Phân tích tình hình tài chính năm 2014 thơng qua các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tình hình tài chính của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội (Trang 54 - 60)

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG AGRIBANK CH

2.2.2. Phân tích tình hình tài chính năm 2014 thơng qua các tỷ số tài chính

phí trả lãi cao. Điều này chứng tỏ cơng tác tín dụng, quản trị và xử lý nợ của ngân hàng chưa tốt cần phải được cải thiện kịp thời. Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy được ngân hàng đang tích cực thực hiện công tác xử lý nợ xấu để nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

2.2.2. Phân tích tình hình tài chính năm 2014 thơng qua các tỷ số tàichính. chính.

2.2.2.1. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của ngân hàng NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm từ 2012 – 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Thu nhập tỷ đồng 499 521 483

2. Tổng chi phí tỷ đồng 1084 429 462

3. Lợi nhuận ròng tỷ đồng -585 92 21

4. Tổng tài sản tỷ đồng 6922 7914 7571

5. Tài sản sinh lời tỷ đồng 6382 7293 6903

6. Thu nhập lãi tỷ đồng 470 488 449

7. Chi phí lãi tỷ đồng 957 323 355

Hệ số doanh lợi (ROS) % -117 17,7 4,3

Tỷ suất thu nhập lãi % -7,6 2,3 1,4

ROA % -8,5 1,2 0,28

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNT Nam Hà Nội)

2.2.2.1.1.Hệ số doanh lợi (ROS)

Chỉ số này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng thu nhập. Chỉ số này qua 3 năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là -117%; 17,7%; 4,3%. Năm 2013 một đồng thu nhập tạo ra được 17,7% đồng lợi nhuận tăng 134,7% đồng so với năm 2012, năm 2014 là 4,3% giảm 13,4% đồng so với năm 2013. Ta có thể

thấy tỷ số ROS của năm 2012 âm do chi phí năm 2012 tăng cao đột ngột nguyên nhân chính là do chi phí dự phịng tín dụng tăng đột biến trích dự phịng nợ xấu cao đạt gần 595 tỷ đồng, 2013 tương đối cao song năm 2014 lại sụt giảm. Điều này một phần là do các khoản chi phí năm 2014 tăng lên đặc biệt là chi phí lãi vay, mặt khác năm 2014 ngân hàng phải trích một khoản dự phịng rủi ro tín dụng, chính điều này làm cho lợi nhuận năm 2014 giảm mạnh. Hệ số doanh lợi giảm chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng chưa tốt năm 2014 thu nhập giảm song chi phí lại tăng so với năm 2013, ngân hàng cần chú tâm vào trọng điểm này để đề ra phương án nâng cao thu nhập giảm thiểu chi phí.

2.2.2.1.2.Tỷ suất thu nhập lãi

Tài sản sinh lời của Chi nhánh chủ yếu là tín dụng, do điều kiện hoạt động ngày càng khó khăn, nền kinh tế thế phục hồi chậm, một số ngánh công nghiệp, chế biến gặp khó khăn do chí phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ chậm, tồn kho cao, bất động sản phục hồi chưa đáng kể… điều này dẫn đến hầu hết các ngân hàng đều không đạt chỉ tiêu kinh doanh, tăng trưởng tín dụng thấp, lợi nhuận kém nợ xấu tăng cao. Năm 2012 chi phí tăng cao tỷ suất thu nhập lãi âm, năm 2013 (2,3%) và 2014 (1,4%) chỉ số này đã cải thiện xong còn hạn chế, tỷ số này bị ảnh hưởng bởi thu nhập lãi và chi phí lãi, thu nhập lãi tăng lên thì chi phí lãi cũng tăng lên tương ứng. Nguyên nhân là do lãi suất vốn huy động và vốn vay tăng nên chi phí trả lãi cũng tăng lên, mặt khác cho vay khách hàng giảm làm cho khoản thu nhập lãi giảm theo.

