Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) TÌNH HÌNH THỰC HIỆN lợi NHUẬN và các BIỆN PHÁP PHẤN đấu TĂNG lợi NHUẬN ở CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại và sản XUẤT đoàn MINH (Trang 61)

2.1.2.1 .Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty

2.2. Tình hình thực hiê ̣n lợi nh ̣n của Cơng ty cổ phần thương mại và sản

2.2.4 Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí

2.2.4.1 Tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ hàng hóa của cơng ty cổ phần thương mại và sản xuất Đoàn Minh

Từ các đánh giá nhận xét ở phần trước ta đã xác định một số vấn đề cơ bản ảnh hưởng tới lợi nhuận đạt được của công ty trong những năm qua. Để làm rõ hơn và từ đó xây dựng được những kiến nghị sát thực tế ta đi sâu và phân tích mỗi quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu và chi phí.

Ta thấy tổng doanh thu của cơng ty năm 2014 là 488.632.639.529 đồng tăng 69.988.163.442 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 16,72% so với năm 2013. Doanh thu tăng chủ yếu là do năm vừa qua công ty giảm giá bán một số mặt hàng tôn nên sản lượng tiêu thụ tăng đáng kể. Ta xem xét tình hình tiêu thụ một số sản phẩm chính của cơng ty trong năm 2013 và 2014( tính theo số lượng và doanh thu tiêu thụ) thông qua bảng sau:

Tên sản phẩm Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch Số lượng sản xuất(Tấm ) Số lượng tiêu thụ(Tấm ) Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng) Số lượng sản xuất(Tấm ) Số lượng tiêu thụ(Tấm ) Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng) Số lượng tiêu thụ(Tấm ) Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng) 1.Tấm lợp 1 lớp Việt-Hàn POSHACO 935.675 928.546 131.425 756.190 745.905 113.430 182.641 17.995 2.Tấm lợp 5 sóng 3 lớp 459.567 438.290 123.589 354.739 358.236 93.694 80.054 29.895 3.Tấm lợp 5 sóng 3 lớp giấy bạc 176.452 154.587 70.056 121.508 130.203 51.530 24.384 18.526 4. Tấm lợp 11 sóng 3 lớp 65.143 72.354 20.525 61.369 58.407 18.452 13.947 2.073 5. Vách ngăn kim loại POSHACO 348.945 343.521 115.452 299.004 301.902 106.164 41.619 9.288

Bảng 2.09: Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm của công ty trong năm 2013-2014

Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm

Bảng 2.10: Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2013 1.Tấm lợp 1 lớp Việt-Hàn POSHACO % 100,63 98,64 2.Tấm lợp 5 sóng 3 lớp % 95,37 100,99 3.Tấm lợp 5 sóng 3 lớp giấy bạc % 87,61 107,16 4. Tấm lợp 11 sóng 3 lớp % 111,07 95,17

5. Vách ngăn kim loại POSHACO % 98,45 100,97 Chỉ tiêu phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty được xác định theo công thức:

I=Qtt/Qsx x 100% Trong đó:

Qtt: khối lượng sản phẩm tiêu thụ Qsx: khối lượng sản phẩm sản xuất

Nhận xét:

Xét về số lượng tiêu thụ, tấm lợp 1 lớp Việt-Hàn POSHACO có số lượng tiêu thụ nhiều nhất, có tổng cộng 941.537 tấm được tiêu thụ trong năm 2014, trong khi đó chỉ có 72.354 tấm lợp 11 sóng 3 lớp, 154.587 tấm lợp 5 sóng 3 lớp giấy bạc, 343.521 tấm vách ngăn kim loại POSHACO, 438.290 tấm lợp 5 sóng 3 lớp được bán ra ngoài thị trường. Tấm lợp 1 lớp Việt-Hàn POSHACO chính là sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất và tăng cao nhất trong 5 loại. Năm 2014 doanh thu từ tấm lợp 1 lớp Việt-Hàn POSHACO là 131.425 chiếm 39,87% trong tổng doanh thu của 5 mặt hàng, tăng 11.995 triệu đồng so với năm 2013. Và số lượng tiêu thụ của tấm lợp 1 lớp đã tăng

182.641 tấm so với năm 2013. Trong 5 loại trên thì tấm lợp 11 sóng 3 lớp có số lượng tiêu thụ là thấp nhất. Trong năm 2013 tiêu thụ được 58.407 tấm, đến năm 2014 đã tăng lên 72.354 tấm. Như vậy, ta có thể thấy số lượng tiêu thụ của 5 mặt hàng chủ yếu của công ty đều có xu hướng tăng lên.

