Giải pháp về quản lý đăng ký, kê khai thuế TNDN của các DN

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế khu vực thị xã bỉm sơn hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 72)

3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoà

3.2.3. Giải pháp về quản lý đăng ký, kê khai thuế TNDN của các DN

Đối với công tác đăng ký thuế:

Hiện nay Chi cục đang nỗ lực phấn đấu 100% tỷ lệ DN đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử do vậy Chi cục luôn cố gắng nâng cấp tổng thể hệ thống tin học, hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, đem lại cho DN những điều kiện tốt nhất và hướng dẫn các bước làm đơn giản, đẩy nhanh quá trình sử dụng tin học đối với NNT để giúp DN đăng ký dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

Phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư trong việc truyền nhận thông tin đăng ký thuế của các DN để kiểm tra, đối chiếu xác minh thông tin của DN.

66

Chi cục tiếp tục chỉ đạo các cán bộ theo dõi sát sao về dữ liệu về NNT, luôn tạo ra sự thống nhất giữa cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm ứng dụng. Theo đó, tập trung dữ liệu của NNT vào hệ thống thông tin quản lý thuế tập trung TMS để dễ dàng cho việc quản lý.

Đối với cơng tác quản lý kê khai thuế có những biện pháp cụ thể sau:

+ Xây dựng một bộ phận cán bộ hỗ trợ DN thực hiện kê khai thuế, khắc phục nhanh chóng các lỗi trong quá trình thao tác qua mạng internet. Bên cạnh đó các cán bộ cũng thường xun đơn đốc, khuyến khích NNT nộp tờ khai trước hạn để giảm thiểu trường hợp bị nghẽn mạng cũng như giúp cho khối lượng công việc không bị dồn nhiều trong một khoảng thời gian.

+ Thực hiện tốt thủ tục hành chính thuế theo cơ chế “một cửa”, tạo điều kiện tốt và sự thoải mái cho NNT, ln nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ NNT kịp thời và đầy đủ. Ngoài ra, Chi cục còn kết hợp với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật thuế cho mọi DN giúp cho NNT hiểu biết về quy trình đăng ký thuế, kê khai quyết tốn thuế năm đối với TNDN, các giấy tờ thủ tục cần thiết, cách sử dụng các ứng dụng như HTKK từ đó góp phần tạo ra tính thống nhất, nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức thực hiện theo quy định của pháp luật.

+ Phân loại hồ sơ khai thuế, tiến hành kiểm tra đối chiếu tờ khai quyết tốn thuế với hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa…Trong trường hợp phát hiện ra lỗi sai, cán bộ nhanh chóng yêu cầu DN chỉnh sửa lỗi sai hoặc yêu cầu giải trình (nếu cần thiết). Qua đó xác định đâu là trường hợp phải đôn đốc thường xuyên, kiểm tra chuyên sâu để hạn chế những sai sót, gian lận.

Đơn đốc NNT thực hiện đúng chế độ kế toán hiện hành. Việc kiểm tra thực hiện cơng tác kế tốn của DN là rất cần thiết và quan trọng vì trên thực tế rất nhiều DN cố tình làm sai, khơng hạch tốn đúng các khoản doanh thu, chi phí, làm giả hóa đơn. Các biện pháp cụ thể như sau:

67

+ Kiểm tra hồ sơ khai thuế, đối chiếu các thông tin số liệu của DN với các hóa đơn chứng từ; so sánh doanh thu, chi phí của tháng hiện tại so với tháng, quý, năm trước; xác minh thơng tin từ các cơ quan chính quyền, những đối tác trong kinh doanh với DN, nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của DN để kịp thời tìm ra lỗi sai để có kế hoạch và biện pháp cụ thể để xử lý.

+ Kịp thời giải đáp mọi thắc mắc của DN để họ thực hiện đúng và tốt hơn. + Ghi chép, lưu trữ thông tin về mức độ tuân thủ của DN, làm bảng phân tích rủi ro theo điểm để phân nhóm và thực hiện kiểm tra, thanh tra thường xuyên đối với những DN có mức độ vi phạm nhiều.

