Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty cổ phần xây dựng và đầu tư visicons (Trang 122 - 124)

3.3.1 .Giải pháp huy động vốn

3.3.3. Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định

Vốn cố định năm đầu năm 2021 là 46.456 triệu đồng đến cuối năm là 43.717 triệu đồng trong khi vốn kinh doanh đầu năm 2021 là 702.851 triệu động còn cuối năm là 648.608 triệu động .Từ đố ta thấy tỷ trọng vốn cố định còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty trong năm 2021 .Cụ thể đầu năm chiếm 7,83 % đến cuối năm chỉ chiếm 7,37%.Nhìn vào tổng thể thì qua các năm lượng vốn cố định của công ty đang dần bị giảm qua các năm dẫn tới tỷ lệ vốn cố định trong tổng nguồn vốn kinh doanh của cơng ty vẫn cịn thấp.

Tài sản cố định của Cơng ty phần lớn là các dây chuyền máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, giá trị còn lại tương đối lớn và được đầu tư đồng bộ. Vì thế, cơng ty cần có kế hoạch theo dõi chặt chẽ nhằm khai thác tối đa năng lực của hệ thống TSCĐ này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cơng ty nên tiến hành đánh giá, kiểm tra lại tình trạng kỹ thuật của các tài sản có giá trị lớn hàng năm để xác định giá trị thực còn lại của TSCĐ, tránh việc khai thác quá mức TSCĐ nhưng lại không tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên làm ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của các tài sản

Sv: Nguyễn Phương Anh 113 CQ56/09.01

này. Việc xem xét lại danh mục tài sản giúp người quản lý có thể phân tích đánh giá việc đầu tư danh mục nào là hợp lý, có hiệu quả, danh mục nào khơng để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

- Công ty cũng cần chú trọng nâng cao hiệu quả công suất TSCĐ kết hợp với việc thường xuyên sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, có sổ theo dõi việc bảo trì, bảo dưỡng để nâng cao tuổi thọ của tài sản, tránh những rủi ro khi tài sản hoạt động. Việc theo dõi tình trạng vận hành của TSCĐ cần được tiến hành thường xuyên sát sao để đảm bảo tài sản hoạt động đúng mục đích và hiệu quả, tận dụng tối đa cơng suất thiết kế và tuân thủ theo đúng quy trình cơng nghệ. - Chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời để tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết đầu tư TSCĐ, công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu và hiệu quả khi đầu tư mới TSCĐ, tiếp tục duy trì quan điểm ln đi tắt đón đầu và đầu tư cơng nghệ hiện đại nhất. Khi đầu tư mới TSCĐ cần chú trọng mua sắm những tài sản có chu kỳ sống cao, cơng nghệ hiện đại. Công ty cũng cần lựa chọn đối tác cung cấp máy móc có uy tín, đã qua thẩm định chất lượng. Khi mua máy móc, cần bố trí cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, ý thức để giám sát hoặc thuê tư vấn để tránh mua phải những thiết bị không đúng chất lượng, lỗi thời.

- Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ nên dùng từ quỹ khấu hao, nguồn vốn dài hạn, tránh đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn không phù hợp với thời hạn sử dụng của tài sản cố định.

Thực hiện thuê tài chính hoặc thuê vận hành các TSCD lớn. Việc sử dụng tín dụng th mua tài chính giúp cơng ty khơng phải ngay lập tức bỏ ra một khoản tiền lớn đầu tư vào những TSCĐ có giá trị lớn, có thể sử dụng khoản tiền này vào đầu tư các dự án khác nhằm đem lại khả năng sinh lời cao hơn. Biện pháp này có thể phát huy được ưu điểm này trong điều kiện công ty đang cần vốn để tiếp tục đầu tư các dự án như hiện nay.

- Cơng ty cần bố trí người thích hợp quản lý và vận hành tài sản cố định để vừa khai thác được năng lực của TSCĐ vừa tránh được những tổn thất, hư hao do sử dụng sai quy cách, phát huy tối đa hiệu quả làm việc của con người cũng như máy móc. Đồng thời việc nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp vận hành máy móc cũng hết sức quan trọng, góp phần nâng cao năng suất lao động, kéo dài chu kỳ sống của TSCĐ, để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.

- Công ty cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi do trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phịng tài chính, trích trước các chi phí dự phịng, …

- Công ty cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, thông qua các giải pháp sau: Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm; Xử lý nhanh những tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng nhằm thu hồi vốn nhanh, bổ sung thêm vốn cho sản xuất, kinh doanh; Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng tài sản cố định, giảm tối đa thời gian nghỉ việc.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh công ty cổ phần xây dựng và đầu tư visicons (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)