Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các giải pháp để tăng lợi nhuận với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Trang 44 - 48)

- Cơng ty có 25000 m2 nhà xưởng trên tổng diện tích 50000 m2, nhà xưởng thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo đủ điều kiện để cơng nhân làm việc Bên cạnh đó,

2.2.4.3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty:

Phấn đấu tăng doanh thu, giảm chi phí là cốt lõi của việc tăng lợi nhuận, tuy nhiên, để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải sử dụng tốt nguồn vốn có được, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, làm sao để từ một đồng vốn nhất định thu được nhiều lợi nhuận nhất. Do vậy, để đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận của cơng ty, cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

 Nhận xét tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Tổng quát về cơ cấu nguồn vốn đã được đề cập ở phần đầu chương 2. Xem xét về tình hình tài trợ, ta thấy, một phần nguồn vốn dài hạn đã được sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, mơ hình tài trợ như vậy là đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Cần xem xét cơ cấu tài sản và dựa và tình hình thực tế để giảm bớt được tài sản ngắn hạn hoặc nợ ngắn hạn.

Hiệu quả sử dụng vốn tổng quát được thể hiện trong bảng 2.15_hiệu quả sử dụng tồn bộ vốn kinh doanh của cơng ty năm 2008.

Bảng 2.15_Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh của công ty năm 2008

( Đơn vị: 1000 đồng )

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Số TĐSo sánhTỷ lệ(%)

1.Doanh thu thuần đ 73 268 709 62 118 106 -13 150 604 -17.47 3.VKD bình quân đ 101 155 976 103 027 619 1871643 1.85 2. LN kế toán ST đ 2 397 369 586 594 -1 810 775 -75.53 4.Vòng quay tổng vốn vòng 0.74 0.60 -0.14 -18.97

5.Thời gian luân

chuyển vốn ngày 484 597 113 23.41

6.TSLN sau

thuế/VKD % 2.37 0.57 -1.8 -75.95

Qua bảng trên ta thấy, trong năm vốn kinh doanh chu chuyển đựợc 0.6 vòng. Tốc độ luận chuyển vốn rất chậm, nó kéo theo thời gian luân chuyển tăng lên và hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống. Đồng thời, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh cho thấy 100 đồng vốn chỉ tạo ra 0.57 đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ này là rất thấp chứng tỏ cơng ty đã có sự quản trị nguồn vốn không tốt. Sau đây sẽ xem xét cụ thể việc sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của công ty năm 2008.

 Việc sử dụng vốn lưu động tại cơng ty:

Tình hình vốn lưu động của cơng ty được thể hiện qua bảng 2.16_tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của cơng ty năm 2008 dưới đây.

Qua bảng 2.16 ta thấy, tài sản lưu động của công ty cuối kỳ tăng hơn 5.1 tỷ đồng (tương ứng 6.57%) so với đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng tài sản lưu động là do các khoản phải thu tăng 28.60%. Xem xét bảng cân đối kế toán 2008 ta thấy, các khoản phải thu tăng do phải thu của khách hàng tăng hơn 2 tỷ, thuế GTGT được khấu trừ tăng hơn 3 tỷ, trả trước cho người bán tăng 4 tỷ. Số thuế này tăng là do trong năm cơng ty có mua sắm thêm tài sản cố định và thuế một số yếu tố đầu vào cao.

Trong năm, công ty đã cho khách hàng nợ tiền hàng quá nhiều, công tác thu hồi nợ cịn chưa có hiệu quả. Việc tăng nợ như vậy sẽ tạo được mối quan hệ với khách hàng, tuy nhiên, cơng ty sẽ khơng có đủ lượng vốn để đầu tư khi cần thiết và điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty. Cơng ty có trả trước cho người bán khá nhiều cho thấy nỗ lực dự phòng giá cả và cung đầu vào, tuy nhiên, lượng này quá lớn cũng khiến vốn bị ứ đọng. Lượng tiền giảm xuống cịn 16 965 669 nghìn đồng tỷ là vừa phải, tránh việc ứ đọng tiền vốn.