Xét về khả năng tiêu thụ, năm 2014, tấm lợp 1 lớp Việt-Hàn POSHACO có khả năng tiêu thụ tốt nhất. Trong năm 2013, khả năng tiêu thụ của tấm lợp 1 lớp Việt-Hàn POSHACO <100% nhưng đến năm 2014, khả năng tiêu thụ của sản phẩm này đã đạt 100,63%. Năm 2014, tấm lợp 11 sóng 3 lớp cũng có khả năng tiêu thụ > 100% đạt 111,07%. Chỉ có tấm lợp 5 sóng 3 lớp, tấm lợp 5 sóng 3 lớp giấy bạc và vách ngăn kim loại POSHACO khả năng tiêu thụ <100%.

Số lượng tiêu thụ 5 sản phẩm của công ty trong năm 2014 đều tăng là do trong năm vừa qua công ty đã đầu tư thêm vốn kinh doanh, mở rộng địa bàn tiêu thụ ra 1 số tỉnh Bắc Trung Bộ. Chính vì chính sách giảm giá một số mặt hàng tơn của của Công ty đã làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên từ đó góp phần làm tăng doanh thu tiêu thụ , góp phần nâng cao lợi nhuận của cơng ty. Đây được xem như là một thành tích của cơng ty trong năm vừa qua

Như vậy qua phân tích ta thấy, mặt hàng tấm lợp 1 lớp Việt-Hàn POSHACO được ưa chuộng nhất, đóng vai trò chủ đạo và là sản phẩm mang lại doanh thu cao nhất cho cơng ty. Các mặt hàng cịn lại được ưa chuộng ít hơn, đặc biệt là tấm lợp 11 sóng 3 lớp. Công ty cần có những chính sách phù hợp để đẩy mạnh khả năng tiêu tấm lợp 1 lớp Việt-Hàn POSHACO và tấm lợp 5 sóng 3 lớp để gia tăng lợi nhuận.

Để thấy rõ hơn tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua hai năm 2013-2014 ta xem xét bảng sau:

Bảng 2.11: Tình hình thực hiện doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại công ty

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013

Chênh lệch Tuyệt đối Tương

đối 1. Tổng doanh thu 488.632.639.529 418.644.476.087 69.988.163.442 16,72 2. Các khoản giảm

trừ doanh thu - 68.427.273 -68.427.273 -100%

- Chiết khấu TM - - - -

- Giảm giá hàng

bán - - - -

- Hàng bán bị trả lại - - - - 3. Doanh thu thuần 488.632.639.529 418.576.048.814 70.056.590.715 16,74

Qua bảng ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2014 so với năm 2013 tăng 69.988.163.442 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 16,72%. Để đạt được những điều này là do đầu năm lãnh đạo công ty cùng với ca đơn vị kinh doanh đã tìm hiểu thị trường, mở rộng đại lý tiêu thụ ra các tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài.

Năm 2013 các khoản giảm trừ doanh thu là 68.427.273 đồng nhưng đến năm 2014 đã khơng cịn nữa. Trên thực tế trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại và sản xuất Đồn Minh, em đã tìm hiểu ra được rằng trong năm cơng ty vẫn có 1 vài lô hàng bị trả lại từ công ty cổ phần xuất nhập khẩu sản xuất và xây dựng Đại Đức , công ty Đại Thiên Phúc. Nguyên nhân là do công ty cung cấp sản phẩm không đúng với yêu cầu của hai công ty trên. Tuy nhiên số liệu này đã không được công ty đưa vào báo cáo tài chính vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.

2.2.4.2 Tình hình thực hiện chi phí tại Cơng ty cổ phần thương mại và sản xuất Đoàn Minh

Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là những khoản chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Đó là những khoản chi ra với mong muốn thu được lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp họ đều muốn thu được lợi nhuận cao nhất với chi phí phải bỏ ra là thấp nhất. Vì vậy vấn đề tiết kiệm chi phí hay tối thiểu hóa chi phí trong kinh doanh là mong muốn và là mục tiêu của hầu hết doanh nghiệp trong đó có công ty cổ phần thương mại và sản xuất Đoàn Minh. Tiết kiệm chi phí là tiền để cơng ty hạ giá thành sản phẩm, là cơ sở để công ty tăng lợi nhuận đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Do đó bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình tiêu thụ nhằm tăng doanh thụ bán hàng thì vấn đề thực thi, quản lý các khoản chi phí cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để thấy rõ sự ảnh hưởng của chi phí đến lợi nhuận của cơng ty ta đi vào phân tích tình hình thực hiện chi phí của cơng ty trong hai năm 2013- 2014 thông qua bảng sau:

Bảng 2.12 Cơ cấu các khoản chi phí trong tổng giá thành tồn bộ hàng hóa tiêu thụ ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ trọng % 2012 2013 2014 GVHB 376.640 410.841 476.763 98,71 98,45 97,92 CPBH 3.101 4.769 6.953 0,81 1,14 1,43 CPQLDN 1.821 1.714 3.179 0,48 0,41 0,65 Tổng CP 381.562 417.324 486.895 100 100 100

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu các khoản mục chi phí nằm trong giá thành tồn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ giai đoạn 2011-2013

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% CPQLDN CPBH GVHB Chú thích

CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp CPBH: Chi phí bán hàng

GVHB: Giá vốn hàng bán

Qua bảng phân tích và biểu đồ ta thấy giá vốn hàng bán luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí, vào khoảng 98% mỗi năm. Vì vậy để tăng lợi nhuận thì việc tiết kiệm và kiểm soát được giá vốn là mục tiêu quan trọng nhất của Cơng ty.

Bảng 2.13: Tình hình quản lý chi phí của cơng ty năm 2013-2014

ĐVT:VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền %DT Số tiền %DT Số tiền Tỷ lệ 1. Doanh thu thuần

488.632.639.52 9 100 418.576.048.81 4 100 70.056.590.71 5 16,74 2. Giá vốn hàng bán 476.763.072.77 0 97,5 7 410.840.728.46 3 98,1 5 65.922.344.30 7 16,05 3. Chi phí bán hàng 6.953.390.518 1,42 4.769.002.651 1,14 2.184.387.867 45,80 4. Chi phí QLDN 3.178.795.450 0,65 1.714.253.758 0,41 1.464.541.692 85,43

Qua bảng trên ta thấy trong năm 2013, trong 100 đồng doanh thu thuần có 98,15 đồng giá vốn hàng bán. Trong khi đó năm 2014 là 97,57 đồng, giá vốn hàng bán của năm 2014 đã giảm 0,58 đồng. Nguyên nhân là do trong năm vừa qua, Công ty đã thực hiện các biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất sản phẩm từ khâu nhập nguyên liệu cho đến khâu sản xuất ra thành phẩm , từ đó hạ giá thành sản xuất sản phẩm. Ngồi ra, cơng ty đã giảm được một lượng chi phí đáng kể đến từ khâu vận chuyển hàng hóa, đây là một khâu quan trọng nhằm đưa hàng hóa đến với khách hàng, nhất là các khách hàng đến từ những địa bàn khác Hà Nội. Thống kê từ bộ phận Marketing của công ty cho thấy địa bàn kinh doanh ở tỉnh Nghệ An năm 2013, nhu cầu của khách hàng đã tăng lên một cách đột biến, công ty đã nhận được rất nhiều hợp đồng cung cấp tơn ở địa bàn này, chính vì thế năm 2014, công ty quyết định mở thêm chi nhánh tại Vinh-Nghệ An, chính bởi việc có thêm chi nhánh ở đây đã giúp cho công ty giảm được rất nhiều chi phí trong khâu vận chuyển từ đó giúp cho Cơng ty giảm giá vốn hàng bán.

Trong năm 2014 chi phí bán hàng của doanh nghiệp cũng tăng lên. Năm 2013 trong 100 đồng doanh thu có 1,14 đồng chi phí bán hàng cịn trong năm 2014 chiếm 1,42 đồng. Như vậy chi phí bán hàng đã tăng lên 0,28

tăng lên của doanh thu, mức tăng là 0,24% và tăng cùng sự tăng lên của chi phí bán hàng và giá vốn hàng bán.Năm 2013, trong 100 đồng doanh thu thuần có 0,41 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2014, trong 100 đồng doanh thu thuần có 0,65 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng 0,24 đồng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.464.541.692 đồng tương ứng với mức tăng là 85,43%, mức tăng rất lớn, tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần cho thấy công ty chưa thực hiện tốt cơng tác tiết kiệm chi phí. Nguyên nhân chủ yếu của việc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên là do trong năm 2014, công ty đã mua thêm khá nhiều những tài sản mới phục vụ cho công việc, công tác của nhân viên quản lý doanh nghiệp, và một phần nữa đến từ những chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp như: chi phí điện, nước, điện thoại, fax, chi phí sửa chữa TSCĐ, tiền th nhà làm văn phịng…, đó là những chi phí mà cơng ty cần quản lý một cách chặt chẽ hơn nữa, tránh lãng phí, sử dụng kém hiệu quả.