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng về tin học văn phòng cho các cán bộ thuế cũng như là nâng cao khả năng sử dụng các phần mềm quản lý thuế thông qua các buổi đào tạo để quản lý thuế TNDN một cách khoa học hơn, chính xác hơn.

3.2.4. Giải pháp về công tác quản lý thu, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN

Xây dựng kế hoạch thu thuế TNDN, xác định dự toán căn cứ vào nguồn lực của DN từ đó đảm bảo kết quả thu nhiều nhất vào NSNN và hiệu quả nhất. Trên cơ sở dự toán thu NSNN Cục thuế Thanh Hóa và HĐND thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung giao, tham mưu cho UBND huyện, thị xã triển khai kịp thời để xây dựng kế hoạch và các giải pháp thu ngân sách ngay từ đầu năm.

Nâng cao chất lượng cơng tác phân tích dự báo; rà sốt, xác định và đánh giá kịp thời những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn, nhất là nguồn thu mới phát sinh để tham mưu cho công tác chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ thu ngân sách.

Căn cứ vào kết quả thu những năm gần nhất để xác định ưu và nhược điểm, đề ra những biện pháp để khắc phục nhược điểm.

68

Do quá trình kê khai, nộp thuế TNDN hầu như là do DN tự kê khai, tính nộp nên cần quản lý chặt chẽ hơn. Các giải pháp cụ thể như:

+ Tiếp nhận, kiểm tra và quản lý chặt chẽ tờ khai quyết toán thuế TNDN của DN đảm bảo các DN đều nộp tờ khai cũng như nộp thuế đúng kỳ hạn, tờ khai phải rõ ràng và bám sát vào hoạt động của doanh nghiệp.

+ Phối hợp với kho bạc Nhà nước, Ngân hàng để theo dõi quá trình DN nộp thuế, kịp thời phát hiện ra những DN chậm nộp thuế và có biện pháp đơn đốc, xử phạt chậm nộp.

+ Đối với trường hợp ấn định thuế thì cần phối hợp với các bộ phận liên quan, căn cứ theo quy định để ấn định chính xác số thuế mà DN phải nộp.

Về cơng tác quản lý quyết tốn thuế TNDN:

+ Đôn đốc các DN nộp báo cáo tài chính, quyết tốn thuế TNDN của năm tính thuế đúng thời hạn.

+ Cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu, so sánh để kịp thời phát hiện ra những trường hợp sai sót từ đó đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại bàn hay trụ sở của DN.

+ Do hầu như các DN sẽ để đến hạn mới nộp quyết tốn gây ra tình trạng nghẽn mạng và gây nên khối công việc rất lớn cho cán bộ thuế. Chính vì vậy, Chi cục nên vận động; khuyến khích DN nộp quyết toán trước thời hạn, hướng dẫn các DN lập và nộp quyết tốn theo đúng quy định góp phần làm cho khối lượng công việc không bị quá tải, tính chính xác trong quá trình kiểm tra sẽ cao hơn, mang lại hiệu quả lớn.

+ Bởi vì số lượng của DN ngày càng tăng tuy nhiên lại khơng có nhiều thời gian cũng như nguồn nhân lực để kiểm tra chi tiết hết tất cả DN có thể dẫn đến tình trạng gian lận thuế, vậy nên Chi cục cần bố trí nhiều cán bộ thuế hơn trong việc kiểm tra các quyết toán thuế. Trong quá trình kiểm tra, kiểm sốt kê khai có thể chọn ln đối tượng kiểm tra.

69

+ Chi cục nên cố gắng rà soát, kiểm tra hồ sơ của tất cả các DN, không bỏ sót DN nào để đảm bảo tính công bằng giữa các DN, kịp thời tiến hành cơng tác thanh tra, kiểm tra góp phần giảm thiểu tình trạng trốn thuế, thất thu NSNN.

3.2.5. Giải pháp về công tác quản lý ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN

Mặc dù, hiện nay trên địa bàn chưa có doanh nghiệp nào đủ điều kiện nhận ưu đãi, miễn giảm theo quy định về ngành nghề, địa bàn. Tuy nhiên, Chi cục vẫn chỉ đạo các cán bộ hỗ trợ các DN NQD về các thắc mắc để ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN như là các lĩnh vực, địa bàn, điều kiện được hưởng ưu đãi, miễn giảm; hồ sơ đề nghị xét ưu đãi, miễn giảm.

