1.2. Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp
nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.3.1. Yếu tố chủ quan
Cơ cấu tổ chức bộ máy và năng lực quản lý của các cơ quan thuế:
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy: để quản lý thuế nói chung và thuế TNDN đối với những doanh nghiệp NQD nói riêng thì cần có sự kết hợp của nhiều phịng ban, nhiều bộ phận trong quy trình quản lý thuế. Vì vậy, cần phải tổ chức bộ máy sao cho khoa học và tối giản nhất cũng như cần có sự kết hợp chặt chẽ, linh hoạt của tất cả các phịng ban. Từ đó sẽ giúp hoạt động quản lý thuế được dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả cao, tránh lãng phí nguồn lực.
+ Năng lực quản lý của Cơ quan thuế: để thực thi pháp luật mang lại hiệu quả cao thì trình độ, năng lực cũng như đạo đức của các cán bộ thuế là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Đội ngũ cán bộ thuế có chun mơn cao, phẩm chất đạo đức tốt sẽ ln giải quyết được mọi khó khăn trong vấn đề quản lý thuế đối với DN NQD. Ngày nay, đội ngũ quản lý thuế tương đối đáp ứng yêu cầu đặt ra, đều có tính chun mơn cao và đạo đức nghề nghiệp tốt.
Cơ chế quản lý thuế TNDN: Hiện nay, Nhà nước ta đang áp dụng cơ chế quản lý thuế tự khai – tự nộp. Đây là cơ chế quản lý thuế hiện đại, nó cho phép các cơ quan thuế phân bổ nguồn lực theo hướng chun mơn hóa, chuyên sâu trong quản lý, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao.
Quy trình, thủ tục thuế: quy trình quản lý thuế TNDN ngày càng linh hoạt, chặt chẽ với nhau, thống nhất trong bộ máy quản lý hoạt động. Bên cạnh đó kết hợp với thủ tục tinh giản, khơng rườm rà, phức tạp, khơng có tình trạng “vẽ” thêm giấy tờ. Những thay đổi tích cực này đã làm q trình quản lý thuế TNDN mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và chi phí của cả cơ quan thuế và NNT. Từ đó, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp hồn thành thủ tục giấy tờ dễ dàng.
20
Cơng tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: mục đích của cơng tác này là phổ cập kiến thức cho doanh nghiệp giúp họ có thêm hiểu biết về luật, tránh tình trạng vi phạm luật do thiếu hiểu biết, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Cơ sở vật chất: với sự phát triển của đất nước, số lượng các doanh nghiệp NQD ngày càng gia tăng, khối lượng công việc cần phải đáp ứng tăng rất nhiều nên việc nâng cao cơ sở vật chất và áp dụng khoa học công nghệ là vô cùng cần thiết. Do vậy hiện nay, đã ứng dụng các phần mềm, hệ thống cơ sở hiện đại tiên tiến trong quản lý thuế giúp cho q trình làm việc chính xác, dễ dàng, tiết kiệm thời gian, giải phóng nguồn nhân lực, đem lại hiệu quả cao.
1.2.3.2. Yếu tố khách quan
Đường lối chính sách: có tác động vơ cùng quan trọng trong công tác quản lý thuế vì kịp thời đề ra các chính sách, giải pháp tăng cường trong quản lý thuế để thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Điển hình như năm 2019, khi tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề thì Nhà nước đã có những giải pháp như giảm thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Tóm lại khi Nhà nước có một chính sách thuế hợp lý, đảm bảo được nguồn thu cho Nhà nước và “vừa sức” với NNT thì sẽ có nhiều tác động tích cực trong việc quản lý thuế như đem lại hiệu quả cao hơn, ý thức chấp hành Luật thuế của doanh nghiệp cũng sẽ được đảm bảo hơn. Bên cạnh đó, vì hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý để hướng dẫn NNT thực hiện nghĩa vụ của mình và là căn cứ để kiểm tra mức độ vi phạm của NNT nên nếu hệ thống văn bản quy định Luật thuế thống nhất với nhau, rõ ràng, dễ hiểu thì sẽ tăng mức độ hiểu biết Luật của các doanh nghiệp làm cho việc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD nói riêng được dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian và ngược lại.
21
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Vì thuế TNDN là loại thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp, do vậy nếu nền kinh tế đất nước phát triển, nhu cầu mua bán hàng hóa nhiều, tính cạnh tranh cao thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển từ đó đảm bảo được nguồn thu cho NSNN. Còn ngược lại nếu nền kinh tế bị trì trệ sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và nguồn thu thuế cũng bị ảnh hưởng khơng nhỏ. Điển hình như dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong và ngoài nước làm cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tâm lý tiêu dùng của xã hội cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp làm ăn giảm sút thậm chí bị phá sản dẫn đến nguồn thu ngân sách giảm mạnh so với cùng kỳ, thu nộp địa giảm mạnh. Ví dụ: Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tình hình thực hiện thu NSNN giảm, dự tốn thu cân đối NSNN năm 2020 là 1.512,3 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế thực hiện 9 tháng năm 2020, tổng thu NSNN đạt 975,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5% dự toán, thu 9 tháng ước đạt 68% dự toán, giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Ý thức chấp hành thuế của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp hiểu rõ về luật, có ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì công tác quản lý thuế sẽ dễ dàng, đảm bảo số thu ngân sách. Nhưng ngược lại, có 1 số doanh nghiệp có ý thức tuân thủ pháp luật tốt nhưng lại không hiểu về luật, chế độ kế tốn chưa thích hợp dẫn đến làm sai tờ khai, sai số thuế phải nộp,... thì cũng gây khó khăn trong việc quản lý thuế, cán bộ thuế phải dành thời gian nhiều hơn để hướng dẫn doanh nghiệp ảnh hưởng tới tiến độ thu thuế. Đặc biệt vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp cố tình dùng thủ đoạn tinh vi để vi phạm pháp luật, trốn thuế, không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Đối với những trường hợp này thì đặc biệt gây khó khăn đến q trình quản lý thuế và cần phải xử phạt nghiêm minh để giảm thiểu tình trạng gian lận thuế.
22