Từ tất cả những yếu tố trên đã làm cho lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng doanh thu trong năm 2014 là 0,0603 đồng, tăng 0,0120 đồng so với năm 2013(0,0484 đồng). Tuy mức tăng là không lớn nhưng điều đó cũng thể hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận và cho thấy sự đi lên của cơng ty trong quá trình sản xuất kinh doanh

Qua phân tích trên ta thấy trong năm 2014 công ty đã có những cố gắng rất lớn trong công tác tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Nhưng nhìn chung tổng chi phí của cơng ty cịn quá cao, cơng ty cần áp dụng những biện pháp để tiết kiệm chi phí. Hiệu quả kinh doanh năm 2014 có cao hơn năm 2013 tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp vì vậy cơng ty cần có những biện pháp cụ thể , thiết thực hơn nữa để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, từ đó gia tăng lợi nhuận.

Để có cái nhìn xuyên suốt hơn nữa về tình hình biến động chi phí của Cơng ty, ta xem xét biểu đồ chi phí trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 (Hình 2.2)

Hình 2.3: Biểu đồ các loại chi phí của Cơng ty trong ba năm 2012, 2013 và 2014

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 .000 1000.000 2000.000 3000.000 4000.000 5000.000 6000.000 7000.000 8000.000 CPBH CPQLDN CPTC

Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần thương mại và sản x́t Đoàn Minh

Nhìn tổng quan, ta thấy các loại chi phí của cơng ty tăng dần qua các năm . Mặc dù có sự tăng lên như vậy nhưng doanh thu qua các năm trên vẫn lớn hơn chi phí các năm nên vẫn đảm bảo được cơng ty có lợi nhuận, việc chi phí tăng lên như vậy khơng có nghĩa là việc quản lý các chi phí của cơng ty là yếu kém, mà phần nhiều nó phản ánh sự phát triển của cơng ty, vì cơng ty có phát triển mở rộng kinh doanh thì chi phí sẽ phải tăng lên cũng là điều dễ

hiểu, không có công ty nào mà khi mở rộng phát triển kinh doanh mà không phát sinh thêm chi phí. Tuy nhiên, có một sự biến động nho nhỏ đó là trong năm 2014 thì chi phí tài chính mà cụ thể là chi phí lãi vay của cơng ty đã có sự giảm nhẹ đi 10,01% so với năm 2013, điều này có nghĩa là trong năm 2014, công ty đã trả được một số khoản nợ tín dụng của bên cho vay mà ở đây chính là ngân hàng Vietcombank, nó sẽ làm cho áp lực thanh toán lãi vay của công ty trong năm 2015 tới sẽ giảm bớt đi, tình hình tự chủ về tài chính của cơng ty vì thế cũng được cải thiện. Ta tiếp tục xem xét cơ cấu chi phí của cơng theo khoản mục:

Bảng 2.14: Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục chi phí tại Đồn Minh

ĐVT: VNĐ

Khoản mục chi phí

Năm 2014 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Chi phí NVL 288.152.482.336 97,81 240.276.357.558 98,30 47.876.124.778 19,93

2. Chi phí nhân cơng 2.505.910.440 0,85 2.090.055.702 0,86 415.854.738 19,90

- Tiền lương và các khoản phụ

cấp 2.349.014.975 93,74 2.000.183.263 95,70 348.831.712 17,44

- BHXH,BHYT,KPCĐ 156.895.465 6,26 89.872.439 4,30 67.023.026 74,58

3. Khấu hao TSCĐ 985.559.514 0,33 920.886.560 0,38 64.672.954 7,02

4. Chi phí dịch vụ mua ngồi 499.981.212 0,17 530.584.755 0,22 -30.603.543 -5,77 5. Chi phí khác bằng tiền 2.457.549.473 0,83 613.048.310 0,25 1.844.501.163 300,87

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy tổng các khoản mục chi phí trực tiếp của cơng ty trong năm 2014 là 294.601.482.975 đồng tăng 50.170.550.090 đồng so với năm 2013 tương ứng với tăng 20,53%. Đi sâu vào phân tích ta thấy:

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các khoản mục chi phí trực tiếp( chiếm đến 97,81% năm 2014). Trong năm 2014 là

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) TÌNH HÌNH THỰC HIỆN lợi NHUẬN và các BIỆN PHÁP PHẤN đấu TĂNG lợi NHUẬN ở CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại và sản XUẤT đoàn MINH (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)