2.2.2.1.3. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời của tài sản, cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này ở Chi nhánh nhìn chung qua 3 năm cịn hạn chế. Năm 2012 chỉ số ROA âm do chi phí cao dẫn đến lợi nhuận âm, đến năm 2013 có 100 đồng tài sản chỉ tạo ra 1,2 đồng lợi nhuận và

đến năm 2014 có 100 đồng lợi nhuận chỉ tạo ra được 0,28 đồng lợi nhuận. Tỷ số ROA càng giảm cho thấy chi phí phải trả cho nguồn vốn phải trả nhiều hơn so với năm trước. Nguyên nhân giảm là do sự ảnh hưởng của 2 nhân tố: lợi nhuận ròng và tổng tài sản, lợi nhuận năm 2013 đã tăng so với năm 2012 tuy nhiên giảm 71 tỷ đồng vào năm 2014, trong khi chi phí lãi thì tăng năm 2014 là 355 tăng 32 tỷ đồng so với năm 2013. Đặc biệt mặc dù tài sản năm 2014 có giảm so với năm 2013 song ROA 2014 lại nhỏ hơn 1 và nhỏ hơn so với năm 2013 do thu nhập giảm và chi phí lãi năm 2014 tăng dẫn đến lợi nhuận giảm. Chỉ số ROA của chi nhánh không cao và hiện đang rất nhỏ, đây là tình trạng đáng quan tâm, Chi nhánh cần có những biện pháp cụ thể để cải thiện lợi nhuận của mình.

2.2.2.2. Chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm từ 2012 – 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ đầu kỳ Tỷ đồng 2406,7 2254,8 2046 Dư nợ cuối kỳ Tỷ đồng 2254,8 2046 1904 Dư nợ bình quân Tỷ đồng 2330,8 2150,4 1975 Doanh số thu nợ Tỷ đồng 2532,9 2671,2 2340 Vịng quay vốn tín dụng Vịng 1,09 1,24 1,18 Chi phí tỷ đồng 1084 429 462 Tổng thu nhập tỷ đồng 499 521 483 Chi phí / Tổng thu nhập % 217 83,3 95,7

2.2.2.2.1.Vịng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong 1 năm, chỉ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt. Từ bảng kết quả trên ta thấy vịng quay vốn tín dụng của Chi nhánh năm 2012 là 1,09 vịng, năm 2013 là 1,24 vòng (tăng 0,15 vòng) so với năm 2012, năm 2014 là 1,18 vòng (giảm 0,06 vòng) so với năm 2013. Qua số liệu trên cho ta thấy hiệu quả kinh doanh của chi nhánh khá ổn định, tốc độ luân chuyển vốn lớn hơn 1 tuy nhiên vẫn còn chậm, chi nhánh cần phải lưu ý cần có kế hoạch theo dõi dư nợ, tránh để trình trạng nợ quá hạn kéo dài ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động kinh doanh, cần tăng cường doanh số cho vay ngắn hạn.

2.2.2.2.2.Tổng chi phí trên tổng thu nhập

Chỉ số này tính tốn khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập, chỉ số này thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả.

Ta thấy tỷ số này ở Chi nhánh lần lượt là: Năm 2012 là 217%; năm 2013 là 83,3%; năm 2014 là 97,7%. Điều này có nghĩa là trong năm 2012, 100 đồng thu nhập của Chi nhánh có 217 đồng chi phí bỏ ra và năm 2013, 100 đồng thu nhập có 83,3 đồng chi phí đến năm 2014, 100 đồng thu nhập có 95,7 đồng chi phí. Tỷ số này năm 2012 rất cao do chi phí năm 2012 tăng đột biến vì phải trích lập dự phịng gần 600 tỷ, năm 2013 tỷ số này đã giảm tuy nhiên vẫn còn khá cao xong năm 2014 lại tăng điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa hiệu quả, đây là một điểm yếu nữa mà chi nhánh cần phải khắc phục để làm giảm tỷ số này thì chi nhánh cần hạn chế tối đa chi phí hoạt động tăng thu nhập nguồn vốn cho vay để thu lãi đặc biệt là tập chung nhiều cho vay ngắn hạn vì như đã phân tích ở trên vịng quay vốn tín dụng thấp, tốt nhất nên tăng khoản thu từ dịch vụ của ngân hàng bởi khoản thu này chi phí thấp nhưng lợi nhuận cao.