Đối chiếu đơn đề nghị xét ưu đãi, miễn giảm của DN với quy định, xác nhận thông tin để tránh trường hợp DN lợi dụng nhằm trốn thuế.

Chủ động cập nhật các quy định mới, chính sách ưu đãi mới của Nhà nước để thực hiện đúng quy định cũng như tuyên truyền hỗ trợ cho DN.

3.2.6. Giải pháp về công tác thu nợ, cưỡng chế nợ thuế, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế TNDN phạm về thuế TNDN

Công tác thu nợ, cưỡng chế nợ thuế:

Chi cục tiếp tục tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, phấn đấu giảm số tiền nợ thuế dưới 5% trên tổng số thu, hạn chế tỷ lệ nợ do vậy Chi cục phải nỗ lực đặt ra nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện được dự toán như:

+ Thực hiện rà sốt, thống nhất tiêu chí phân loại nợ giúp cán bộ có căn cứ phân loại với từng nhóm nợ, giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho từng bộ phận, từng cán bộ để phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Cụ thể: Đối với các DN có những khoản nợ thơng thường thì cán bộ phải thường xuyên gọi điện đôn đốc NNT và phải xử phạt nghiêm minh nếu có dấu hiệu chây ì nợ thuế. Đối với các DN có

70

khoản nợ lớn, cố tình khơng nộp thì phải có biện pháp cưỡng chế theo Luật quản lý Thuế quy định…

+ Tiếp tục triển khai phối hợp giữa đội quản lý nợ với đội kê khai, kiểm tra thuế, với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc Bỉm Sơn để kết nối truyền nhận dữ liệu tổng hợp đầy đủ các khoản nợ thuế trên địa bàn, theo dõi sát sao tình hình nộp thuế của NNT, tránh tình trạng phát sinh nợ mới; thực hiện đơn đốc cũng như tăng cường các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế cho NSNN.

+ Phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp các phần mềm quản lý phục vụ cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Chi cục ln tích cực tiếp cận, đón đầu những cơng nghệ mới để quản trị tốt nguồn lực, cải thiện chất lượng trong công tác quản lý nợ.

+ Chi cục cũng thường xuyên phối hợp với Đài truyền thanh huyện Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn công khai danh sách những NNT nợ thuế lớn. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành luật thuế của NNT.

+ Nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực làm công tác quản lý nợ thuế. Đối với những nhóm nợ lớn hoặc những nhóm có dấu hiệu chây ì nợ thuế thì cần tập trung nhiều nguồn lực để giám sát, quản lý, thường xuyên đôn đốc và thực hiện những biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên, Chi cục cần phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ, tránh trường hợp chồng chéo với cán bộ ở các bộ phận khác.

Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế TNDN:

+ Các lãnh đạo Chi cục luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác kiểm tra thuế TNDN; ngay từ đầu mỗi năm đều xây dựng 1 kế hoạch chi tiết kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế để đánh giá rủi ro của từng DN đảm bảo công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất.

71

+ Lập kế hoạch, xây dựng quy trình kiểm tra phù hợp với từng doanh nghiệp qua phân tích các hồ sơ có dấu hiệu rủi ro. Các cán bộ phải nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của DN, tình hình lãi lỗ, quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí, hóa đơn chứng từ, theo dõi việc chấp hành chế độ kế tốn của DN góp phần làm công tác kiểm tra được thuận lợi hơn và kiểm tra chặt các DN giảm thiểu trường hợp vi phạm luật thuế.

+ Tiếp tục triển khai sử dụng phần mềm tra cứu hóa đơn bất hợp pháp; sử dụng phần mềm ghi nhật ký kiểm tra để nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra.

+ Nâng cao chất lượng kiểm tra hồ sơ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính và các báo cáo khác do DN cung cấp tại trụ sở cơ quan thuế. Bên cạnh đó tăng cường chất lượng công tác chuẩn bị trước khi ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở NNT để lựa chọn nội dung kiểm tra đúng trọng tâm.

