Hiện nay, khi các ngân hàng thương mại đều hướng đến đối tượng khách hàng cá nhân như một hướng đi trọng yếu trong việc phát triển kinh doanh, thì chất lượng dịch vụ được đặt ra như một thế mạnh cạnh tranh và lợi thế so sánh của mỗi ngân hàng. Do đó, tập trung đầu tư cho chất lượng dịch vụ để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng cũng cần được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Bên cạnh việc đa

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG BIDV – CHI NHÁNH cầu GIẤY (Trang 44)