2.2.2.3. Tỷ số nợ

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về nợ của NHNN & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2012 - 2014

ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số cho vay Tỷ đồng 2381 2462,4 2198

Doanh số thu nợ Tỷ đồng 2532,9 2671,2 2340

Tổng tài sản Tỷ đồng 6922 7914 7571

Nợ phải trả Tỷ đồng 6551 7525 7170

Lợi nhuận Tỷ đồng -585 92 21

Chi phí lãi vay Tỷ đồng 957 323 355

Hệ số thu nợ % 106 108,5 106,5

Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 94,6 95,1 94,7

Tỷ số khả năng thanh

toán lãi vay % -61,1 28,5 6

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNT Nam Hà Nội)

2.2.2.3.1.Hệ số thu nợ

Hệ thu nợ thể hiện giữa số tiền ngân hàng thu nợ với số tiền cho vay. Qua 3 năm 2012, 2013, 2014 ta thấy hệ số này khá cao. Năm 2012 là 106%, năm 2013 là 108,5%, năm 2014 giảm nhẹ còn 106,5%. Hệ số này 3 năm đều cao hơn 100% ngân hàng cần tiếp tục duy trì và nâng cao hệ số này.

Nhưng nhìn chung doanh số thu nợ ổn định có biến động cùng chiều với sự biến động của doanh số cho vay, điều này là một sự cố gắng của cả tập thể cán bộ tín dụng của Chi nhánh. Tuy nhiên hiện nay việc thu hồi, kiểm soát các khoản nợ xấu, nợ quá hạn ở các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khó khăn trong việc thanh tốn và điều này đã làm ảnh hưởng đến việc hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

2.2.2.3.2.Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số này đo lường mức độ sử dụng nợ cho việc tài trợ cho các loại tài sản hiện hữu. Năm 2012 tỷ số này là 94,6%, năm 2013 là 95,1%, năm 2014 là 94,7%. Tỷ số này khá cao và cao hơn so với các doanh nghiệp phi tài chính khác vì vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là đi huy động và vay nên tổng nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng. Ở chi nhánh NHNN & PTNT Nam Hà Nội tỷ số này cũng ở mức cao là vì nguồn vốn đầu vào lớn.

2.2.2.3.3.Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng lợi nhuận trước thuế. Tỷ số này ở Chi nhánh qua 3 năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là -61,1%, 28,5% và 6% ta thấy tỷ số này âm vào năm 2012 do chi phí năm 2012 tăng cao làm lợi nhuận âm, năm 2013 tỷ số này tăng đáng kể đạt 28,5% nhưng giảm mạnh cịn 6% năm 2014. Khả năng thanh tốn lãi vay phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng nợ của Chi nhánh. Năm 2014 giảm mạnh là do sự tăng mạnh của chi phí lãi vay trong khi lợi nhuận chưa theo kịp tăng theo chi phí lãi vay.

2.2.2.4. Các tỷ số về hiệu quả sử dụng tài sản

Bảng 2.12: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm từ 2012 – 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu nhập tỷ đồng 499 521 483

Chi phí tỷ đồng 1084 429 462

Tổng tài sản tỷ đồng 6922 7914 7571

Thu nhập trên tổng tài sản % 7,2 6,7 6,4

Chi phí trên tồng tài sản % 15,7 5,4 6,1

2.2.2.4.1.Tổng thu nhập trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng đầu tư như thế nào, mức độ tạo ra thu nhập từ việc sử dụng một đồng vốn của ngân hàng. Năm 2012 tỷ số này là 7,2%, điều này có nghĩa là đầu tư và 100 đồng tài sản tạo ra 7,2 đồng thu nhập, điều này cũng tương tự cho năm 2013, 2014 lần lượt là 6,7% và 6,4%. Nhìn chung tỷ số thu nhấp trên tổng tài sản của ngân hàng vẫn rất thấp và có xu hướng giảm. Một điều cần phải quan tâm là trong thu nhập của Chi nhánh thì thu nhập từ hoạt động tín dụng là cao nhất, vì vậy nó ln ẩn chứa những rủi ro nhất định, vì thế nến đa dạng hóa danh mục đầu tư nâng dần thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác để phân tán rủi ro.

2.2.2.4.2.Tổng chi phí trên tổng tài sản

Chỉ số này xác định chi phí phải bỏ ra chi việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này năm 2012 cao do chi phí năm 2012 cao, năm 2013 giảm cịn 5,4% năm 2014 có chiều hướng tăng lên đạt 6,2%. Chỉ số này của Chi nhánh nếu tăng cao nó sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, năm 2012 chỉ số này là 15,7% điều này có nghĩa là phải bỏ ra 15,7 đồng chi phí cho việc sử dụng 100 đồng tài sản, năm 2013 là 5,4 đồng, sang năm 2014 chỉ số này lại tăng lên 6,1 đồng, chi nhánh cần quan tâm tới quản lý chi phí để nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phân tích tình hình tài chính của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam hà nội (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)