+ Đẩy mạnh việc đào tạo các cán bộ thuế am hiểu, thành thạo nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm thực tế. Các cán bộ cũng chủ động học hỏi; nâng cao kỹ thuật phân tích, đánh giá qua tờ khai quyết tốn thuế TNDN từ đó có thể phát hiện ra nhiều điểm nghi vấn, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm của DN.

+ Tiếp tục đẩy mạnh sự phối hợp giữa các đội như là đội kiểm tra, đội kê khai, tin học. Ngoài ra, Chi cục phải triển khai tăng cường công tác kiểm tra nội bộ; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm trong quá trình quản lý thuế TNDN.

+ Xử lý nghiêm các DN có hành vi vi phạm luật thuế TNDN nhằm mục đích đảm bảo tính cơng bằng giữa các DN, nâng cao tính răn đe đối với tất cả các DN.

72

3.2.7. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý thuế TNDN và xây dựng dữ liệu về thuế TNDN và xây dựng dữ liệu về thuế TNDN

Chi cục áp dụng công nghệ thông tin ở tất cả các lĩnh vực nhằm quản lý thuế TNDN có hiệu quả và thực hiện chống hành vi gian lận thuế.

Nâng cấp phần mềm quản lý thuế tập trung TMS, phần mềm HTKK để tránh trường hợp bị lỗi, nghẽn mạng, quá tải khi đang làm việc.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo lưu trữ đầy đủ các dữ liệu về DN NQD, thực hiện cấp mã số thuế, hỗ trợ doanh nghiệp và kết nối thông tin với cơ quan, các tổ chức như Kho bạc, Ngân hàng… Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo tính bảo mật thơng tin cho các DN; vận hành hệ thống sao lưu an toàn dữ liệu đảm bảo an ninh, bảo mật, phòng chống Virus theo quy định của Tổng cục Thuế.

Thường xuyên cập nhật chế độ chính sách mới về thuế TNDN, quy trình quản lý thu nộp để các DN dễ dàng tìm kiếm và cũng có thể hỏi Cơ quan Thuế qua mạng chứ không cần đến trực tiếp Chi cục.

Tổ chức vận hành tốt các ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý thuế như: ứng dụng Nhật ký điện tử Thanh tra, kiểm tra; ứng dụng theo dõi, đánh giá chương trình cơng tác năm; ứng dụng hệ thống trao đổi thông tin với người nộp thuế bằng phương thức điện tử (SIE)…

3.2.8. Một số giải pháp khác

Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trong Chi cục:

+ Với mục tiêu là có được một đội ngũ cán bộ “vững chuyên môn - giỏi nghiệp vụ - chuẩn tác phong” do vậy Chi cục tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế qua những buổi tọa đàm, buổi đào tạo đảm bảo 100% cán bộ chắc nghiệp vụ và kịp thời nắm được những quy định mới về thuế TNDN. Bên cạnh đó, cũng bồi dưỡng kỹ năng tin học văn phòng, quy trình quản lý bằng

73

phần mềm nhằm mục đích làm việc hiệu quả hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

+ Chi cục cũng thường xuyên khen thưởng các cá nhân, tập thể xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

+ Cán bộ trong Chi cục phải được phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng, có tinh thần tự học hỏi tích lũy thêm kinh nghiệm đảm bảo ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nâng cao công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT:

+ Trên địa bàn cũng tồn tại rất nhiều DN chưa hiểu rõ về luật TNDN do đó cơng tác tun truyền, hỗ trợ NNT hết sức quan trọng đòi hỏi Chi cục cần quan tâm hơn nữa, duy trì, đổi mới nội dung công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách Thuế, các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế; công khai văn bản hỏi, trả lời cho NNT theo qui định của Ngành; phổ biến, nghiên cứu trao đổi thực tiễn, kinh nghiệm công tác thuế tại cơ sở.

+ Thực hiện ứng xử thân thiện với người nộp thuế, góp phần cải thiện và nâng cao hình ảnh cán bộ Thuế trong xã hội; cùng với các ngành trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế khu vực thị xã bỉm sơn hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)