Trong năm 2008, vốn lưu động chỉ quay được 0.77 vòng ( giảm 19.79 % so với năm 2007) kéo theo số ngày luân chuyển vốn lưu động rất dài (468 ngày). Tốc độ luân chuyển như vậy là rất chậm thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty là thấp nên từ một lượng vốn lưu động nhất định tạo ra lợi nhuận khơng

Số vịng quay của hàng tồn kho giảm từ 1.8 vòng năm 2007 xuống 1.41 vịng năm 2008, trung bình 255 ngày hàng tồn kho mới chu chuyển một lần. Thành phẩm tồn kho tăng cho thấy nỗ lực tăng cường tiêu thụ, tăng doanh thu của công ty chưa thật sự hiệu quả. Hàng tồn kho tăng phần lớn hơn là do công cụ dụng cụ tồn kho tăng ( 600 triệu), nguyên nhân là do vào cuối năm công ty dự báo giá bán công cụ dụng cụ và nhu cầu sản phẩm giày tăng lên nên mua nhiều hơn tuy vậy do nhu cầu sản xuất khơng cao như dự tính nên chưa dùng đến. Một số công cụ dụng cụ quản lý không dùng nữa nhưng chưa được thanh lý.Như vậy, công tác dự trù nhu cầu sản xuất và quản lý các công cụ dụng cụ này của công ty không tốt.

Kỳ thu tiền bình quân là 131 ngày, tăng so với năm 2007 là 42 ngày. Công tác thu hồi nợ lại chậm sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc bố trí sử dụng vơn sau này.  Việc sử dụng vốn cố định của công ty năm 2008:

Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2008 được thể hiện ở bảng 2.19_ Tình hình tăng giảm TSCĐ và bảng 2.20_ Giá trị còn lại của TSCĐ. Qua hai bảng ta thấy:

Hiện nay, cơng ty khơng có phần TCSĐ chưa dùng cũng như TSCĐ dùng không hết chờ thanh lý mà tận dụng hết những TSCĐ hiện có, cịn những TSCĐ khơng dùng đã được thanh lý hết để cơng ty giảm tối đa chi phí. Đây là sự cố gắng đáng ghi nhận của công ty.

Trong năm 2008, công ty đã tiến hành sửa sang một số nhà xưởng, nhà kho, đặc biệt là sau trận lũ lụt và mua thêm một số vật kiến trúc như cây cảnh, khẩu hiệu nên nhà cửa, vật kiến trúc tăng 0,465 tỷ đồng. Ngoài ra, các phương tiện vận tải được bán cũ thay mới rất nhiều nên phương tiện vận tải tăng 0,34 tỷ đồng và giảm 0,24 tỷ đồng. Trong năm, công ty cũng đã chú ý đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, mua thêm băng chuyền gị và máy cán ra hình nên máy móc thiết bị tăng 0,13 tỷ đồng. Về giá trị còn lại, hệ số hao mòn của TSCĐ cuối năm là 69.47%( tăng so với đầu năm (64,88%)) cho thấy đa phần TSCĐ đều đã được khấu hao nhiều. Điều

được sử dụng từ lâu nên chỉ còn 11.14% giá trị còn lại. Điều này sẽ ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

Việc đầu tư đổi mới TSCĐ của công ty là rất cần thiết, tuy nhiên, việc lựa chọn đổi mới như vậy chưa thật sự hợp lý. Máy móc thiết bị là những TS mà ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng sản phẩm có giá trị cịn lại rất thấp thì được mua sắm rất ít, cịn với vật kiến trúc thì chưa thật sự cần thiết để đổi mới, đặc biệt là trong tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay. Việc tăng thiết bị quản lý do trong năm công ty mua thêm một số máy vi tính cho phịng kế tốn và phịng kế hoạch, việc này là phù hợp để đảm bảo cơng tác quản lý được hiện đại hóa.

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng giúp cho việc tính tốn tiện lợi và nhanh chóng, nhưng lại khiến cho việc khấu hao cịn chậm chạp, hao mịn vơ hình sẽ tăng lên. Cơng ty cần phải xem xét các kết hợp với các hình thức khấu hao khác để giảm hao mịn vơ hình.

Bảng 2.21_ Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2008

( Đơn vị: 1000đ)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008

So sánh Tuyệt đối

1.Hiệu suất sd VCĐ Lần 2.94 2.84 -0.10

2.Tỷ suất LN VCĐ % 9.63 2.48 -7.15

(Nguồn: tính tốn từ số liệu trên BCĐKT và BCKQHĐKD của công ty giầy Thụy Khuê)

Hiệu suất sử dụng vốn cố định là 2.84 lần, giảm 0.1 lần so với năm 2007 và tỷ suất lợi nhuận vốn cố định cũng giảm xuống chỉ cịn 2.87 %. Như vậy, khi cơng ty bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu được 2.48 đồng doanh thu thuần bán hàng, và 0.025 đồng lợi nhuận sau thuế_ tỷ lệ này là thấp thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản cố định của cơng ty giảm sút.

Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty không cao và cách đầu tư vào TSCĐ chưa thật sự hợp lý, cơng ty cần có những biện pháp kịp thời trong quản trị vốn cố định nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) lợi nhuận và các giải pháp để tăng lợi nhuận với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)